Thầy, cô bám bản dạy chữ ở nơi mà nước sinh hoạt quý như vàng

SVVN - Đến với mảnh đất Dìn Chin (Mường Khương, tỉnh Lào Cai), nơi đây khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Đặc biệt là nước, nước với người dân ở nơi đây được quý như vàng. Cứ sáng sớm hoặc sau buổi chiều tan học, cô Lồ Thị Lan cùng với các thầy cô và các em học sinh chuẩn bị can, đòn gánh để đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt.

Hành trình trở thành giáo viên

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà có 4 chị em, để được đi học là điều rất khó khăn với gia đình cô Lan, đặc biệt là gia đình người dân tộc thiểu số. Trong nhà mẹ là người lao động chính. Để được đi học, cô Lan và các anh, chị em trong nhà phải tranh thủ phụ giúp mẹ việc nhà như: Chăn trâu, làm nương, làm rẫy, nấu cơm...

Thầy, cô bám bản dạy chữ ở nơi mà nước sinh hoạt quý như vàng ảnh 1 Cô Lồ Thị Lan trên bục giảng tại trường Tiểu học Dìn Chin, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Thấu hiểu sự khó khăn vất vả của mẹ, cô Lan luôn tâm niệm bản thân phải không ngừng cố gắng học tập, theo đuổi ước mơ để trở thành cô giáo của bản, làng.

Sự cố gắng của cô đã được đền đáp xứng đáng, tháng 6/2011 khi hoàn thành chương trình học sư phạm và đến tháng 9/2012 cô Lan được nhận quyết định đến công tác tại trường Tiểu học Dìn Chin, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Nước sinh hoạt quý như vàng

Đóng chân ở khu vực giáp ranh biên giới, nhiều năm các thầy cô và học sinh trường Tiểu học Dìn Chin, luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Hằng ngày, ngoài thời gian lên lớp các thầy, cô giáo và các em học sinh trong trường còn phải thay nhau đi xách từng xô nước trong khe núi cách trường gần 1 km để lấy nước, nấu ăn và sinh hoạt.

Thầy, cô bám bản dạy chữ ở nơi mà nước sinh hoạt quý như vàng ảnh 2 Cô Lan bám bản dạy chữ cho học sinh.

Cứ sáng sớm hoặc sau buổi chiều tan học các thầy cô và các em học sinh chuẩn bị can, đòn gánh để đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Gọi là lấy nước nhưng thực tế là đi hứng từng giọt nước. Dường như mỗi can nước là một phép thử về sự kiên nhẫn của người đi lấy nước. “Để có nước sinh hoạt thì thầy, cô và trò phải mang can đi lấy nước về. Mùa mưa còn tương đối dễ lấy, chứ đến mùa khô thì khó khăn, vất vả hơn nhiều. Các thầy, cô phải đèo can đi hơn 10 km để lấy nước. Đi lấy nước xa thì phải xếp hàng đợi, có khi xếp hàng tận 2 tiếng đồng hồ mới đến lượt. Một can nước 20 lít có khi chỉ sử dụng được một lần, chính vì vậy, nước ở đây quý như vàng vậy”, cô Lan chia sẻ.

Cách nguồn nước này không xa, vẫn có các khe nước khác, nhưng ngặt nỗi, để lấy được nước từ đó mang về, phải đi qua nhiều đoạn đường đá lởm chởm, dốc cao, người không mang nổi, có khi mang về đến nhà thì nước bị rớt vãi, đổ hết. Vất vả xách từng xô nước nên các thầy cô và các em học sinh rất tiết kiệm khi sử dụng. Nước thừa sau khi rửa rau, vo gạo, rửa bát, đĩa lại được dùng để dội nhà vệ sinh, tưới rau...

Vất vả xách từng xô nước nên các thầy cô và các em học sinh rất tiết kiệm khi sử dụng. Nước thừa sau khi rửa rau, vo gạo, rửa bát, đĩa lại được dùng để dội nhà vệ sinh, tưới rau.

