Hỗ trợ phụ cấp cho tình nguyện viên tham gia chống dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội lên đường tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Bình Dương. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU.
Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội lên đường tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Bình Dương. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU.
SVVN - Tình nguyện viên trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 được hưởng phụ cấp từ 200.000 đến 300.000 đồng/người/ngày.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 7/8, những người được hưởng phụ cấp gồm: Học sinh, sinh viên, học viên đại học, cao đẳng, trung cấp khối ngành sức khỏe, tình nguyện tham gia chống dịch tại các tỉnh, thành; người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19.

Mức phụ cấp 300.000 đồng/người/ngày áp dụng với người đi giám sát, điều tra, truy vết dịch; trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 .

Người vận chuyển bệnh nhân, bệnh phẩm; giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà... được phụ cấp 200.000 đồng/người/ngày.

Ngoài ra, tình nguyện viên được hưởng phụ cấp 120.000 đồng/người/ngày gồm tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Tất cả tình nguyện viên được xét nghiệm sàng lọc trước khi đi chống dịch, do ngân sách nhà nước chi trả. Người hưởng nhiều mức phụ cấp thì sẽ tính theo mức cao nhất.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tình nguyện viên phải cách ly tập trung. Nếu chọn cách ly tại khách sạn, resort, họ phải tự trả chi phí ăn, ở, sinh hoạt, riêng chi phí xét nghiệm nCoV do ngân sách trả.

Nếu tình nguyện viên cách ly tại doanh trại quân đội hoặc cơ sở do cơ quan có thẩm quyền chọn thì được ngân sách chi trả, gồm: Chi phí đưa đón từ nơi công tác đến nơi cách ly, phí xét nghiệm, tiền ăn, sinh hoạt.

Cán bộ, công chức bệnh viện công lập tham gia chống dịch được hưởng phụ cấp như trước đây, tương ứng với các mức từ 150.000 đến 300.000 đồng.

Thời gian qua, hàng nghìn sinh viên các trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên), Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, ĐH Điều dưỡng Nam Định... đã tới TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai tham gia chống dịch.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 4

Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 4

SVVN - Sáng ngày 22/9, tại Sơn La, Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 4, khóa XII đã khai mạc dưới sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn và anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam.
Khai mạc Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II

Khai mạc Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II

SVVN - Sáng ngày 20/9, tại ĐHQG Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc và phiên thảo luận Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II, với chủ đề: “Thanh niên trong bối cảnh chuyển đổi số”, với sự góp mặt của 24 công trình nghiên cứu tiêu biểu ở mỗi lĩnh vực đã được lựa chọn để trình bày tại Hội thảo.
Tận dụng tối đa công nghệ và mạng xã hội để tập hợp sinh viên

Tận dụng tối đa công nghệ và mạng xã hội để tập hợp sinh viên

SVVN - Tại Hội nghị lấy ý kiến cựu cán bộ Đoàn, Hội, Hội đồng tư vấn và các chuyên gia góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ông Hoàng Bình Quân - Nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, nguyên Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam mong muốn: 'Hội Sinh viên cần có sự đổi mới trong công tác Hội, phong trào phải có tính hiệu triệu sinh viên, tận dụng tối đa công nghệ và mạng xã hội để tập hợp sinh viên'.