Sinh viên được nghe kiến thức về lỗ đen và Vũ trụ học từ giáo sư quốc tế đầu ngành

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề “Chụp ảnh và nghiên cứu lỗ đen, vũ trụ học”, với phần trình bày hấp dẫn từ GS Paul Ho – Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á - một trong 8 đài quan sát tham gia chụp được bức ảnh đầu tiên về lỗ đen vũ trụ.

Bốn năm trước, trong chuyến công tác đến TP. HCM, GS Paul Ho đã có cơ hội chia sẻ với những người yêu thích Thiên văn học tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tấm hình chụp lỗ đen M87. Trở lại đây sau 4 năm, ông gặp gỡ và có buổi nói chuyện cùng các bạn sinh viên trong khối ĐHQG TP. HCM về hành trình ghi lại những bức ảnh chụp lỗ đen và tiềm năng của các đài thiên văn khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam, trong lĩnh vực này.

Sinh viên được nghe kiến thức về lỗ đen và Vũ trụ học từ giáo sư quốc tế đầu ngành ảnh 1

Rất đông các bạn sinh viên tham dự buổi nói chuyện với GS Paul Ho

Sinh viên được nghe kiến thức về lỗ đen và Vũ trụ học từ giáo sư quốc tế đầu ngành ảnh 2

Cụ thể, về quá trình chụp bức ảnh lỗ đen, GS Paul Ho chia sẻ, bên cạnh đội ngũ nhân lực với hơn 200 nhà nghiên cứu, nhiều trạm thiên văn trên khắp các châu lục đã phải mất hàng chục năm để phát triển các công nghệ và thiết bị để phục vụ cho công trình nói trên. Trong quá trình này, nhiều nghiên cứu về các vật liệu mới cũng như các phát triển trong lĩnh vực Dữ liệu lớn (Big Data) đã mang lại nhiều đổi mới trong xã hội.

Sinh viên được nghe kiến thức về lỗ đen và Vũ trụ học từ giáo sư quốc tế đầu ngành ảnh 3
GS Paul Ho trả lời những thắc mắc của các bạn sinh viên.
Sinh viên được nghe kiến thức về lỗ đen và Vũ trụ học từ giáo sư quốc tế đầu ngành ảnh 4

Bên cạnh đó, GS Paul Ho cũng đề cập đến tầm quan trọng của các đài quan sát ở châu Á trong việc nghiên cứu và chụp ảnh lỗ đen. Hơn nữa, ông nhấn mạnh những thế mạnh mà Việt Nam đang sở hữu để trở thành một đài quan sát quan trọng của khu vực. Cụ thể, ông chỉ ra tiềm năng kinh tế của Việt Nam, trong những năm gần đây đã đạt mức tăng trưởng GDP hằng năm khá cao, kể cả giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19.

Tiếp đó, ông dành nhiều thời gian giải đáp các thắc mắc đến từ các bạn học sinh, sinh viên tham dự hội thảo. Buổi trao đổi diễn ra trong không khí sôi nổi từ những câu hỏi đầy thú vị của khán giả và những giải đáp nhiệt tình của GS Paul Ho.

Sinh viên được nghe kiến thức về lỗ đen và Vũ trụ học từ giáo sư quốc tế đầu ngành ảnh 5

GS. Paul Ho muốn hợp tác với các viện khoa học trong nước thực hiện nghiên cứu vật lý thiên văn vì Việt Nam có nhiều nhân lực giỏi.

Cuối cùng, GS Paul Ho bày tỏ mong muốn được hợp tác cùng Việt Nam nói chung và trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) nói riêng trong việc xây dựng và phát triển đài thiên văn tại Việt Nam, phục vụ nghiên cứu lĩnh vực thiên văn học. “Tôi luôn tin tưởng vào tiềm năng của thế hệ tương lai trong việc phát triển những nghiên cứu trong lĩnh vực thiên văn học. Các bạn cần có niềm tin rằng thế giới rồi sẽ trở nên tốt đẹp hơn”, GS Paul Ho nhấn mạnh.

GS Paul Ho là người Mỹ gốc Đài Loan (TQ). Ông tốt nghiệp đại học và tiến sĩ về Vật lý tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Giáo sư ĐH Harvard và là nhà khoa học cao cấp của Đài quan sát Smithsonian. Các hướng nghiên cứu khoa học của GS Paul Ho bao gồm: phổ phân tử, quá trình hình thành sao và hành tinh, từ trường, lỗ đen siêu lớn, các thiên hà, vũ trụ học. Ông đã công bố hơn 400 bài báo quốc tế uy tín, trong đó có hàng chục công trình được đăng trên tạp chí Nature Science.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.