Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Khoa học cơ bản luôn cần thiết, nhưng sinh viên báo chí cần nắm bắt những kiến thức mới

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Khoảng cách giữa báo chí thế giới và Việt Nam ngày càng được rút ngắn. Những xu hướng như báo chí dữ liệu, báo chí giải pháp, ứng dụng Generative AI không còn là câu chuyện của tương lai mà đã hiện diện rõ ràng trong các tòa soạn trong nước. Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Trưởng ban Báo Nhân Dân điện tử chia sẻ về chủ đề này với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong.

Thưa nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật, trong bức tranh đa dạng của các xu hướng báo chí toàn cầu hiện nay, theo ông, đâu là những xu hướng có tiềm năng tác động sâu sắc nhất đến bộ mặt báo chí Việt Nam trong những năm tới?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Trước đây, các xu hướng báo chí trên thế giới khi về tới Việt Nam thường có độ trễ, ít nhất là vài năm. Tuy nhiên, khoảng cách đó ngày càng được thu hẹp, thậm chí nhiều xu hướng còn diễn ra song song, nghĩa là thế giới diễn ra cái gì thì Việt Nam cũng chứng kiến những tác động tương tự. Với cơ chế “bình thông nhau” như vậy thì thì chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc nhận định, đánh giá tình hình để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Khoa học cơ bản luôn cần thiết, nhưng sinh viên báo chí cần nắm bắt những kiến thức mới ảnh 1

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Trưởng ban Báo Nhân Dân điện tử.

Trong một hội thảo quốc tế gần đây mà tôi có tham dự, một diễn giả Hà Lan đã nói: “AI không còn là tùy chọn đối với các tòa soạn nữa – mà là sự tồn tại”. Và vì thế, khi chứng kiến việc các tòa soạn tại Việt Nam cũng nhanh chóng thích nghi với kỷ nguyên AI, tôi hy vọng chúng ta không bị chậm chân như cái cách mà các cơ quan báo chí để các nền tảng xã hội vượt mặt quá xa ở thập kỷ trước.

Khi chứng kiến việc các tòa soạn tại Việt Nam cũng nhanh chóng thích nghi với kỷ nguyên AI, tôi hy vọng chúng ta không bị chậm chân như cái cách mà các cơ quan báo chí để các nền tảng xã hội vượt mặt quá xa ở thập kỷ trước.

Việc các hãng tin lớn trên thế giới ngày càng chú trọng xây dựng cộng đồng độc giả trung thành thông qua mô hình thành viên hoặc bản tin chuyên sâu đặt ra những gợi ý và thách thức như thế nào cho các cơ quan báo chí Việt Nam trong việc tìm kiếm mô hình phát triển bền vững?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Như đã nói thì trước đây, do xu hướng về Việt Nam có độ trễ nên chúng ta ít hay nói đúng ra là không quan tâm đến chiến lược xây dựng cộng đồng độc giả trung thành. Văn hóa sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định từng là điều xa xỉ bởi chúng ta thường nhận định tình hình dựa theo chủ quan, không quan tâm đến độc giả của chúng ta là ai.

Nhưng sự phát triển của công nghệ đang giúp báo chí làm điều đó tốt hơn, nhờ AI, chúng ta có thể xây dựng được hành trình độc giả, hiểu rõ nhu cầu của từng nhóm đối tượng, từ đó đề ra những chiến lược giữ chân độc giả trung thành, phát triển độc giả mới. Và đó chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững.

Sẽ không có một môi trường báo chí lành mạnh nếu cả làng báo cùng đổ xô đi khai thác một sự vụ nào đó. Chẳng hạn, không ai đọc Hoa Học Trò/Sinh viên Việt Nam nếu như báo cũng đăng tải tin tức về thịt lợn bệnh hay tiểu thương bãi chợ. Phát triển thị trường ngách luôn là lựa chọn đúng đắn.