Thiếu nước sinh hoạt nên cuộc sống hằng ngày gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thầy cô và học sinh phải dùng nước rất tiết kiệm như: Dùng nước vo gạo để rửa rau, dùng nước rửa rau để rửa bát. Ở đây, với điều kiện thiếu thốn về nước nên cô Lan rất thích trời mưa. Trời mưa, cô Lan và các thầy cô trong trường lại rủ nhau ra người hứng nước nưa để dùng, có khi mang quần áo ra để giặt giũ, rửa bát đũa...

Niềm vui là sự trưởng thành của các em

Mặc dù sống trong điều kiện khó khăn là vậy nhưng cô Lan rất vui khi bạn bè, đồng nghiệp sống đùm bọc, thân ái như anh em trong một gia đình, luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau mỗi khi gặp khó khăn.

Trường nơi cô Lan công tác 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, các em còn hạn chế về khả năng dùng tiếng phổ thông nên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và học tập. Khó khăn là vậy, nhưng không vì thế mà cô Lan nản lòng, bởi bản thân cũng là người dân tộc nên cô rất hiểu những khó khăn, vất vả của học trò. Các em bị thiệt thòi quá nhiều, mọi thứ phục vụ cho việc học đều thiếu thốn.

Thầy, cô bám bản dạy chữ ở nơi mà nước sinh hoạt quý như vàng ảnh 3 Đại diện Ban Tổ chức chương trình trao quà cho thầy và trò trường Tiểu học Dìn Chin, xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Chính vì mong muốn để các em không bị mù chữ, rồi tương lai lại phải gắn bó cả đời với nương rẫy mà cái đói, cái nghèo vẫn cứ bám riết lấy các em. “Tôi nghĩ, mình phải chịu khó hi sinh một chút, chấp nhận những khó khăn, tìm tòi, khắc phục những khó khăn đó để dạy cho các em con chữ, giúp các em có kiến thức, hành trang để bước vào cuộc sống trong tương lai”.

Để làm được điều đó, trong quá trình giảng dạy, cô Lan vừa làm bạn, vừa học tiếng của các em để cùng trò chuyện, hướng dẫn các em cách học, rèn luyện cho các em các kỹ năng sống, động viên khuyến khích các em đi học đều. Cô Lan rất sợ các em vì khó khăn mà phải nghỉ học để theo cha, mẹ lên nương, lên rẫy. Đã không ít lần, cô và đồng nghiệp phải đi vào tận nơi để vận động, gọi học sinh đến trường. Với cô Lan và đồng nghiệp thì niềm vui và món quà quý giá nhất của những người thầy, cô đứng trên bục giảng là mong sao các em không bỏ trường, bỏ lớp. 

Còn gì vui hơn nếu hạt giống gieo trồng năm nào, với biết bao tình cảm, nay lại đơm hoa kết trái. Dù là thầy, cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, biết tính toán, trở thành người có ích cho xã hội. Với cô Lan, tuổi trẻ phải khát khao, phải hy vọng, luôn giữ trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, hun đúc khát khao làm giàu cho bản thân và góp phần là giàu cho chính quê hương, đất nước.

“Cô Lồ Thị Lan là một cô giáo trẻ, nhiệt huyết, giỏi chuyên môn, cô đã giành được nhiều thành tích trong công tác và là một tổ trưởng giỏi cấp Huyện. Trong quá trình công tác luôn luôn được học trò và đồng nghiệp yêu quý. Trong cuộc sống hằng ngày, cô Lan là một người giản dị, hòa đồng, gần gũi với bà con nhân dân và đồng nghiệp”, thầy Trần Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Dìn Chin cho biết.

