'Rút ống thở' là gì mà Gen Z liên tục nhắc đến thời gian gần đây?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện dày đặc những bình luận như: “Chuyện này đúng kiểu rút ống thở luôn đó!”, hay “Tới nước này thì rút ống thở cho lẹ”. Cụm từ "rút ống thở", vốn xuất phát từ lĩnh vực y tế, nay lại được Gen Z “xào nấu” lại để ví von với những tình huống éo le, không còn đường lui.

Từ thuật ngữ y học sang... meme giới trẻ

Trong y học, "rút ống thở" là hành động mang tính quyết định, thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh không còn khả năng hồi phục. Đây là thời điểm người thân hoặc đội ngũ y tế chấp nhận ngừng can thiệp và để bệnh nhân ra đi trong bình yên.

Tuy nhiên, khi vào tay cộng đồng mạng, đặc biệt là Gen Z cụm từ này mang “hơi thở” hoàn toàn khác. Thay vì gắn liền với sự mất mát hay chia ly, “rút ống thở” trở thành cách nói ví von cho những tình huống éo le, không còn đường lui, không còn cách cứu vãn, và... buông xuôi cho lẹ.

'Rút ống thở' là gì mà Gen Z liên tục nhắc đến thời gian gần đây? ảnh 1
"Rút ống thở" là từ khóa gây bão mạng xã hội những ngày gần đây. (Ảnh: Chụp màn hình)
'Rút ống thở' là gì mà Gen Z liên tục nhắc đến thời gian gần đây? ảnh 2

"Rút ống thở" được nhiều fanpage ứng dụng trong các ngữ cảnh hài hước, vui vẻ. (Ảnh: Chụp màn hình)

Một người có thể dùng cụm từ này để tự “dằn mặt” bản thân hoặc bạn bè trong những khoảnh khắc “đen đủi dồn dập”: “Sáng đi học muộn, trưa mất ví, chiều bị crush từ chối. Ai rút ống thở giùm tôi với!”. Hay khi nói về một nghệ sĩ bị "đào" lại loạt scandal cùng lúc, dân mạng thường để lại bình luận: “Thấy idol hấp hối mà fan còn 'rút ống thở' giùm nữa, không cứu nổi luôn!”.

'Rút ống thở' là gì mà Gen Z liên tục nhắc đến thời gian gần đây? ảnh 3
"Rút ống thở" liên quan tới những thị phi gần đây của nghệ sĩ. (Ảnh: Chụp màn hình)
'Rút ống thở' là gì mà Gen Z liên tục nhắc đến thời gian gần đây? ảnh 4
Một bạn fan dùng cụm từ này để chứng minh khả năng của hát live "đỉnh nóc" của idol. (Ảnh: Chụp màn hình)

Dù không rõ cụm từ bắt nguồn từ đâu, nhưng từ cuối năm 2024, “rút ống thở” đã bắt đầu rộ lên trên các nền tảng như TikTok, X (Twitter), Facebook và được sử dụng phổ biến trong cả bình luận, caption hay những đoạn clip chế. Bước sang 2025, cụm từ này tiếp tục "hot trở lại" nhờ vào loạt drama đình đám trên mạng xã hội liên quan đến giới nghệ sĩ, từ chuyện tình ái đến các lùm xùm quảng cáo, từ thiện gần đây.

“Dùng cho đỡ... căng thẳng”

Bạn Lê Ngọc Hà (23 tuổi, Phú Thọ) chia sẻ: “Mình dùng ‘rút ống thở’ để nói đùa khi bị deadline dí hoặc gặp ngày xui xẻo liên hoàn. Nhiều lúc không muốn than thở quá nặng nề, mình chỉ cần nói ‘muốn rút ống thở’ là bạn bè hiểu hết tình hình rồi”.

Theo Hà, những từ lóng như thế này không chỉ giúp biểu đạt cảm xúc rõ ràng mà còn mang tính giải trí, gần gũi với giới trẻ. “Cũng như cách tụi mình hay dùng từ 'xịt keo', ‘toang’, hay ‘xỉu up xỉu down’ vậy. Có gì đó vừa cường điệu, vừa dễ thương, nghe là muốn bật cười liền”, bạn nói thêm.

'Rút ống thở' là gì mà Gen Z liên tục nhắc đến thời gian gần đây? ảnh 5

Lê Ngọc Hà chia sẻ thường dùng "rút ống thở" theo cách vui vẻ, tích cực. (Ảnh: NVCC)

Còn với Nguyễn Hồng Anh (21 tuổi, Hà Nội), "rút ống thở" không đơn thuần là cách nói vui. “Đôi lúc mình thấy mình như đang rút ống thở thật khi stress quá nhiều, học hành, công việc, chuyện cá nhân dồn dập. Nhưng nói vậy cho vui thôi, vì tụi mình biết cười để vượt qua chứ không phải than vãn bi quan”.

Cô bạn cũng chia sẻ rằng, nhiều lúc chính những trend hài hước như vậy lại khiến bạn cảm thấy “dễ thở” hơn giữa cuộc sống đầy áp lực.