Xu hướng "báo chí giải pháp" và "báo chí xây dựng" sẽ mang lại những giá trị gì cho cả độc giả và xã hội?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Khi chúng ta có đủ dữ liệu để hiểu độc giả muốn gì, chúng ta sẽ nhận ra rằng mối quan tâm của độc giả không chỉ có tin nóng. Các cơ quan báo chí trên thế giới cũng đang thực hiện phân tích nhu cầu độc giả (user needs), và họ phát hiện độc giả muốn tìm kiếm thông tin hữu ích, thông tin chữa lành… khi đã quá mệt mỏi với những dạng tin nóng mà chúng ta quen gọi là “cướp-giết-hiếp”. Ngay cả một tờ báo lớn như New York Times cũng mở riêng một chuyên trang Wired Cutter để đăng những tin bài dạng công thức nấu ăn hay cách chăm sóc bản thân.

Đương nhiên, giá trị cốt lõi của báo chí là tin tức, xới xáo vấn đề, trình bày thực tế khách quan. Nhưng báo chí cũng cần đi đến tận cùng sự việc, cùng các chuyên gia hay cơ quan chức năng tìm ra những giải pháp giải quyết những vấn đề mà chúng ta đã xới xáo. Do đó, báo chí giải pháp chính là đích đến của các cơ quan báo chí, khi các vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu, bảo vệ người yếu thế ngày càng được quan tâm, và đáng được quan tâm nhiều hơn là những tin tức dạng breaking news.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của video dạng ngắn và việc tiêu thụ tin tức qua các nền tảng mạng xã hội đang thay đổi cách công chúng, đặc biệt là giới trẻ, tiếp cận thông tin. Ông đánh giá thế nào về cơ hội và rủi ro khi báo chí Việt Nam ngày càng "lấn sân" sang các nền tảng này?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Sự thực là gen Z lớn lên và trưởng thành trong thời đại số, họ không có chút hoài niệm nào với báo in, phát thanh, truyền hình truyền thống. Do đó chúng ta không thể bắt họ phải tiếp nhận thông tin giống như cách mà ông bà, cha mẹ họ đã từng làm. Thế nên, các cơ quan báo chí cũng cần thay đổi cách thức đưa tin, theo cách mà các bạn trẻ ưa thích.

Nhà tương lai học trong lĩnh vực báo chí, chuyên gia Tristan Ferner của BBC từng nói: “Chúng tôi lựa chọn cách kể chuyện theo chiều dọc cho người trẻ vì họ sử dụng mobile và thích những trải nghiệm mới lạ”. Vì thế, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của video ngắn theo định dạng dọc (9:16).

Dĩ nhiên, lựa chọn này cũng là một rủi ro vì khi lấn sân sang các nền tảng số, các cơ quan báo chí phải tuân theo luật chơi của các nền tảng đó, trong khi nhiều tòa soạn không kịp thích ứng với những thay đổi. Song nếu chúng ta dừng lại ở những nền tảng truyền thống, nơi gen Z và các thế hệ về sau đã rời bỏ, thì chúng ta còn đứng trước nguy cơ thất bại còn lớn hơn nữa.

Nếu chúng ta dừng lại ở những nền tảng truyền thống, nơi gen Z và các thế hệ về sau đã rời bỏ, thì chúng ta còn đứng trước nguy cơ thất bại còn lớn hơn nữa.

