Với sự tiến bộ của công tác khảo cổ học ở Trung Quốc, nhiều ngôi mộ cổ từ hàng nghìn năm trước đã được khai quật. Thông qua những cuộc khai quật lăng mộ từ hàng nghìn năm trước, người ta có thể phát hiện ra một số lượng lớn các di vật văn hóa quý giá của hoàng gia thời cổ đại. Và nhìn chung, tất cả các giới quý tộc hoàng thân quốc thích thời xưa khi hạ táng đều được chôn kèm theo rất nhiều món đồ cổ bằng vàng bạc, đá quý làm đồ tùy táng, với mong muốn họ có cuộc sống sung túc ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, một trường hợp khảo cổ kỳ lạ mới đây đã xuất hiện ở tỉnh Hồ Bắc. Một con rùa đã được phát hiện trong ngôi mộ cổ cách đây hơn 2000 năm đã khiến các nhà khảo cổ học tại hiện trường vô cùng bối rối.
Ngôi mộ cổ bị mưa lớn cuốn trôi
Ngôi mộ cổ ở Hồ Bắc này được người nông dân phát hiện một cách tình cờ trên cánh đồng của mình. Anh đã lập tức báo cáo sự việc với cơ quan khảo cổ quốc gia có liên quan. Do trận mưa lớn ngày hôm trước nên ngôi mộ cổ đã bị mưa lũ cuốn trôi lộ diện mạo cũ kỹ lâu đời. Khi các nhà khảo cổ học tới nơi, họ thấy toàn bộ bề mặt của ngôi mộ đã bị nước xâm thực rất nhiều. Sau đó, họ vẫn thực hiện các nhiệm vụ khảo sát khảo cổ học có liên quan tại địa điểm khảo cổ học đặc biệt này. Và rồi người ta mới phát hiện ra rằng ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ sờ tới trước đó.
Nhờ các công cụ đo đạc tiên tiến mà các chuyên gia biết được, ngôi mộ đã có từ hơn 2.000 năm trước. Do có lịch sử lâu đời nên ngôi mộ rất được các nhà khảo cổ học đánh giá cao. Chính quyền cấp trên đã bắt đầu công tác khai quật cứu hộ quy mô lớn trên ngôi mộ cổ từ hơn 2.000 năm trước này. Đây là một quá trình làm việc vô cùng gan nan do mức độ tích tụ nước trong ngôi mộ cổ này rất nghiêm trọng, không chỉ trên bề mặt lăng mộ mà cả mộ thất phía trong cũng đọng nước nhiều.
Các chuyên gia nhận định, nếu không tiêu thoát hết được lượng nước đọng này sẽ gây khó khăn cho công tác khảo cổ học, đối với các di vật văn hóa trong lăng mộ cũng có khả năng bị tàn phá do bị ngâm trong nước lâu. Điều này sẽ gây tổn thất rất lớn cho việc bảo vệ các di tích văn hóa có lịch sử lâu đời. Điều đáng sợ nhất là nếu mưa không dứt được thì toàn bộ lăng mộ sẽ bị sụt lún nghiêm trọng. Vì vậy, các nhà khảo cổ học hết sức thận trọng trong công cuộc khai quật cứu hộ. Đầu tiên, họ dùng máy hút công suất lớn để hút lượng nước lớn trong lăng mộ ra ngoài. Sau khi công đoạn này hoàn thành, các nhân viên khảo cổ học bắt tay vào công việc cứu hộ lăng mộ.
Mộ cổ hai nghìn năm trước được đưa ra ngoài ánh sáng
Tiến sâu vào trong lăng mộ, các nhà nghiên cứu nhận thấy tuy ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ nhòm ngó ra tay, nhưng rất may là hầu hết các di vật văn hóa quý giá đều nguyên vẹn. Họ suy đoán có lẽ những vụ đạo mộ đã xảy ra cách đây hơn 1.000 năm. Với con số 1000 năm này, tính cho tới ngày nay, ngôi mộ vẫn còn giữ được mức độ bảo toàn thế này quả là một điều đáng mừng. Nhìn từ góc độ cấu trúc của toàn bộ lăng, các chuyên gia xác nhận đây là lăng mộ của hoàng tộc, được xây dựng rất tinh vi, toàn bộ diện tích lăng mộ khá lớn. Sau khi nghiên cứu kỹ về đồ tùy táng và tường thành của lăng, họ xác định đây là lăng mộ hoàng gia thời Tây Hán. .
