Làm sao để nhận diện và phòng tránh bẫy ‘tài chính sinh viên’?

0:00 / 0:00
0:00
Làm sao để nhận diện và phòng tránh bẫy ‘tài chính sinh viên’?
SVVN - Nhận diện đúng bản chất, quản lý chi tiêu hợp lý, không phung phí và xác định mục tiêu chính là học tập… là cách để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen. Khi đã dính vào, không nên che giấu để tránh mọi việc đi quá xa. Đó là cách mà các chuyên gia khuyến cáo sinh viên.

Theo một giảng viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, nhiều sinh viên bị lừa vì nhiều hình thức tín dụng đen thường mập mờ những tên gọi nhân văn như: “Tài chính sinh viên”, “hỗ trợ học phí đến trường”, “đồng hành cùng sinh viên”, “làm chủ tài chính”… “Họ quảng cáo qua Zalo, email, nhân viên ăn mặc lịch sự như dân công sở khiến nhiều sinh viên nhầm lẫn dịch vụ của ngân hàng. Một số app trình bày đẹp, rõ ràng, điều khoản rõ ràng nhưng thực chất nội dung lại ẩn chứa những ràng buộc phi lý để “nắm đằng chuôi”, giảng viên này nói.

Trong chương trình “Cảnh báo về tín dụng đen, câu chuyện không hồi kết” do trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM tổ chức mới đây, TS Nguyễn Nam Hà – Trưởng bộ môn Luật, khoa Chính trị - Luật, phân tích: “Thực tế nhận diện tín dụng đen không khó. Theo Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất tối đa trong hoạt động cho vay là 20%/năm trên khoản tiền vay. Như vậy, bất kỳ hoạt động cho vay nào vượt quá con số này, đều bị xem là bất hợp pháp. Tín dụng đen, hiểu nhanh nhất là vay nặng lãi”.

Làm sao để nhận diện và phòng tránh bẫy ‘tài chính sinh viên’? ảnh 1

TS Nguyễn Nam Hà - Trưởng bộ môn Luật, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM.

Đồng quan điểm này, ThS Lê Doãn Lâm – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật HUFI cho rằng, có thể nhận diện tín dụng đen ngay từ các hình thức bên ngoài: “Lãi suất của tín dụng đen thường gấp đôi hoặc gấp 3 trở lên so với quy định của ngân hàng nhà nước. Thủ tục cho vay rất đơn giản, chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, hình ảnh, CMND. Không cần chứng minh thu nhập, thế chấp tài sản, không thẩm định hồ sơ, thời gian cho vay nhanh, không cần biết mục đích vay. Lãi suất tính theo ngày và trả cả gốc lẫn lãi theo hình thức góp. Các hợp đồng cho vay thường ký với nội dung giả tạo để che đậy mục đích. Có hai hình thức phổ biến là vay trực tiếp (qua tờ rơi, quảng cáo, giới thiệu cá nhân) và vay trực tuyến qua các ứng dụng.

Theo ông Lâm, biến tướng của tín dụng đen là hợp đồng giả cách, giao dịch dân sự đều hợp lệ mà thế yếu luôn thuộc về người vay, vì vậy tòa án rất khó có căn cứ để xử. Vì cho vay bất hợp pháp nên tín dụng đen cũng đòi nợ theo những cách “đen”: Thông qua bên thứ 3 cưỡng ép, xúc phạm, khủng bố tinh thần hay xúc phạm danh dự, sức khỏe…Không dịch vụ cho vay hợp pháp và đàng hoàng nào lại hành xử như vậy.

Theo TS Hà, làm sao để tránh tín dụng đen là câu hỏi hóc búa. Sinh viên xa nhà, nhu cầu trang trải cuộc sống là chính đáng: “Sinh viên cần tìm hiểu pháp luật để nhận diện được những biểu hiện của tín dụng đen. Khi nhận diện đúng bản chất tín dụng đen và mối quan hệ cho trong các hợp đồng vay, mới có thể phòng tránh rơi vào bẫy giăng sẵn. Sinh viên cần đọc tin tức về các vụ cho vay nặng lãi để rút kinh nghiệm cho bản thân. Tất cả những vụ việc mà báo chí đã đăng, đều không có kết cục tốt và thường rất đau lòng.

Theo ông Hà, thỉnh thoảng nhiều đối tượng xã hội cũng lén lút vào tận trường để rải các tờ rơi quảng cáo cho vay ở chân cầu thang, thang máy… “Sinh viên khi đã dính vào, tốt nhất là thành thật nói với gia đình, thầy cô, nhà trường chứ không nên che giấu. Thầy cô và nhà trường có sự am hiểu về pháp luật, vốn sống có thể tư vấn giúp đỡ".

Làm sao để nhận diện và phòng tránh bẫy ‘tài chính sinh viên’? ảnh 2

Bên trong những tên gọi và khẩu hiệu đầy nhân văn là những cạm bẫy khôn lường của tín dụng đen.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Nam Hà cho rằng điều quan trọng nhất để phòng tránh chính là sinh viên phải quản lý chi tiêu hợp lý và xác định mục đích của mình khi còn ở giảng đường: “Liệu cơm gắp mắm trong chi tiêu và không đua đòi theo các giá trị bề ngoài, có bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu. Không thể thấy người khác có iPhone 13 mình cũng phải có. Các hoạt động tín dụng đen rất giỏi trong việc “đánh hơi” những nhu cầu này để gợi ý. Khi thiếu “sức đề kháng” trước những nhu cầu không chính đáng ấy, sinh viên rất dễ rơi vào bẫy.

Sinh viên cũng cần xác định mục tiêu, mà không gì khác chính là học tập thật tốt, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỳ vọng của gia đình. Khi đã có nghề ổn định, thu nhập tốt, muốn gì cũng được”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.