Cơ hội nào cho sinh viên khi hiện tại thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực ngành thủy lợi, xây dựng?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, chuyển đổi số trong xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi ngày càng lớn thì nhu cầu nguồn nhân lực cho các ngành nghề này đòi hỏi gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các dịch vụ ngành nghề mới, các công việc trong lĩnh vực xây dựng và thủy lợi không được giới trẻ thực sự quan tâm, điều này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực này trong tương lai.

Đó là chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Ngọc Thắng, trường ĐH Thủy lợi tại Hội thảo “Xây dựng - Thủy lợi bền vững” và ký kết hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các khoa đào tạo khối ngành Xây dựng của 10 trường đại học khu vực phía Nam, do Phân hiệu trường ĐH Thủy lợi phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam, tổ chức mới đây.

Tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Ngọc Thắng dẫn chứng, hiện cả nước có hơn 7 triệu lao động làm trong ngành xây dựng, song nhiều chuyên gia dự báo, nhu cầu của ngành này sẽ tăng thêm khoảng 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm và đến năm 2030, số người làm trong ngày này có thể đạt tới 12 - 13 triệu người. Còn đối với ngành thủy lợi, từ năm 2021 - 2025, mỗi năm cần thêm khoảng 600 - 800 kỹ sư. Tuy nhiên, cả hai ngành trên đều đang thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao, nguyên do là tính thu hút của các ngành này đang đi xuống và không được học sinh ưa chuộng.

Cơ hội nào cho sinh viên khi hiện tại thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực ngành thủy lợi, xây dựng? ảnh 1

PGS. TS Nguyễn Ngọc Thắng, trường ĐH Thủy lợi chia sẻ tại hội thảo.

“Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu sự hiểu biết về ngành này, nhiều học sinh và phụ huynh không biết rõ về công việc và cơ hội nghề nghiệp của ngành xây dựng và thủy lợi. Mặt khác, tính chất công việc của ngành xây dựng và thủy lợi khá khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân không thu hút được học sinh đến với khối ngành, nhiều công trình được xây dựng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Đặc biệt, thu nhập của ngành xây dựng và thủy lợi thấp hơn so với nhiều ngành khác như công nghệ thông tin hay tài chính, ngân hàng”, PGS. TS Nguyễn Ngọc Thắng nêu.

Về đào tạo, ông Thắng cho biết, cả nước có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng và trên 300 cơ sở đào tạo nghề có đăng ký đào tạo chuyên ngành xây dựng, thủy lợi. Tuy nhiên, việc đào tạo ở các trường còn nhiều hạn chế và thách thức do chất lượng tuyển sinh đầu vào sụt giảm; chương trình đào tạo dù được cập nhật, kiểm định nhưng chưa thực sự gắn kết với việc đào tạo nguồn nhân lực trong chiến lược phát trình của ngành…

Cơ hội nào cho sinh viên khi hiện tại thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực ngành thủy lợi, xây dựng? ảnh 2
Các đơn vị ký kết hợp tác trong tại hội thảo.

“Từ đó, dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhiều công trình lớn vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhân lực của nước ngoài, kể cả lực lượng thiết kế, giám sát và vận hành thiết bị tiên tiến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xây dựng Việt Nam không thể cạnh tranh khi đấu thầu các dự án trong và ngoài nước”, ông Thắng nói.

Trước những vấn đề trên, ông Thắng đề xuất các trường cần tăng cường thông tin về khối ngành xây dựng – thủy lợi, giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về công việc và cơ hội nghề nghiệp; đưa ra các chính sách học bổng hấp dẫn để thu hút, việc cung cấp học bổng giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho học sinh và phụ huynh đồng thời cũng giúp khuyến khích học sinh nỗ lực hơn trong học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn.

Tại buổi thảo, 10 đơn vị đã ký kết hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.