Lưu học sinh Lào và hành trình bước qua ‘biên giới’ của ngôn ngữ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Giữa lòng thủ đô Hà Nội, nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, Sidouangchanh Khamping, nữ lưu học sinh Lào, đã viết nên câu chuyện đầy ý nghĩa - câu chuyện về tình yêu với ngôn ngữ, văn hóa và con người Việt Nam.

“Từ nhỏ, mình đã rất yêu thích Việt Nam”

Sinh ra và lớn lên ở đất nước Lào, Sidouangchanh Khamping luôn có khát khao được đóng góp vào tương lai giàu đẹp của quê hương cũng như không ngừng phát triển bản thân. Vì vậy, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô đã không ngừng nỗ lực để có cơ hội được đi xa hơn, được học hỏi nhiều kiến thức mới lạ.

Dù có cơ hội nhận được học bổng từ nhiều quốc gia, Khamping đã quyết định lựa chọn Việt Nam làm nơi tiếp tục cho chặng hành trình học tập và phát triển. “Từ nhỏ, mình đã rất yêu thích Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ anh em giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam. Khi Lào gặp khó khăn, Việt Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ. Chính tình yêu ấy đã khiến mình quyết định chọn Việt Nam”, Khamping chia sẻ về quyết định quan trọng của cuộc đời mình.

Tiếng Việt trở thành một phần trong tim

Ngày đầu đến Hà Nội, Khamping đã phải đối diện với một thực tế không dễ dàng: không bạn bè hay người thân, hành trang mang bên mình chỉ là những cuốn sách và khát khao chinh phục một nền văn hóa mới. Cô kể lại rằng, thử thách lớn nhất của cô khi ấy là ngôn ngữ: “Người Việt nói rất nhanh, mình không nghe kịp. Từ vựng và ngữ pháp của Tiếng Việt cũng rất khó. Lắm lúc mình muốn bỏ cuộc, nhưng bản thân tự nhủ rằng mình đã chọn thì phải cố gắng, mình không được sợ sai. Càng sợ, mình càng phải tiếp xúc với Tiếng Việt nhiều hơn nữa".

Thay vì coi ngôn ngữ là rào cản, cô dần nhận ra vẻ đẹp trong từng ngữ điệu, từng cấu trúc câu, mỗi từ ngữ của Tiếng Việt đều mang một câu chuyện, một giá trị riêng biệt. Dần dà, ngôn ngữ không còn là thử thách mà trở thành một phần trong trái tim cô, một niềm đam mê không thể tách rời.

Từ đó, Khamping ngày càng tự tin hơn trong việc giao tiếp, cô đảm nhận vai trò MC trong các chương trình giao lưu văn hóa Việt-Lào tại Việt Nam, trở thành người kết nối không chỉ bằng ngôn từ mà còn bằng chính trái tim của mình. Bước chuyển ấy không đến sau một đêm, mà là thành quả của hàng trăm giờ luyện tập không ngừng nghỉ.

“Mình đến Việt Nam một mình, nhưng chưa bao giờ thấy lạc lõng”

Sidouangchanh Khamping không chỉ vượt qua khó khăn nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ vào tình cảm ấm áp từ bạn bè, thầy cô và những người dân Việt Nam. Cô nhớ lại một kỉ niệm khi làm MC cho chương trình giao lưu văn hóa Việt-Lào: “Có một lần mình được đảm nhận làm MC cho chương trình giao lưu văn hoá Việt-Lào do Học viện Ngoại giao tổ chức. Khi đó bản thân mình rất hồi hộp, lo là nếu mình lỡ nói sai hoặc quên lúc đang dẫn thì sao? Nhưng điều bất ngờ đó là MC nam người Việt nói với mình rằng nếu cái nào mà không có trong kịch bản thì để bạn ấy lo, mình chỉ cần mỉm cười với khán giả và nghe theo để biết cách nói cho lần sau. Sự tốt bụng của nam MC ấy tạo cho mình có một cái nhìn thiện cảm về người Việt Nam". Trong khoảnh khắc ấy, sự hỗ trợ kịp thời của anh MC đã như một “liều thuốc tinh thần”, tiếp thêm tự tin cho một người con xa xứ vẫn đang từng bước hòa nhập.

Lưu học sinh Lào và hành trình bước qua ‘biên giới’ của ngôn ngữ ảnh 1

Hình ảnh Sidouangchanh Khamping đảm nhận vai trò MC trong một lễ khai giảng.

Bên cạnh trường lớp, Khamping cũng đam mê khám phá đời sống thường nhật của người Hà Nội. Một kỷ niệm khác khiến cô không khỏi xúc động là lần gặp gỡ với cô bán hoa trên đường Phan Đình Phùng. Khi biết Khamping và nhóm bạn là người Lào, cô bán hoa đã tặng họ một bó hoa sen và nói: “Cô cho chứ không bán, vì cô rất mến người Lào". Cô còn hướng dẫn cho nhóm Khamping những địa điểm nổi tiếng để chụp ảnh và những di tích cần tham quan ở Hà Nội. Khamping chia sẻ: “Mình thật sự bất ngờ về sự thân thiện và lòng tốt của người dân Hà Nội. Đến Việt Nam một mình, nhưng mình chưa bao giờ thấy lạc lõng". Trong khoảnh khắc ấy, Khamping đã tìm thấy không chỉ một món quà, mà là một mái ấm tinh thần - một nơi mà cô có thể gọi là “nhà” dù xa xôi về mặt địa lý.

“Hà Nội không chỉ là điểm đến”

Không chỉ dừng lại ở việc hòa nhập, Sidouangchanh Khamping còn từng bước đóng góp những giá trị tích cực cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Lào. Hiện cô đang học năm hai ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao, và trở thành một phiên dịch viên tài năng, không chỉ phục vụ Đại sứ quán Lào tại Việt Nam mà còn tham gia các tổ chức giao lưu văn hóa và hợp tác giữa hai quốc gia. Từng chia sẻ của Khamping luôn tràn đầy sự tự hào khi cô có thể góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ bền chặt giữa hai quốc gia láng giềng.

Bên cạnh những thành công trong học tập và công việc, Khamping cũng rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Cô đã giành giải Nhì trong cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi”, một phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực và tình yêu mà cô dành cho Hà Nội. Trong bài viết, nữ lưu học sinh bày tỏ: “Hà Nội không chỉ là một điểm đến, mà là một trải nghiệm sâu sắc và đầy cảm xúc, khiến mỗi lần quay lại đều như trở về với một phần của chính mình. Chỉ vậy thôi cũng đủ khiến em cảm thấy sự mộc mạc chẳng từ nào diễn tả được! Em yêu Việt Nam!”.

Hơn cả một giải thưởng, đây là minh chứng rõ nét cho hành trình khám phá và phát hiện ra những nét đẹp muôn vẻ của một thủ đô với bề dày lịch sử và văn hóa. Trong bài viết ấy, Sidouangchanh Khamping đôi lúc vẫn còn vụng về trong câu chữ, nhưng có lẽ tình cảm chân thành mà cô dành cho Việt Nam là điểm sáng giúp cô giành được giải thưởng trong cuộc thi viết này.

Lưu học sinh Lào và hành trình bước qua ‘biên giới’ của ngôn ngữ ảnh 2

Hình ảnh Sidouangchanh Khamping nhận giải thưởng Hà Nội trong tôi.

“Việt Nam và Lào không chỉ là hai quốc gia, mà là hai dân tộc anh em. Vì vậy mình muốn tiếp tục đóng góp vào việc gắn kết tình hữu nghị này”, Khamping tâm sự về những ước mơ của mình cho tương lai. Cô luôn tâm niệm rằng, tình bạn và sự hợp tác giữa các quốc gia không chỉ dừng lại ở những chính sách hay thỏa thuận quốc tế, mà còn được xây dựng từ những mối quan hệ cá nhân và những hiểu biết văn hóa. Khamping cũng bày tỏ hy vọng thông qua các hoạt động văn hóa, cô có thể góp phần làm tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa Việt Nam và Lào, từ đó tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hai dân tộc trong tương lai.

Khi nhìn lại hành trình của Khamping từ những ngày đầu lạ lẫm, đến khi ngôn ngữ không còn là rào cản mà là niềm đam mê, cô đã biến những thử thách thành cơ hội. Cô không chỉ học hỏi mà còn góp phần tạo dựng cầu nối giữa hai nền văn hóa. Hành trình ấy cũng không chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân, mà còn được tiếp sức bởi sự ấm áp và tử tế đến từ những người xung quanh.