Rùa sống trong cổ mộ
Trong khi các nhà khảo cổ đang điều tra một số lượng lớn các đồ tùy táng quý giá, họ bất ngờ phát hiện một con rùa xuất hiện từ một góc của ngôi mộ. Con ruà này cũng khá lớn và trông rất già. Sự xuất hiện đột ngột của một "cụ" rùa trong quá trình khai quật mộ cổ là lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học nên mọi người đều không chuẩn bị tâm lý. Tuy nhiên, sau đó người dân lại đưa ra hai luồng ý kiến khác nhau, có người cho rằng cụ rùa này xuất thân từ hơn 2.000 năm trước, có người lại cho rằng cụ rùa này chỉ vô tình làm tổ trong lăng mộ. Việc rùa làm tổ trong khu vực nghĩa trang có thể phổ biến, nhưng chọn một ngôi mộ nghìn năm tuổi làm tổ thì quả là độc đáo. Vì sự xuất hiện của rùa trong công trình khảo cổ học là thực sự hiếm, một số nhà khảo cổ học với những suy nghĩ khác biệt còn cho rằng con rùa này cũng là một món đồ tùy táng.
Con rùa này có từ ngàn năm xa xưa, hay chỉ định cư làm tổ thời gian gần đây vẫn còn là một câu hỏi. Mặc dù người ta có thể suy đoán ra tuổi của "cụ" rùa từ mai rùa, nhưng điều này chưa chắc đã chính xác hoàn toàn. Bởi vì màu sắc của mai rùa có thể đã bị ảnh hưởng trong ngôi mộ cổ, khiến toàn bộ mai của nó trông rất cũ.
Những người cho rằng cụ rùa có từ hơn 2.000 năm trước chỉ ra rằng, còn rùa này rất có thể là vật nuôi mà chủ nhân của khu lăng mộ này đã nuôi trong suốt cuộc đời của mình. Chính chủ nhân ngôi mộ đã mang nó theo làm đồ tùy táng trong lăng mộ. Tất nhiên, tuyên bố này dường như khó có thể chấp nhận được, bởi vì mặc dù rùa có thể sống lâu hơn nhiều so với con người, nhưng những con rùa có thể sống hơn một hoặc hai nghìn năm thực sự rất hiếm. Nói chung, một con rùa thông thường có tuổi thọ khoảng 50 năm, và một con rùa có thể sống đến 100 tuổi đã là rất hiếm, huống chi là một con rùa đã sống trên 2.000 năm?
Những sự kiện kỳ lạ trong thế giới khảo cổ học
Nói về những câu chuyện tương tự, các nhà khảo cổ cho biết, khi họ tiến hành giải cứu và bảo vệ những ngôi mộ cổ đã bị lãng quên hơn 2.000 năm, họ cũng hay phát hiện ra rằng trong các ngôi mộ cổ đều có những sinh vật sống khác ngoài đồ tùy táng, khiến họ không khỏi ngạc nhiên. Hiện tại, xoay quanh sự việc 'cụ rùa' được tìm thấy trong ngôi mộ ở Hồ Bắc này, sự thật vẫn đang được các nhà khảo cổ học điều tra, nghiên cứu.
Trên thực tế, kể từ khi công việc nghiên cứu khảo cổ được tiến hành, có rất nhiều sự kiện kỳ quái đã từng xảy ra. Ví dụ, vào thời điểm năm 1920, tại Lí gia thôn ở tỉnh Hà Nam cũng đã xảy ra một câu chuyện kì lạ. Khi đó, một người dân làng họ Lí đã tìm đội thợ khoan đến để khoan giếng. Nhưng dù làm cách gì họ cũng không thể khoan đào được một chút nước nào. Nhưng người này vẫn kiên quyết yêu cầu phải khoan một cái giếng. Một điều đáng kinh ngạc đã xảy ra vào thời điểm này, đó là một con quái vật ba chân bò ra khỏi lớp đất sét đỏ. Sự việc khi đó đã thu hút chú ý cao độ của mọi người. Sau đó, đoàn khảo cổ đã đến nơi này để khai quật thêm và tìm thấy một ngôi mộ cổ từ ngàn năm trước.
Sự việc rùa nghìn năm tuổi bò ra khỏi ngôi mộ cổ ở Hồ Bắc mới đây cũng là một sự việc kỳ lạ trong hàng loạt câu chuyện sinh vật kỳ lạ xuất hiện tại mộ cổ trong quá trình khai quật. Điều này cũng phần nào phản ánh sự khó khăn trong công việc khảo cổ học, cũng như những đóng góp về sức lực tinh thần cùng những chịu đựng tâm lý mà các chuyên gia luôn chuẩn bị trong quá trình công tác.