Làn sóng AI tạo sinh đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của ngành báo chí toàn cầu, từ sáng tạo nội dung đến phân tích dữ liệu…, sẽ định hình lại vai trò và kỹ năng của nhà báo Việt Nam trong tương lai như thế nào, thưa ông?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Dù muốn hay không thì AI cũng đã len lỏi và đã có mặt trong mọi khâu sản xuất tin tức của mỗi tòa soạn. Điều này cũng có tính 2 mặt. Các tòa soạn chuyển đổi nhanh sẽ tận dụng được cơ hội đó để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, chậm chuyển đổi sẽ dẫn đến tụt hậu hoặc cho ra đời những sản phẩm kém chất lượng mà người ta gọi là “AI slop”.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Khoa học cơ bản luôn cần thiết, nhưng sinh viên báo chí cần nắm bắt những kiến thức mới ảnh 2

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật (ngoài cùng, bên phải) chia sẻ tại Hội thảo Báo chí sáng tạo trong khuôn khổ Hội nghị Báo chí kỹ thuật số châu Á 2025.

Các chuyên gia nói rằng AI đang định hình cả ngành công nghiệp tin tức và trong các tòa soạn sẽ tồn tại 2 dạng nhà báo: những người biết sử dụng AI như một trợ lý hữu hiệu, và những người quá phụ thuộc vào AI, dẫn đến mất khả năng sáng tạo.

Các mô hình báo chí dữ liệu và báo chí điều tra dựa trên dữ liệu ngày càng chứng tỏ sức mạnh trong việc mang đến những câu chuyện có chiều sâu và tác động lớn. Theo ông, đâu là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của loại hình báo chí này tại Việt Nam hiệu quả hơn?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: AI phát triển đồng nghĩa với việc chúng ta có cơ hội triển khai những điều mà trước đây chúng ta chưa làm được hoặc phải vận dụng quá nhiều thời gian, công sức để thực hiện khi làm những tuyến bài điều tra. AI giúp chúng ta phân tích dữ liệu một cách dễ dàng hơn, hỗ trợ việc bóc tách, trực quan hóa dữ liệu phục vụ cho các tuyến bài điều tra. Chúng ta vẫn thiếu những bài điều tra lớn, kiểu như vụ Panama Papers mà thế giới đã thực hiện. Nhưng với AI, tôi tin rằng những tác phẩm báo chí dạng đó sẽ sớm được ra mắt trong thời gian tới.

Nếu có thể thiết kế lại chương trình đào tạo báo chí dành cho sinh viên, ông sẽ thêm vào những nội dung nào để bắt kịp xu hướng nghề nghiệp mới?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Khoa học cơ bản luôn cần thiết và không thể loại bỏ, nhưng sinh viên báo chí cần nắm bắt những kiến thức mới, đặc biệt là công nghệ, chẳng hạn như cách sử dụng AI đúng đắn. Sinh viên cần nhiều kỹ năng mềm, biết cách tự tạo ra các công cụ phục vụ cho quá trình tác nghiệp, bởi xu hướng sử dụng AI Agents trong thời gian tới sẽ là một kỹ năng cơ bản. Ngoài giờ lên lớp thì thời gian thực hành, thực chiến tại các tòa soạn cũng rất quan trọng đối với các sinh viên báo chí.

Trong bối cảnh mạng xã hội đang chi phối hành vi đọc tin, theo ông người làm báo trẻ nên tận dụng hay dè chừng trước ảnh hưởng của mạng xã hội?

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật: Báo cáo kỹ thuật số 2025 của Reuters có nhắc đến xu hướng các influencer lấn sân báo chí, và điều đó đang xảy ra trên bình diện thế giới cũng như Việt Nam. Cộng với việc AI sẽ làm gia tăng các sản phẩm báo chí giả mạo, hoặc kém chất lượng, thì các cơ quan báo chí càng phải thể hiện được vai trò của mình trong khía cạnh xác thực thông tin, và báo chí có thẩm quyền lớn để thực hiện điều đó.

Với việc AI sẽ làm gia tăng các sản phẩm báo chí giả mạo, hoặc kém chất lượng, thì các cơ quan báo chí càng phải thể hiện được vai trò của mình trong khía cạnh xác thực thông tin, và báo chí có thẩm quyền lớn để thực hiện điều đó.

