Hành trình đi tìm an lành trong đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
Hành trình đi tìm an lành trong đại dịch
SVVN - Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vừa phát sóng Webinar số 4 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe tinh thần sau mùa dịch” trên các nền tảng trực tuyến. Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Vắc xin tinh thần” do trường tổ chức.

Chương trình có sự tham gia của cô Phạm Thị Sen - Ủy viên Ban Thường vụ, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục TP. HCM; Sáng lập viên - Giám đốc Trung tâm Inner Space và TS Nguyễn Thị Thanh Phượng - Tiến sĩ Quản trị Giáo dục đại học; Trưởng Đại diện và Quan hệ Chính phủ, Văn phòng đại diện ĐH Bang Arizona (ASU) tại Việt Nam. Hai diễn giả đã mang tới chương trình những kiến thức cùng lời khuyên giúp mọi người tăng cường cảm xúc và năng lượng tinh thần tích cực đồng thời chấp nhận, quản lý và chữa lành nỗi đau của bản thân.

Theo TS Nguyễn Thị Thanh Phượng, mỗi ngày, trong trí não một người diễn ra từ 30.000 - 50.000 suy nghĩ. Những suy nghĩ này được chia thành 5 loại là: Suy nghĩ hướng thiện, suy nghĩ tích cực, suy nghĩ cần thiết, suy nghĩ lãng phí và suy nghĩ tiêu cực. Mỗi loại suy nghĩ sẽ tạo ra cho mỗi người một cảm xúc khác nhau, tác động lên bản thân mỗi người và môi trường xung quanh.

Giải thích rõ hơn về 5 loại suy nghĩ, TS Nguyễn Thị Thanh Phượng cho biết: “Suy nghĩ hướng thiện là suy nghĩ mang lại lợi ích cho người khác một cách không vụ lợi. Suy nghĩ tích cực là suy nghĩ mang lại ích lợi cho bản thân và cho người khác, tạo ra cảm xúc tích cực, tập trung vào các giải pháp và mặt tốt đẹp của một vấn đề. Suy nghĩ cần thiết là những suy nghĩ liên quan tới trách nhiệm, suy nghĩ này thường xuất hiện trong công việc. Suy nghĩ lãng phí là những suy nghĩ tập trung vào những gì không thể kiểm soát hay thay đổi. Cuối cùng là suy nghĩ tiêu cực, đây là những suy nghĩ gây tổn thất cho bản thân và người khác về thể chất, tinh thần, thời gian, năng lượng, các mối quan hệ…”.

Hành trình đi tìm an lành trong đại dịch ảnh 1
Diễn giả Phạm Thị Sen chỉ ra những cách thoát khỏi tâm bão cảm xúc.

Chia sẻ về cách chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực, TS Nguyễn Thị Thanh Phượng cho rằng: “Trong quá trình 3 bước tiếp nhận, giải mã và phản hồi thông tin, chúng ta cần chú trọng nhất ở bước giải mã. Khi chọn nhìn nhận sự việc một cách tích cực, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua cảm xúc tiêu cực của bản thân”.

Trong phần tiếp theo của chương trình, diễn giả Phạm Thị Sen đã tiến hành hướng dẫn những người tham gia cách chữa lành nỗi đau của bản thân. Bằng cách xây dựng không gian tinh thần riêng biệt qua giọng nói, cô Phạm Thị Sen đã dẫn người tham gia trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ giận dữ, lãng phí đến an toàn, bình thản. Cũng trong phần này, diễn giả Phạm Thị Sen chỉ ra cho mọi người những cách thoát khỏi tâm bão cảm xúc để tìm đến sự bình yên.

Cuối chương trình, diễn giả Phạm Thị Sen nhắn nhủ: “Khi ai đó đang trải qua những cảm xúc tồi tệ, việc đầu tiên mọi người cần làm là đồng cảm với họ, trò chuyện một cách thân tình. Chính những thứ này sẽ đem đến cho họ cảm giác an toàn để dễ dàng chia sẻ hơn”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.