Những điểm mới trong quy định về chuẩn chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học

0:00 / 0:00
0:00
Những điểm mới trong quy định về chuẩn chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học
SVVN - Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, Bộ GD - ĐT đã ban hành Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, với nhiều điểm mới trong quy định.

Quy định này là căn cứ để: Bộ GD - ĐT ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định CTĐT;

Cơ sở GDĐH xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, đánh giá và cải tiến CTĐT; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận CTĐT của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng CTĐT;

Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về CTĐT và bảo đảm chất lượng CTĐT; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, Thông tư này là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn CTĐT của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ để thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020 – 2025. Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ ASEAN.

Với tiếp cận quản lý chất lượng đầu ra, Thông tư này được xem như một công cụ quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo. Các quy định của Thông tư đã cập nhật những kinh nghiệm tốt về quản lý chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiệm cận với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những điểm mới đó có thể kể đến gồm:

Thứ nhất, quy định của Thông tư yêu cầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các CTĐT phải đảm bảo phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như chuẩn chương trình theo nhóm ngành, lĩnh vực. Điều này giúp quản lý được chất lượng đào tạo đồng bộ, tránh tình trạng cùng một ngành ở cùng một trình độ được đào tạo ở các trường khác nhau nhưng không đảm bảo những chuẩn mực chung tối thiểu để đào tạo ra nhân lực của ngành nghề đào tạo đó.

Thứ hai, do chuẩn CTĐT là những yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả CTĐT cần phải đáp ứng nên các cơ sở GDĐH hoàn toàn tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các CTĐT để khẳng định uy tín, thương hiệu của trường mình.

Thứ ba, với tiếp cận xuyên suốt theo hướng quản lý chất lượng đầu ra, việc “đánh giá đạt chuẩn đầu ra CTĐT” được xem là một yêu cầu mới đối với quản lý chất lượng đào tạo. Cách tiếp cận quản lý chất lượng này yêu cầu các cơ sở GDĐH không chỉ minh bạch chuẩn đầu ra cho các bên liên quan mà còn phải cung cấp được minh chứng người tốt nghiệp đạt được những chuẩn đầu ra mà cơ sở GDĐH đã tuyên bố với người học và các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Thứ tư, để đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, Thông tư không quy định cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc” mà quy định những yêu cầu cơ sở GDĐH cũng như các bên liên quan cần thực hiện trong mỗi nội dung công việc liên quan đến chất lượng các CTĐT.

Thứ năm, các nội dung quy định về chuẩn CTĐT đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành để phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đối với CTĐT, làm cơ sở đối sánh trong quá trình kiểm định CTĐT. Cách tiếp cận này hỗ trợ các cơ sở GDĐH có cơ chế “tự bảo vệ sức khỏe” bền vững cho các CTĐT và tạo tiền đề quan trọng để các CTĐT đạt được tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong nước cũng như của quốc tế.

Thứ sáu, quản lý chuẩn đầu ra không chỉ dừng lại ở việc minh bạch chất lượng CTĐT cho các bên liên quan mà còn phải “sử dụng kết quả đánh giá CTĐT để cải tiến chất lượng liên tục”. Đây chính là triết lý chính của bảo đảm chất lượng mà các nhà giáo dục trên thế giới vẫn đang hướng đến và cũng là một thực hành tốt hiện các nước có nền giáo dục tiên tiến đang áp dụng.

Với cách tiếp cận sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng liên tục sẽ là “cú hích” để các cơ sở GDĐH thực hiện cải tiến chất lượng liên tục các CTĐT. Các yêu cầu về quản lý chất lượng đầu ra trong quy định này cũng hỗ trợ các cơ sở GDĐH xây dựng “hệ thống” bảo đảm chất lượng đồng bộ trong toàn trường để các CTĐT đều cùng hưởng lợi trong mô hình sinh thái đó.

Cách tiếp cận xây dựng bảo đảm chất lượng toàn hệ thống CTĐT phù hợp với quy trình quản lý chất lượng của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, cách tiếp cận này cũng được các tổ chức kiểm định của Đông Nam Á (AUN) và Hoa Kỳ sử dụng để tích hợp vào các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

MỚI - NÓNG
Khởi động cuộc thi Nét đẹp Việt phục 2025
Khởi động cuộc thi Nét đẹp Việt phục 2025
SVVN - Cuộc thi 'Nét đẹp Việt phục 2025' không chỉ là sân chơi dành cho các sinh viên yêu thích văn hóa truyền thống mà còn là cơ hội để mỗi người thể hiện tinh thần dân tộc, khám phá những giá trị xưa cũ trong một diện mạo mới mẻ, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.
Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

SVVN - Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp TP. HCM vừa diễn ra tại trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD - ĐT) cho biết, kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025 có nhiều điểm mới. Thí sinh cần nắm vững quy trình xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển vào ngành mong muốn.
Giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên số: Nghị quyết 57 và cơ hội từ chuyển đổi số

Giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên số: Nghị quyết 57 và cơ hội từ chuyển đổi số

SVVN - Ngày 1/3, tại ĐHQG Hà Nội, Hội thảo quốc tế ‘Giáo dục đại học Việt Nam – Trung Quốc: Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên trí tuệ số’ đã được tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu từ hai quốc gia. Hội thảo không chỉ là dịp để trao đổi thông tin, mà còn mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
Trao tặng 270 suất 'Học bổng đồng hành - Kiến tạo tương lai' cho học sinh tỉnh Gia Lai

Trao tặng 270 suất 'Học bổng đồng hành - Kiến tạo tương lai' cho học sinh tỉnh Gia Lai

SVVN - Ngày 01/03/2025, nhằm tiếp sức cho học sinh trong hành trình chinh phục kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL), Công ty Cổ phần Đào tạo và Phát triển Giáo dục SSStudy phối hợp cùng CLB Tiếng Anh vì Cộng đồng tỉnh Bình Dương đã tổ chức chương trình trao "Học bổng đồng hành - Kiến tạo tương lai" tại tỉnh Gia Lai.
Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học: Hướng đến nền giáo dục hiện đại, chất lượng cao

Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học: Hướng đến nền giáo dục hiện đại, chất lượng cao

SVVN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng một hệ thống giáo dục đại học hiện đại, đồng bộ, hướng tới chuẩn quốc tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên số.