Nhưng trước khi yêu cầu các nhà báo thay đổi thì cơ quan quản lý, rồi các tòa soạn cũng cần tự thay đổi trước đã. Chuyển đổi số cần phải diễn ra đồng bộ, cả về tổ chức (tòa soạn), tư duy (theo hướng product thinking thay vì quá lệ thuộc vào văn bản) và tiếp cận công nghệ. Mà chuyển đổi số là một quá trình không ngừng nghỉ, bởi công nghệ không bao giờ dừng lại mà liên tục biến đổi. Giữ bản sắc cũng không có nghĩa là cố thủ trong chiếc vỏ ốc, mà phải đi kèm với thay đổi để bắt kịp xu hướng của thời cuộc.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật nguyên là Phó Tổng Biên tập báo điện tử VietnamPlus. Ông là diễn giả, khách mời của nhiều hội thảo uy tín trong nước và quốc tế về báo chí, giảng viên Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội nhà báo Việt Nam.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Nhận diện thách thức, kiến tạo tương lai

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Nhận diện thách thức, kiến tạo tương lai

SVVN - Những chia sẻ tâm huyết của ông vừa là sự tổng kết sâu sắc về hành trình thế kỷ, vừa mở ra một tầm nhìn chiến lược với những yêu cầu cấp thiết cho chặng đường mới. Khẳng định sứ mệnh “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” là kim chỉ nam bất biến của người làm báo, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã phân tích thấu đáo thực tại, vạch ra một lộ trình cụ thể để báo chí thực sự là lực lượng tiên phong, khơi dậy khát vọng về một Việt Nam hùng cường."
Tiến sĩ Lê Thu Hà lý giải hiện tượng 'nghiện' drama livestream của giới trẻ

Tiến sĩ Lê Thu Hà lý giải hiện tượng 'nghiện' drama livestream của giới trẻ

SVVN - Trong cuộc trò chuyện với PV Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Tiến sĩ (TS) Lê Thu Hà – Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phân tích hiện tượng hàng triệu bạn trẻ dành hàng giờ theo dõi livestream “drama” của người nổi tiếng từ góc độ tâm lý và truyền thông. Vì sao những nội dung này lại thu hút đến vậy? Và cần làm gì để hướng người trẻ đến những giá trị tích cực, hữu ích hơn trên không gian mạng?
Đánh giá cuộc thi Hoa hậu Việt Nam từ góc nhìn của thành viên ban giám khảo là Phó Giáo sư Đại học Quốc gia Hà Nội

Đánh giá cuộc thi Hoa hậu Việt Nam từ góc nhìn của thành viên ban giám khảo là Phó Giáo sư Đại học Quốc gia Hà Nội

SVVN - Thành viên Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 PGS.TS Nguyễn Việt Khôi - Phó Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (SIS), Đại học Quốc gia Hà Nội trò chuyện với PV Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong sau khi BGK đã chọn được 41 thí sinh vào vòng chung khảo. 
Nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng lí giải thành công của MV Bắc Bling và Anh trai vượt ngàn chông gai

Nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng lí giải thành công của MV Bắc Bling và Anh trai vượt ngàn chông gai

SVVN - Sự bùng nổ của các sản phẩm nghệ thuật mang âm hưởng dân gian như MV Bắc Bling của nghệ sĩ Hòa Minzy, chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai,... đang tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong đời sống văn hóa Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ánh Hồng, chính sự kết hợp linh hoạt giữa truyền thống và hiện đại đã thổi một luồng sinh khí mới, giúp văn hóa dân gian lan tỏa rộng rãi đến với công chúng.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nói về AI và Anh trai vượt ngàn chông gai

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nói về AI và Anh trai vượt ngàn chông gai

SVVN - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ đã có cuộc trao đổi với Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong về vai trò của nghệ thuật truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong cuộc phỏng vấn, ông chia sẻ góc nhìn sâu sắc về sự sáng tạo trên nền tảng truyền thống và tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Việt Nam.
Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.