Thêm cơ hội cho các startup Việt qua ‘Kết nối thương mại đa phương’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tại “Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest 2021”, Làng Công nghệ Giáo dục (Edtech) dự kiến lần đầu tiên tổ chức chương trình “Kết nối thương mại đa phương” với mục đích tạo ra một sân chơi thường niên cho các Edtech Startup Việt Nam có cơ hội giao lưu và hợp tác với các nhà đầu tư lớn.

Làng Công nghệ Giáo dục qua 6 năm hình thành và phát triển đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Edtech. Đây là cơ hội lớn để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực Edtech tại Việt Nam trong bối cảnh đột phá công nghệ 4.0.

Chương trình “Kết nối thương mại đa phương” sẽ diễn ra từ 9h đến 17h ngày 4/12 trên nền tảng Zoom bao gồm các hoạt động chính như: Kết nối đầu tư 1:1 giữa Edtech Startup và các quỹ đầu tư trong nước và trong khu vực; Kết nối thương mại 1:1 giữa đơn vị cung và cầu; Các phiên tư vấn 1:1 với các chuyên gia đầu ngành trong từng phân khúc thị trường; Triển lãm gian hàng ảo 3D trong 5 ngày.

Với sự tham gia của Edtech Agency - đơn vị chuyên kết nối các nguồn lực Edtech trên thế giới về Việt Nam, các startup Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các đơn vị, các nhà đầu tư trong khu vực, nhằm mở rộng cơ hội tìm kiếm hợp tác, đầu tư từ quốc tế. Chỉ từ đầu năm 2021 đến nay, Edtech Agency đã kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và Australia, giúp các công ty này tìm hiểu thị trường Edtech Việt Nam và bước đầu gia nhập thị trường.

Trong chương trình này, các Edtech Startup có cơ hội giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của mình với các nhà đầu tư Việt Nam, cũng như trong khu vực nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường. Chị Nguyễn Hồng Hạnh (CEO Edtech Agency JSC - Đơn vị tổ chức Làng Edtech) chia sẻ: “Làng Công nghệ Giáo dục là tập hợp nhiều đơn vị với mong muốn tạo ra tác động tích cực và thúc đẩy tiến trình chuyển số trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Tuy thời điểm triển khai chưa thuận lợi nhưng làng vẫn đảm bảo được các mục tiêu chính đã đặt ra trong khuôn khổ nguồn lực cho phép”.

Anh Nguyễn Trí Hiển (Đồng Trưởng Làng Công nghệ Giáo dục) cho biết: “Số lượng và chất lượng startup năm nay tăng trưởng hơn các năm trước. Đây cũng là năm mà số lượng Edtech Startup đăng ký nhiều nhất so với các lĩnh vực khác”. Làng Công nghệ Giáo dục được đánh giá là một trong hai điểm sáng nổi bật nhất trong hệ thống 16 làng công nghệ góp mặt ở “Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TechFest Vietnam 2021”. Tất cả các hoạt động của Làng Công nghệ giáo dục đều hướng tới tinh thần hỗ trợ, kết nối các đơn vị Edtech trong và ngoài nước.

“Kết nối thương mại đa phương” là hoạt động mang lại giá trị thiết thực nhất cho các startup trong nước. Ban Tổ chức mong muốn tạo ra một sân chơi cởi mở, không gian giao lưu để các startup Việt Nam có cơ hội cọ sát nhiều hơn với các nhà đầu tư trong khu vực và có chiến lược phát triển phù hợp hơn cho doanh nghiệp của mình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.
Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

SVVN - 200 liên lạc viên, tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 14 - 17/9. Các tình nguyện viên như là một 'đại sứ văn hoá' để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam và những thành tựu phát triển mà Việt Nam đạt được.