Những cử chỉ giản dị ấy là minh chứng rõ ràng cho việc tình bạn, sự hợp tác và sự hiểu biết không chỉ được xây dựng trên những chính sách hay thỏa thuận quốc tế, mà còn từ những mối quan hệ cá nhân và những trải nghiệm thực tế, từ những cuộc gặp gỡ và sự sẻ chia giữa con người với con người. Chỉ những điều đơn giản như thế cũng có thể góp phần vào sự gắn kết, phát triển tình hữu nghị Việt-Lào, nơi mà sự chân thành và lòng tốt là nền tảng, là sức mạnh vững chắc để hai dân tộc cùng phát triển, cùng đồng hành trong hành trình trong tương lai. Sự gắn kết ấy làm chúng tôi liên tưởng đến những vần thơ của Bác Hồ:

Thương nhau mấy núi cũng trèo.

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt-Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

Dường như không cần phải tìm kiếm quá xa để thấy được những giá trị lớn lao. Những bài học về sự kiên trì, về tình yêu với con người và văn hóa, đôi khi lại được học ngay trong những khoảnh khắc giản dị. Và chính trong những giây phút đó, người ta có thể tìm thấy cho mình những mái ấm tinh thần, những nơi mà dù không có quan hệ máu mủ, nhưng lại cảm nhận được sự gắn kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khamping đã tìm thấy một mái ấm thứ hai, và có lẽ bất cứ ai, nếu đủ mở lòng, cũng sẽ tìm thấy cho mình những “mái ấm” như vậy, không chỉ trong những nơi họ đến, mà còn trong chính những con người mà họ gặp gỡ, kết nối và sẻ chia.

(Ảnh: Nhân vật cung cấp)

MỚI - NÓNG
Thời tiết những ngày thi tốt nghiệp THPT ở TP. HCM như thế nào?
Thời tiết những ngày thi tốt nghiệp THPT ở TP. HCM như thế nào?
SVVN - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong các ngày thi tốt nghiệp THPT từ 25 đến 28/6, TP. HCM sẽ duy trì mức nhiệt cao vào buổi trưa (31–33°C). Phụ huynh nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho thí sinh bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, vệ sinh, uống đủ nước tránh tình trạng say nắng.

Có thể bạn quan tâm

Bản lĩnh thử sức đa lĩnh vực và hành trình mở rộng giới hạn bản thân của nữ sinh Ngoại giao

Bản lĩnh thử sức đa lĩnh vực và hành trình mở rộng giới hạn bản thân của nữ sinh Ngoại giao

SVVN - Vũ Thị Thu Thảo (sinh năm 2004) hiện đang là sinh viên năm 3 khóa 49, khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao. Với thành tích học tập xuất sắc, kinh nghiệm làm việc tại nhiều môi trường chuyên nghiệp và tinh thần lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng sinh viên, Thu Thảo đã không ngừng nỗ lực, dám dấn thân, thử sức trên nhiều lĩnh vực để vượt qua giới hạn bản thân và từng bước chạm tới phiên bản tốt nhất của mình.
Chuyện du học ngành Báo chí tại Qatar của nữ sinh Hà Nội

Chuyện du học ngành Báo chí tại Qatar của nữ sinh Hà Nội

SVVN - Với khát khao khám phá và mong muốn lan tỏa tiếng nói cho những cộng đồng ít được chú ý, Ngọc Linh chọn du học ngành Báo chí. Vừa kết thúc năm học đầu tiên tại Đại học Northwestern cơ sở Qatar, cô gái Hà Nội đã có một hành trình đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị tại quốc gia Trung Đông này.
Nam sinh mái trường Đại dương cùng hành chạm tới học bổng danh giá và danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’

Nam sinh mái trường Đại dương cùng hành chạm tới học bổng danh giá và danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Nguyễn Lập Đức Anh (sinh năm 2003), sinh viên năm cuối ngành Máy và Tự động công nghiệp, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, nổi bật với thành tích học bổng Pegatron, danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Thành phố và cấp Trường năm 2024. Là cựu Liên chi hội Phó Liên chi Hội Sinh viên Khoa Máy tàu biển và Phó chủ nhiệm CLB SVTN Khoa Máy tàu biển, Đức Anh ghi dấu qua nhiều bằng khen cấp Trung ương, Thành phố và danh hiệu “Sinh viên tiêu biểu” cấp trường năm 2024.
Dấu ấn Tiếng Pháp và giấc mơ Eiffel của chàng Thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương

Dấu ấn Tiếng Pháp và giấc mơ Eiffel của chàng Thủ khoa Trường Đại học Ngoại thương

