Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hội thảo “Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?” do báo Tiền Phong phối hợp với trường ĐH Hồng Bàng tổ chức tại TP. HCM vào sáng 26/5 đã mang đến cho nhiều sinh viên chuyên ngành y tham dự có thêm những kiến thức bổ ích về kinh nghiệm ứng xử với sự cố y khoa ra sao từ những chia sẻ của các bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu hiện nay.

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho biết, sự cố y khoa (SCYK) dù là điều không mong muốn nhưng rất dễ xảy ra trong thực tế khám chữa bệnh. Nguyên nhân có thể do khách quan hoặc chủ quan, vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là nhận diện để hạn chế tối đa việc này, nếu đã xảy ra thì hạn chế tối đa tác hại của sự cố.

Theo nhà báo Lê Xuân Sơn, thời gian qua, thỉnh thoảng lại rộ lên SCYK ở đây đó, thu hút sự chú ý lớn của xã hội. Đặc biệt, từ khi có mạng xã hội thì thông tin về các sự cố này bùng lên, có thể chính xác hoặc không, đã bị thổi phồng, thậm chí có thể bị "dựng đứng", gây ra nhiều hệ lụy trong xã hội.

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 1
Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập báo Tiền Phong phát biểu khai mạc Hội thảo "Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?". (Ảnh: Phạm Thọ)

Tham dự buổi hội thảo, TTND. PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ, SCYK là câu chuyện phong phú, cần hiểu rõ để xử lý và phòng ngừa trong ngành y tế.

PGS. TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, khi xảy ra SCYK, bệnh viện tư thì dễ 'sập tiệm’, bệnh viện công thì ‘mang tai tiếng’. Do đó, lãnh đạo các bệnh viện cần thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, Cục Khám chữa bệnh, để tránh SCYK. “SCYK không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả nước tiên tiến đều có thể xảy ra. Các sinh viên cần hiểu biết thêm về pháp luật, nhà trường cần quan tâm tổ chức nhiều hơn các hội thảo khoa học như thế này để sinh viên tiếp cận thực tế. Thầy thuốc phải được mua bảo hiểm trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho mình. Nếu xảy ra SCYK thì hãy bình tĩnh, nhìn thẳng vào sự thật và công khai xin lỗi bệnh nhân”, PGS. TS Lương Ngọc Khuê phát biểu.

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 2
TTND. PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

Dưới góc độ người làm công tác đào tạo, TS Nguyễn Thành Đức - Trưởng khoa Y, trường ĐH quốc tế Hồng Bàng cho biết, các sinh viên ngành Y cần phải đối diện, làm quen và làm chủ với SCYK ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

TS Đức cũng mong muốn, Bộ Y tế cần đưa nội dung An toàn người bệnh trở thành một môn học chính thức trong chương trình đào tạo của các trường đại học khối ngành sức khỏe. Bởi đây là vấn đề giúp đảm bảo sức khỏe trực tiếp cho người bệnh và góp phần kiểm soát và xử lý tốt ngay khi SCYK xảy ra.

Tham dự buổi tọa đàm, BSCKII Nguyễn Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy nêu vấn đề: “SCYK là vấn đề không thể tránh khỏi trong các bệnh viện. Vấn đề là chúng ta xử lý làm sao để nó không xảy ra nữa, ứng xử hậu SCYK ra sao?”, BS Việt nói.

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 3

BSCKII Nguyễn Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Phạm Thọ)

BS Việt cũng chia sẻ thêm, hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy quy định, khi có SCYK thì bác sĩ đứng mổ phải báo cáo sự cố. Còn người quản lý chất lượng của bệnh viện báo cáo chi tiết, để thời gian cho bác sĩ làm việc. Khi có SCYK thì y, bác sĩ phải đối mặt với người nhà bệnh nhân, thanh tra, đồng nghiệp, báo chí… Chúng ta chưa lập hội đồng đánh giá, chưa kết luận gì thì SCYK đã lên báo, “tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa” khiến y, bác sĩ chịu nhiều áp lực”, BS Việt nêu thực trạng.

BSCKII Âu Thanh Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM cho rằng, phải ghi nhận đầy đủ về các SCYK. Từ đó, chú trọng công tác tập huấn, đào tạo, tạo dựng văn hóa an toàn người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm. Mặt khác, cũng cần có công cụ ghi nhận SCYK nhanh nhất, bên cạnh việc người lãnh đạo có cơ chế thưởng phạt phân minh trong SCYK.

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 4

BSCKII Âu Thanh Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM. (Ảnh: Phạm Thọ)

Chia sẻ tại hội thảo, TS. BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho rằng, SCYK có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình tương tác giữa nhân viên y tế với người bệnh. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến các SCYK gồm: Chẩn đoán chậm trễ; thiếu trang thiết bị, nhân lực phù hợp; thất bại trong thời gian theo dõi; tác hại do dùng quá nhiều loại thuốc; nhiễm trùng bệnh viện; phẫu thuật sai vị trí; thiếu trang thiết bị; huyết khối tĩnh mạch loét tì đè; sự cố do môi trường tương tác...

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 5
TS. BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ. (Ảnh: Phạm Thọ)

Dưới góc độ quản lý một bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa, BS Phan Thị Hằng - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương nhìn nhận, đối với trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, nếu không có sàng lọc và đánh giá đúng mực, có khả năng xảy ra những vấn đề gây sốc cho gia đình sản phụ. Theo BS Hằng, những lỗi thường gặp trong SCYK thường có sự ngộ nhận của người bệnh, có khuynh hướng đổ lỗi cho bác sĩ. Dẫu vậy, chúng ta cũng không nên bác bỏ những lỗi xuất phát từ các yếu tố thuộc về chuyên khoa, chuyên ngành.

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 6

BS Phan Thị Hằng - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương. (Ảnh: Phạm Thọ)

“Khi sự cố xảy ra, nếu chúng ta xử lý không khéo hoặc bưng bít thông tin sẽ khiến người bệnh và gia đình càng tức giận và phản ứng mạnh, đặc biệt là loại bỏ văn hóa buộc tội. Bên cạnh đó, phải đề cao văn hóa tôn trọng, thông hiểu về các vấn đề sự cố và tìm kiếm sự đồng thuận, chia sẻ từ phía gia đình người bệnh”, BS Hằng chia sẻ.

Theo TS. BS Bùi Minh Trạng - Giám đốc Viện Tim TP. HCM, nghề y là chẩn đoán bệnh. “Cũng giống như việc dự báo thời tiết, nói hôm nay nắng thì trời lại mưa nhưng người ta dễ thông cảm hơn. Trong khi ngành y, người ta không chấp nhận vì liên quan đến sinh mạng. Ngành y tế chịu nhiều áp lực lắm, từ xã hội, bảo hiểm y tế, bệnh nhân… Khi xảy ra vấn đề gì trong ngành y thì thường mọi người cố tình tìm lỗi chứ không tìm nguyên nhân, tìm cách khắc phục. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng thỉnh thoảng cũng có sự cố xảy ra. Nguyên nhân là do con người gây ra, thứ hai là quy trình. Những người thầy làm lâu trong ngành y thường nói, có những vấn đề y khoa nằm ngoài sự hiểu biết của bác sĩ, chỉ mong khoa học ngày càng phát triển để hạn chế được SCYK", TS. BS Trạng nhấn mạnh.

ThS Trần Thúy Trâm Quyên, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết, trường rất vinh dự được đồng hành cùng báo Tiền Phong tổ chức Hội nghị khoa học sức khỏe với chủ đề “Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?” - một sự kiện được giới y học, truyền thông cũng như người dân quan tâm.

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 7

ThS Trần Thúy Trâm Quyên, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. (Ảnh: Phạm Thọ)

Là một trường đại học với 36 ngành, đa bậc học từ đại học đến sau đại học, gồm thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa I, đào tạo liên tục… và đa lĩnh vực, trong đó lấy khối ngành sức khỏe làm mũi nhọn với đầy đủ các chuyên ngành Y, Nha, Dược, Điều dưỡng, Xét nghiệm y học, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, bên cạnh các khối Quản trị - Kinh tế - Luật; KHXH&NV, Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế... trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng rất coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và xem những hội nghị khoa học như thế này là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, cho cả giảng viên, sinh viên, học viên. "Trường mong muốn được tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và các đơn vị để tổ chức những hội nghị khoa học như thế này trong thời gian tới", bà Quyên nói.

Sinh viên có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành qua Hội thảo ‘Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?’ ảnh 8

Rất đông sinh viên chuyên ngành y đã có mặt tham dự buổi hội thảo.

Sau 3 giờ diễn ra Hội thảo “Ứng xử ra sao với sự cố y khoa”, với những chia sẻ chuyên môn cũng như câu chuyện thực tế từ các chuyên gia y tế, chương trình khép lại với phần trao học bổng Hippocrates trị giá 250 triệu đồng/phần dành cho 3 học sinh THPT có thành tích học tập xuất sắc, có truyền thống gia đình công tác và đóng góp trong ngành Y tế.

Hội thảo có báo cáo tham luận “Hướng dẫn phòng ngừa và quản lý SCYK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” do BSCKII Bùi Nguyễn Thành Long, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP. HCM trình bày; tham luận: “Góc nhìn của người trong cuộc những ứng xử thường gặp và đề xuất" do TS. BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ trình bày; tham luận "Tai biến trong y khoa và khía cạnh pháp lý" do TS. BS Bùi Minh Trạng, Giám đốc Viện Tim TP. HCM trình bày; tham luận: “Thực trạng ngành phẫu thuật thẩm mỹ Việt Nam” do TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW trình bày.

Ngoài ra, còn có nội dung thảo luận của các bác sĩ đại diện nhiều bệnh viện trên địa bàn TP. HCM như Bệnh viện ĐH Y Dược, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện…

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

SVVN - Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ GD - ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng Sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

SVVN - Sáng 16/9, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Sau 2 tiếng phát động, gần 100 triệu đồng được quyên góp, số tiền này sẽ được gửi đến chính những sinh viên của Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN đang gặp khó khăn, gia đình thiệt hại do bão lũ. 
Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Báo Tiền Phong phối hợp cùng Học viện Tài chính và Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia tổ chức chương trình “Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập”, mở màn chuỗi 15 chương trình toạ đàm hướng nghiệp “Trường học hay Trường đời” sẽ được tổ chức tại nhiều trường đại học, học viện trong thời gian tới.
Hàng nghìn chỗ trọ uy tín dành cho tân sinh viên TP. HCM

Hàng nghìn chỗ trọ uy tín dành cho tân sinh viên TP. HCM

SVVN - Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM cho biết, hiện trung tâm đã và đang tiếp nhận hơn 2.200 chỗ trọ thuộc 600 địa chỉ nhà trọ và giới thiệu hệ thống 15 ký túc xá của các trường đại học, cao đẳng. Mức giá thuê trung bình từ 2,5 - 4 triệu đồng/phòng/tháng, dành cho 2 - 3 người ở.