Người trẻ cần gì để tự tin bước vào thế giới việc làm - Kinh nghiệm từ sinh viên Đại học RMIT Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Với tư duy đúng đắn và hành động có chủ đích, các bạn trẻ có thể biến khoảng thời gian học đại học thành bệ phóng cho sự nghiệp đầy triển vọng. Ba tân khoa Đại học RMIT Khóa 2024 chia sẻ bí quyết giúp các bạn nâng cao khả năng được tuyển dụng từ khi còn chưa tốt nghiệp.

Trang bị các kỹ năng hữu dụng

Dù chưa chính thức tốt nghiệp, Trần Mạch Sở Hân đã có được công việc kỹ sư phần mềm toàn thời gian tại một công ty CNTT đa quốc gia từ 10 tháng trước.

Đam mê coding từ cuối cấp 2, Hân vào học RMIT với mong muốn trở thành kỹ sư phần mềm cấp cao. Trong thời gian học, cô từng thực tập tại một công ty công nghệ trực thuộc tập đoàn Bosch và tham gia điều phối các buổi trải nghiệm lập trình cho học sinh trung học. Hân cũng tích cực làm tình nguyện viên cho các sự kiện của trường và từng là Chủ nhiệm CLB RMIT Neo Culture Tech dành cho sinh viên đam mê công nghệ.

Những kỹ năng cứng và mềm mà Hân trau dồi được trong quá trình đó đã giúp cô tự tin hơn khi ứng tuyển vào công ty hiện tại, mặc dù phải trải qua hai vòng phỏng vấn không hề dễ dàng. Trong khoảng thời gian tìm việc, Hân cũng sử dụng công cụ đánh giá CV tự động và các buổi tư vấn CV cá nhân mà dịch vụ Hướng nghiệp RMIT cung cấp.

“Mình tham gia thực tập tương đương như thử việc trong ba tháng tại công ty hiện tại trước khi trở thành nhân viên chính thức”, Hân cho biết.

“Trong thời gian thực tập, mình được phép vừa học vừa làm. Với kinh nghiệm quản lý thời gian khi ‘chạy deadline’ ở trường cùng sự hỗ trợ của cấp trên, mình đã hoàn thành công việc tốt. Đồng thời với sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, mình dần hòa nhập với văn hoá làm việc của công ty”.

Người trẻ cần gì để tự tin bước vào thế giới việc làm - Kinh nghiệm từ sinh viên Đại học RMIT Việt Nam ảnh 1

Trần Mạch Sở Hân nhận bằng Kỹ sư (Kỹ thuật phần mềm) tại lễ tốt nghiệp Đại học RMIT năm 2024. (Hình: RMIT)

Theo khảo sát của RMIT năm 2023, ngành học của Hân, Kỹ sư (Kỹ thuật Phần mềm), ghi nhận tỉ lệ sinh viên có việc làm toàn thời gian trong vòng 3-4 tháng sau khi hoàn thành chương trình học là 100%.

Hân cho biết trong suốt quá trình làm việc, cô đã vận dụng nhiều những kỹ năng học được ở trường như nghiên cứu và đọc hiểu văn bản. Ngoài ra, tư duy chủ động đặt câu hỏi hay tìm kiếm sự giúp đỡ được phát huy từ lúc phỏng vấn đến khi đi làm.

“Tư duy đó được nhắc đi nhắc lại trong các bài giảng và hội thảo tại trường, nên mình luôn khắc cốt ghi tâm”, Hân nói.

Trau dồi kinh nghiệm đa dạng

Tốt nghiệp loại Giỏi ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Phạm Ngọc Bích Phương cũng sớm tìm được cho mình công việc phù hợp với ngành học.

Đầu năm nay, cô gái Hà Nội đã quyết định “Nam tiến” vào TP. Hồ Chí Minh và đầu quân cho Marriott International (công ty quản lý nhiều thương hiệu chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới) với vị trí Chuyên viên bộ phận Dịch vụ tư vấn quản lý doanh thu khu vực Việt Nam và Campuchia.

Phương chia sẻ rằng bên cạnh các chuyến đi thực địa phong phú mà Đại học RMIT tổ chức thì kinh nghiệm thực tập, trao đổi sinh viên sang Australia và tham gia các cuộc thi đã giúp cô cảm thấy tự tin hơn khi đi tìm việc.

Được sự khuyến khích của thầy cô, Phương và đồng đội từng thi và giành giải Nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại cuộc thi quốc tế về nghiên cứu thị trường do STR (Smith Travel Research) tổ chức. Đây là nền tảng để Phương quyết định thi lấy hai chứng chỉ quốc tế về phân tích dữ liệu trong ngành du lịch - khách sạn là CHIA và CAHTA.