SVVN - Phạm Hoàng Minh – cựu sinh viên Chương trình Tiêu chuẩn Tiếng Pháp Thương mại Khóa 59 Trường Đại học Ngoại thương - vừa xuất sắc chinh phục học bổng danh giá Eiffel của Chính phủ Pháp năm 2025 và trúng tuyển chương trình Thạc sĩ Quản trị Nhân sự tại Đại học Aix-Marseille. Trước khi chạm tay đến giấc mơ Eiffel, Hoàng Minh cũng đã nhiều lần được vinh danh khi tốt nghiệp Thủ khoa chuyên ngành (GPA 3.89/4.00), đạt được nhiều học bổng, danh hiệu, giải thưởng cùng loạt thành tích khác.
Á khôi FPTU 2024 không ngừng vươn tới ước mơ nghệ thuật

Á khôi FPTU 2024 không ngừng vươn tới ước mơ nghệ thuật

SVVN - La Ngọc Phương Anh được biết đến là Á khôi 2 ‘ Miss FPTU Cần Thơ 2024 ’ và là sinh viên năm hai ngành Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học FPT Cần Thơ . Với niềm đam mê, sự nỗ lực và những thành tích đáng nể, Phương Anh đang trên con đường chinh phục nghệ thuật của bản thân. Từ sân khấu trường đến các cuộc thi lớn, cô đã chứng minh rằng, chỉ cần dám ước mơ, mọi khó khăn đều có thể vượt qua.
Hành trình sống cùng đam mê của nữ sinh Marketing

Hành trình sống cùng đam mê của nữ sinh Marketing

SVVN - Giữa mạng xã hội đầy âm thanh và hình ảnh, Huyền Anh - sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân và là chủ kênh TikTok “Hanklab”, chọn cách lên tiếng bằng những câu chuyện giản dị nhưng nhiều chiều sâu. Không khoa trương hay cầu kỳ, cách cô chia sẻ trải nghiệm sống và góc nhìn cá nhân đã tạo nên một không gian gợi mở, nơi người trẻ có thể tìm thấy sự đồng cảm, cảm hứng và cả động lực để hiểu mình hơn.
'Bông hoa nở muộn' với hành trình chạm đến danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc' năm 2025

'Bông hoa nở muộn' với hành trình chạm đến danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc' năm 2025

SVVN - Nguyễn Ngọc Hân (sinh năm 1999) sinh viên năm 3 Khoa Xây dựng, Trường Công nghệ & Kỹ thuật, Đại học Duy Tân vừa được vinh danh “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc” năm 2025. Là Phó Bí thư Đoàn Trường, Bí thư Liên chi đoàn Khoa, Ngọc Hân ghi dấu ấn tuổi trẻ bằng tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên. 
‘Không giỏi nhất, nhưng hiểu mình rõ nhất’ – Hành trình đi tìm bản sắc cá nhân của nữ sinh Học viện Ngoại giao

‘Không giỏi nhất, nhưng hiểu mình rõ nhất’ – Hành trình đi tìm bản sắc cá nhân của nữ sinh Học viện Ngoại giao

SVVN - Từ nữ sinh Chuyên Chu Văn An với thành tích ấn tượng, Đỗ Minh Châu (sinh viên Học viện Ngoại giao) từng đứng trước áp lực đồng trang lứa và hoài nghi về bản thân. Nhưng chính những thử thách ấy đã trở thành bệ phóng giúp cô bứt phá, tìm thấy con đường riêng và gặt hái những thành công ngay từ năm nhất đại học. Câu chuyện của Minh Châu là minh chứng rằng giá trị thực sự không nằm ở việc chạy theo khuôn mẫu, mà ở sự dấn thân khai phá tiềm năng và chủ động kiến tạo giá trị cho bản thân, cộng đồng.
Chàng trai công nghệ với niềm đam mê nhạc cụ truyền thống và theo đuổi giá trị sống nhân văn

Chàng trai công nghệ với niềm đam mê nhạc cụ truyền thống và theo đuổi giá trị sống nhân văn

SVVN - Nguyễn Tuấn Khôi (2002) – sinh viên K16 ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT – không chỉ là một kỹ sư tương lai với niềm yêu thích lập trình, mà còn là một chàng trai với niềm tự hào và ý thức giữ gìn nền âm nhạc dân tộc sâu sắc. Xuất thân từ vùng quê Tân Phú – Đồng Nai, với khát vọng cống hiến, nghị lực và tinh thần bản lĩnh, hành trình 4 năm đại học đã mài giũa chàng trai ấy trở thành một Đại sứ sinh viên tiêu biểu của nhiều chương trình.