Chuyên gia nói gì?

Chia sẻ với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Tiến sĩ Trần Thị Hồng Hoa, khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận định: “Sự vận động và biến đổi là xu thế tất yếu của ngôn ngữ. Việc tái định nghĩa từ ngữ hay dùng sai nghĩa gốc là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ mạng, nhất là với thế hệ trẻ”.

'Rút ống thở' là gì mà Gen Z liên tục nhắc đến thời gian gần đây? ảnh 6

Tiến sĩ Trần Thị Hồng Hoa, khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (Ảnh: NVCC)

Theo bà, từ lóng như “rút ống thở” thuộc nhóm từ ngữ biến thể với tính biểu cảm cao, thể hiện cảm xúc và tình huống một cách súc tích nhưng đậm chất văn hóa internet. “Giống như trước đây chúng ta có từ 'toang', 'về vườn', hay 'chán như con gián', thì ‘rút ống thở’ cũng phản ánh khả năng ‘thẩm thấu văn hóa’ nhanh nhạy của Gen Z", bà nói.

Tuy nhiên, bà cho biết hiện nay nhiều bạn trẻ ngày nay đang sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, không hiểu đúng nghĩa của từ, lạm dụng dùng từ theo “trend”, dẫn đến tình trạng dùng sai, dùng ẩu, gây phản cảm cho người nghe. Đây là dấu hiệu "đi lùi” của ngôn ngữ, không nên cổ vũ, phát tán.

Tiến sĩ cũng khuyến cáo: “Với những từ tương đối nhạy cảm, liên quan đến đạo đức, tư tưởng, văn hóa… các bạn trẻ chú ý ngoài việc tìm hiểu nghĩa của từ còn cần cân nhắc về đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để có sự lựa chọn cho phù hợp. Muốn sáng tạo ngôn ngữ thì phải hiểu đúng, hiểu đủ về tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến ngôn ngữ đó. ”.

MỚI - NÓNG
50 ‘bông hoa’ thanh niên Thái Nguyên tỏa sáng trong hành trình làm theo lời Bác
50 ‘bông hoa’ thanh niên Thái Nguyên tỏa sáng trong hành trình làm theo lời Bác
SVVN - Thiết thực Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh Đoàn Thái Nguyên tổ chức chương trình Tuyên dương 50 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác', năm 2025. Những tấm gương tiêu biểu được vinh danh là niềm tự hào của tuổi trẻ toàn tỉnh, là minh chứng sống động cho tinh thần học tập, lao động, cống hiến theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Chàng tân kỹ sư phần mềm bước từ phòng lab ra thế giới
Chàng tân kỹ sư phần mềm bước từ phòng lab ra thế giới
SVVN - Hồ Lê Minh Thạch chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình trở thành một kỹ sư phần mềm, song chính nền tảng kiến thức vững chắc có được từ RMIT Việt Nam và trải nghiệm với khóa học về khoa học máy tính của Harvard đã dấy lên đam mê lập trình và tiếp thêm sức mạnh để anh theo đuổi sự nghiệp này.

Có thể bạn quan tâm

Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

SVVN - Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) năm 2024, cũng như nhiều người bạn cùng lớp, Nhâm Nguyễn Nhật Minh đang phấn đấu, dần khẳng định bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Hiện, cậu bạn đang đảm nhiệm vị trí kỹ sư kiểm thử tại Hyundai Kefico, công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển và sản xuất các thiết bị phụ trợ cho ô tô của Việt Nam và khu vực.
Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

SVVN - Tối 22/4, bầu trời Thủ đô bừng sáng với màn pháo hoa tầm cao tráng lệ, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngắm những loạt pháo hoa rực rỡ sắc màu, phía chân trời là dáng vẻ hiện đại của những tòa cao ốc, và ngay dưới ánh pháo hoa, người dân hạnh phúc, sum vầy bên người thân, tạo nên một khung cảnh khiến nhiều bạn trẻ cảm nhận sâu sắc: "Đây chính là vẻ đẹp của hòa bình."
Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

SVVN - Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam không chỉ là sự kiện đáng nhớ mà còn là cơ hội để nhiều ý tưởng kinh doanh nở rộ. Trong số đó, nổi bật lên hai xu hướng đang được giới trẻ hào hứng đón nhận: Chụp ảnh lấy liền tại các tiệm Photobooth theo chủ đề lịch sử và trải nghiệm không gian quán cà phê mang đậm màu sắc ngày thống nhất...
Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

SVVN - Nguyễn Phạm Hồng Đào, sinh năm 1997 tại TP.HCM, là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ trẻ Việt Nam hội nhập quốc tế với tinh thần dấn thân và sáng tạo. Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, cô từng ghi dấu ấn qua hoạt động xã hội, đối ngoại và các dự án cộng đồng. Hiện Hồng Đào là học viên thạc sĩ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao tại Đại học Canterbury (New Zealand) theo học bổng toàn phần Manaaki.