Người trẻ cần gì để tự tin bước vào thế giới việc làm - Kinh nghiệm từ sinh viên Đại học RMIT Việt Nam ảnh 2

Phạm Ngọc Bích Phương (thứ tư từ trái sang, hàng sau) cùng các đồng nghiệp tại khách sạn W Melbourne trong thời gian thực tập ở Australia. (Hình: NVCC)

“Quản lý doanh thu là một chuyên ngành nhánh trong lĩnh vực khách sạn, nên rất ít được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học. Vì vậy, các chứng chỉ trên đã cho mình lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển công việc hiện tại”, Phương cho biết.

Trong quá trình học đại học, Phương từng thực tập ở tập đoàn Sun Group, Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam và khách sạn W Melbourne ở Australia.

Phương chia sẻ: “Thời gian trao đổi sinh viên ở thành phố Melbourne thực sự là một điểm nhấn trong quá trình phát triển cá nhân và chuyên môn của mình. Chương trình đã cho mình cơ hội sống độc lập và tích lũy kinh nghiệm làm việc quốc tế. Điều này đã hỗ trợ mình trong quá trình tìm việc làm toàn thời gian”.

Nuôi dưỡng thái độ tích cực và tư duy cầu tiến

Đối với tân khoa ngành Truyền thông chuyên nghiệp Nguyễn Hoàng Sơn, quyết định đi trao đổi sinh viên sáu tháng ở Đại học RMIT tại Australia cũng là một bước ngoặt trong cuộc sống, bởi trong thời gian này cậu đã tìm được vị trí toàn thời gian làm Chuyên viên Quan hệ khách hàng tại Deloitte, công ty kiểm toán lớn nhất toàn cầu.

Với công việc ổn định và được công ty hỗ trợ về mặt thị thực, Sơn đang rất tận hưởng cuộc sống tại Melbourne. Trong tương lai gần, cậu đang cố gắng tích lũy tài chính để giúp đỡ gia đình và kiến thức để chuẩn bị học lên thạc sĩ tại Australia.

“Khi tham dự những buổi phỏng vấn xin việc ở Australia, mình luôn tự đặt câu hỏi làm sao để được chọn, để qua thử việc và gắn bó lâu dài với công việc mình thích, trong khi đồng nghiệp và ứng cử viên khác đều rất giỏi, có người đã có bằng thạc sĩ và nhiều năm kinh nghiệm”, Sơn nói.

“Sau khi đi làm bán thời gian ở nhiều môi trường khác nhau, mình nhận ra chỉ có thái độ của bản thân, sự tự tin và đam mê mới tạo nên sự khác biệt. Chắc chắn ai cũng sẽ muốn làm việc cùng với một người cầu thị, chuyên nghiệp, đam mê học hỏi, không ngại sai, không ngại vất vả và yêu thích công việc.”

Người trẻ cần gì để tự tin bước vào thế giới việc làm - Kinh nghiệm từ sinh viên Đại học RMIT Việt Nam ảnh 3

Nguyễn Hoàng Sơn từng làm việc bán thời gian tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội khi còn theo học RMIT. (Hình: NVCC)

Đối với Sơn, ba năm học ở RMIT không phải là quãng thời gian cậu chỉ cắp cặp đi học rồi về nhà khi hết giờ. Đó là ba năm Sơn được là chính mình, được trải nghiệm, nỗ lực và kiên trì với những thứ mình muốn.

Đam mê nghề MC từ khi học cấp 3, Sơn từng làm thêm ở một số đài phát thanh, đài truyền hình khi học đại học. Cậu là người sáng lập CLB Diễn thuyết trước công chúng của RMIT ở Hà Nội và từng làm MC cho nhiều sự kiện trong và ngoài trường.

Khi được hỏi có lời nhắn nhủ gì với các bạn trẻ mới đi làm, Sơn nói: “Mình từng được giao nhiều công việc quan trọng khi cho cấp trên thấy mình rất nhiệt huyết với công việc đó. Mình tin rằng sếp của bạn cũng sẽ giao công việc theo đúng thế mạnh của nhân viên. Vậy tại sao không mạnh dạn đề xuất làm những việc mà bạn giỏi? À, cũng đừng sợ sai, sợ ngại nhé. Mình nhận ra nếu càng ngại là càng thiệt, mất đi cơ hội của mình”.

“Cuối cùng, hãy dành thời gian để giao lưu kết nối với đồng nghiệp, những mối quan hệ mà bạn nghĩ sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp và mới mẻ trong sự nghiệp cũng như cuộc sống – bởi ngoài kia rất nhiều người tốt, nhiệt tình và sẵn sàng giúp bạn”, Sơn kết lời.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).