Cô giáo Lồ Thị Lan là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 do T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ GD - ĐT, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long thực hiện, nhằm vinh danh các các giáo viên là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Đến thăm cô Lồ Thị Lan và các em học sinh trường Tiểu học và THCS Dìn Chin, huyện Mường Khương, Lào Cai, ông Trịnh Văn Hào – Giám đốc Marketing của Tập đoàn Thiên Long, đại diện Ban Tổ chức chương trình chia sẻ: “Có thể nói, với tất cả những nỗ lực của các thầy cô, có lẽ một từ “cảm ơn” là chưa đủ để tuyên dương những “người hùng thầm lặng" nơi non cao hiểm trở này. Chỉ nói về những nỗ lực phấn đấu học tập, các thầy cô đã là những tấm gương sáng trong xã hội. Nhưng giờ đây, các thầy cô còn là động lực chân thực nhất để chắp cánh cho con em dân tộc thiểu số tiếp tục ước mơ, phấn đấu học hành, thay đổi tương lai của chính mình và của bản làng mình. Ý chí và nghị lực phi thường này thật sự đáng được trân trọng và tri ân”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

SVVN - Đằng sau mỗi bài giảng về Điện tử – Viễn thông hay Kỹ thuật Máy tính, ThS Vũ Ngọc Quý không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần chủ động cho sinh viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, anh chia sẻ những bài học quý giá về cách thức biến lý thuyết thành hành động thực tế, giúp sinh viên không chỉ học mà còn áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

SVVN - Lừa đảo qua mạng đang trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất với sinh viên, đặc biệt là những ai thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Trong chương trình tuyên truyền tại Ký túc xá Ngoại ngữ (Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQG Hà Nội), các chuyên gia là công an đã chia sẻ những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo và cách để sinh viên phòng tránh, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình khỏi những mánh khóe trên không gian mạng.
Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

SVVN - Tối 28/11 tại Hà Nội, giải thưởng cao nhất CSC Award 2024 'Vì thế hệ tương lai' do Quỹ Hỗ trợ Sinh viên tài năng ngành Xây dựng (FSC) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức được trao cho sinh viên Nguyễn Tấn Phong (lớp 66XF khoa Xây dựng dân dụng & Công nghiệp). Tấn Phong giành giải thưởng CSC Award sau 2 lần được đề cử liên tiếp, sở hữu nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
TS Ngô Khắc Hoàng – nhà khoa học trẻ vươn tầm quốc tế với những dấu ấn công nghệ nổi bật

TS Ngô Khắc Hoàng – nhà khoa học trẻ vươn tầm quốc tế với những dấu ấn công nghệ nổi bật

SVVN - Trong danh sách 10 gương mặt trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng ‘Quả Cầu Vàng’ năm 2024, TS Ngô Khắc Hoàng gây ấn tượng mạnh với cộng đồng khoa học Việt Nam và quốc tế. Ở tuổi 33, anh đã sở hữu bảng thành tích vượt trội, với các công trình nghiên cứu được ứng dụng thực tiễn và ghi nhận qua nhiều giải thưởng uy tín.
Giải thưởng Loa Thành 2024: Tôn vinh 66 đồ án xuất sắc ngành Xây dựng và Kiến trúc

Giải thưởng Loa Thành 2024: Tôn vinh 66 đồ án xuất sắc ngành Xây dựng và Kiến trúc

SVVN - Những ý tưởng sáng tạo đột phá, những đồ án mang đậm tính nhân văn và giá trị thực tiễn đã được vinh danh tại Lễ trao giải Loa Thành 2024 – sự kiện danh giá tôn vinh tài năng trẻ ngành Xây dựng và Kiến trúc. Hai giải Nhất thuộc về những đề tài độc đáo từ trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục khẳng định vị thế của thế hệ kiến trúc sư, kỹ sư tương lai Việt Nam.
Tiến sĩ trẻ với đam mê nghiên cứu khoa học và hành trình mang tri thức trở về Việt Nam

Tiến sĩ trẻ với đam mê nghiên cứu khoa học và hành trình mang tri thức trở về Việt Nam

SVVN - Từ niềm đam mê công nghệ nhen nhóm khi còn là sinh viên năm thứ hai tại trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), TS Nguyễn Văn Sơn đã trải qua hành trình nghiên cứu khoa học đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Hiện là giảng viên tại khoa Công nghệ thông tin, anh chứng tỏ bản thân không chỉ là một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ.