Sinh viên ĐHQG Hà Nội đến trường từ 14/2

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Theo kế hoạch, ĐHQG Hà Nội chuẩn bị các công tác chống dịch, đảm bảo an toàn cho sinh viên, học viên học trực tiếp từ 14 - 28/2.

Tại Hội nghị giao ban công tác đào tạo năm học 2021 - 2022 của ĐHQG Hà Nội, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải đã có ý kiến về công tác chuẩn bị cho sinh viên trở lại trường học tập trực tiếp từ học kỳ 2 năm học 2021 - 2022.

Theo đó, Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 283/ BGDĐT-GDTC ngày 24/1/2022 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT thì việc đưa người học trở lại trường học trực tiếp lúc này là cần thiết và phải được triển khai nhanh đối với tất cả bậc học, đặc biệt là bậc đại học.

Sinh viên ĐHQG Hà Nội đến trường từ 14/2 ảnh 1

Sinh viên ĐHQG Hà Nội.

Do đó, ĐHQG Hà Nội đề nghị các đơn vị đào tạo khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, tổ chức giảng dạy học tập theo lịch trình năm học (thời gian bắt đầu học kì 2 là ngày 14/2/2022 nhưng cần có thời gian hai tuần đầu để chuẩn bị các điều kiện học tập trực tiếp) đảm bảo các điều kiện cho tất cả sinh viên trở lại trường học tập trực tiếp chậm nhất là ngày 28/2/2022 (khuyến khích các đơn vị cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp từ ngày 14/2/2022) và tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ sinh viên trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Về điều kiện để sinh viên trở lại học tập trực tiếp, ĐHQG Hà Nội khuyến nghị sinh viên tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin phòng COVID-19; Đối với những sinh viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đơn vị liên hệ với Bệnh viện, Y tế địa phương để hỗ trợ sinh viên được tiêm ngay trong tuần đầu trở lại trường học; xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh phù hợp với thực tế và phương án chăm lo hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 sống xa gia đình, ở trọ bên ngoài cũng như trong Ký túc xá; có phòng cách ly riêng ở khu giảng đường khi phát hiện sinh viên nghi F0 và thiết bị đo nhiệt độ, nước sát khuẩn, khẩu trang... để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Các đơn vị đào tạo cần có kế hoạch, hướng dẫn học bù, học lại, thi lại cho sinh viên không may mắc COVID-19 (F0) và sinh viên thuộc diện phải cách ly (F1) sao cho phù hợp và đảm bảo chất lượng đào tạo (đơn vị đào tạo không được thu thêm học phí, lệ phí và chủ động xây dựng chính sách chung cho các đối tượng này).

Thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Có số điện thoại hotline thông báo ở các khu giảng đường để hỗ trợ sinh viên khi cần;

Khẩn trương gửi các giáo trình còn thiếu về Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQG Hà Nội để số hóa giáo trình phục vụ người học (có thể dễ dàng tìm kiếm các tài liệu cần thiết cho ngành học của mình);

Các đơn vị có sinh viên quốc tế tiếp nhận sinh viên, xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp theo các quy định hiện hành của ĐHQG Hà Nội và của Bộ GD - ĐT, đồng thời gửi danh sách sinh viên cần hỗ trợ nhập cảnh, xin visa về ĐHQG Hà Nội.

Tại Hội nghị, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải đánh giá cao tính thích ứng của các đơn vị và đề nghị lãnh đạo các Ban chức năng, Thủ trưởng các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ, có giải pháp cụ thể, thái độ sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, linh hoạt chuyển đổi hình thức học tập, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; Các đơn vị điều chỉnh kế hoạch dạy và học phù hợp với chỉ đạo của ĐHQG Hà Nội và khẩn trương thông báo cho sinh viên biết kế hoạch quay trở lại trường học trực tiếp, đồng thời báo cáo ĐHQG Hà Nội (qua Ban Đào tạo) kế hoạch của đơn vị chậm nhất trước ngày 21/2/2022.

MỚI - NÓNG
Ứng viên trẻ nhất vừa được công nhận đạt chuẩn Phó Giáo sư là nữ giảng viên 9X, ngành Kinh tế
Ứng viên trẻ nhất vừa được công nhận đạt chuẩn Phó Giáo sư là nữ giảng viên 9X, ngành Kinh tế
SVVN - TS Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, quê ở Bình Lục, Hà Nam) đã trở thành tân Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam, năm 2024. Hiện đang giảng dạy tại khoa Kinh doanh Quốc tế (Học viện Ngân hàng), chị là ứng viên Phó Giáo sư ngành Kinh tế. Ba nhà nghiên cứu thuộc thế hệ 9X khác là: Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Thị Hoa Hồng và Vũ Thu Trang cũng đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư đợt này.

Có thể bạn quan tâm

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

SVVN - Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. Bằng tình yêu nghề, sự nhẫn nại và lòng kiên trì, cô không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn mà còn xây dựng cho các em nền tảng để tự lập, hòa nhập cuộc sống.
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.
Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

SVVN - Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa", quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên nêu bật thực trạng bất cập khi Việt Nam, dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel, vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao.
Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

SVVN - Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Huyền đã lựa chọn hòn đảo Hoàng Châu (Cát Hải, TP. Hải Phòng) để gieo tri thức và ươm mầm ước mơ cho trẻ em xã đảo. Với lòng nhiệt huyết, cô không ngừng sáng tạo trong giảng dạy và truyền cảm hứng cho từng học trò, vượt qua khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió.
Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác thi và thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, giai đoạn 2020 – 2024, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: “Năm nay, cả xã hội quan tâm rất nhiều tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì là năm đầu thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh, giáo viên, phụ huynh, cả xã hội chờ đợi. Chúng ta đang làm việc chăm lo cho kỳ thi, cũng là nhiệm vụ nặng nề, quan trọng của ngành trong năm 2025”.