Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Chúng tôi đến Thái Nguyên với tâm thế tìm hiểu, phản ánh đời sống của sinh viên lúc ngập lụt nhưng chưa kịp hỏi han, thầy Duy đã ‘khoe’ học trò: “Sinh viên Thái Nguyên đang đi đắp đê với lực lượng công an, quân đội, có những nhóm đang nấu cơm để chuyển đến người dân, ngày mai có đoàn lên Định Hóa để cứu trợ…”.

Ngày 10/9, chúng tôi đến thành phố Thái Nguyên, trời mưa tầm tã. Thầy Nguyễn Quang Đông (Trường Đại học Y dược Thái Nguyên) đón chúng tôi về văn phòng Đoàn của trường, gặp thầy Hà Duy – Bí thư Đoàn Thanh niên, tôi biết thầy Đông cũng từng là cán bộ Đoàn - Hội kỳ cựu. Chúng tôi đến với tâm thế tìm hiểu, phản ánh đời sống của sinh viên lúc ngập lụt nhưng chưa kịp hỏi han, thầy Duy đã ‘khoe’ học trò: “Sinh viên Thái Nguyên đang đi đắp đê với lực lượng công an, quân đội, có những nhóm đang nấu cơm để chuyển đến người dân, ngày mai có đoàn lên Định Hóa để cứu trợ…”.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 1

Cô và trò đến từ nhiều trường đại học cùng tham gia nấu suất cơm 'o đồng'.

Thầy Duy vừa dứt lời, tôi thốt lên: “Ôi thật ạ? Nếu thế thì tuyệt vời quá, đúng là tinh thần thanh niên.” Tôi lúc ấy, thật sự muốn đi ngay đến các điểm ‘nóng’ để ghi lại hình ảnh những sinh viên Thái Nguyên đang dầm mưa ngoài kia, những cơn mưa như trút nước nhưng chẳng thể tắt được ngọn lửa nhiệt huyết, xung kích vì cộng đồng. Hôm sau, tôi còn biết một bạn bơi từ vũng lụt ra ngoài rồi tham gia đội nấu cơm tình nguyện.

Để tròn nhiệm vụ phản ánh đời sống sinh viên vùng lụt, chúng tôi di chuyển sang các khu ký túc xá, trường đại học. Những trường ngập lụt sâu, những khu ký túc xá bị bao vây bởi biển nước, sự khó khăn, thiếu thốn của các bạn sinh viên… chúng tôi đã phản ánh trên chuyên trang Sinh viên Việt Nam ngày hôm qua.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 2

Nhìn chung, mọi khó khăn của sinh viên đều được nhà trường quan tâm, sát sao. Điều quan trọng là các bạn sinh viên luôn giữ được tinh thần lạc quan và mạnh mẽ, các bạn nói với chúng tôi rằng khó khăn thì tìm cách khắc phục, chúng em chỉ bất tiện một chút, ngoài kia còn nhiều khu vực còn đang chờ cứu hộ.

Ngày 11/9, nhận được thông tin từ thầy Duy, chúng tôi biết có một đội sinh viên tình nguyện đang di chuyển lên Định Hóa để cung cấp nhu yếu phẩm cho những gia đình bị thiệt hại nặng do ngập lụt, sạt lở. Điểm đến là UBND xã Định Biên, cách thành phố Thái Nguyên chừng 50km. Trên thùng xe tải, 13 sinh viên ngồi cạnh hàng hóa, đến xã vùng cao cấp phát nhu yếu phẩm. Chúng tôi liên lạc với Thành Công - bạn trưởng đoàn để nắm tình hình rồi lập tức lên đường.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 3

Hàng loạt điểm sạt lở trên tuyến đường từ thành phố Thái Nguyên đến Định Hoá.

Công gọi điện thoại, nhắc chúng tôi đường lên Định Biên hiện khó đi, nhiều đoạn sạt lở. Chúng tôi dù được cảnh báo nhưng vẫn không thể ngờ có đoạn đường cứ 80m lại có một điểm sạt lở. Đất, đá và nước trải khắp mặt đường, thành bùn nhão, trơn trượt. Vào tuyến đường xã, đoạn đường nhiều ổ ‘voi’ ổ gà, có đoạn, đường sạt lở chỉ còn 1 nửa. Tôi nghĩ đến 13 bạn trẻ đang ngồi trên thùng xe tải…

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 4

Mưa lũ kéo dài, đường vào xã Định Biên sạt lở.

Đường xấu, sau 2 tiếng, chúng tôi mới đến xã Định Biên, lúc này, đội của Công đang phát đồ cứu trợ tại thôn Khau Lộc. Tôi gặp Công và đồng đội đang trao nhu yếu phẩm cho bà con.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 5

Chẳng kịp hỏi han nhiều, tôi nhảy lên thùng xe, cùng đội của Công đến điểm cứu trợ tiếp theo. Giờ tôi mới có thời gian quan sát kỹ những sinh viên tiên phong đến những điểm xa xôi. Trên thùng xe chật chội, rung lắc liên tục, chúng tôi trò chuyện, Công hỏi tôi “Một lát nữa, chúng em phải lội suối, vào rừng, anh có đi được không?”. Tôi đáp lời ngay “Đội nhiều nữ thế này còn xông pha được thì anh ngại gì mà không đi, biết đâu có lúc cần hỗ trợ thì nhóm em có thêm 2 người, nhìn anh thế này thôi nhưng khỏe lắm”. Có lẽ, các bạn lo lắng cho chúng tôi, thực tế, thể trạng của chúng tôi cũng không chênh nhau là bao, ba cậu sinh viên trường y đúng chất thư sinh: cao, gầy, đeo kính.

Từ những câu chuyện trên thùng xe, tôi biết đoàn của Công có 2 xe cứu trợ, một xe tôi đang ngồi và một xe đi Bắc Kạn từ sáng sớm. Công tâm sự, những ngày qua, nhiều lực lượng tình nguyện đổ về thành phố Thái Nguyên, nhưng còn nhiều vùng ở xa hơn cũng đang rất cần sự hỗ trợ, vì thế Công đã tự thành lập một đội cứu trợ, tiên phong đến những vùng xa để kịp thời hỗ trợ người dân.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 6

Niềm vui của những người dân khi nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Công nhanh chóng tìm được 2 xe vận chuyển, kết nối với các thành viên trong CLB, Đoàn - Hội để kêu gọi quyên góp nhu yếu phẩm. Chỉ trong một thời gian ngắn, lời kêu gọi được sinh viên hưởng ứng nhiệt tình, Công nói với tôi “Sinh viên trường y dược lúc nào cũng sẵn sàng, chúng em lúc nào cũng có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh”.

“Cái đầu lạnh” của các bạn làm chúng tôi nể phục, thành lập đội cứu trợ, Công đã lên kế hoạch chi tiết, tìm phương tiện di chuyển, liên lạc với chính quyền địa phương cần hỗ trợ để nắm rõ tình hình thực tế, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và luôn sẵn những phương án đảm bảo an toàn. Bởi vậy, nên khi liên lạc với Hội Chữ thập đỏ và Công an thành phố, đội nhanh chóng được hỗ trợ, giúp đỡ.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 7
Một số đoạn đường vào sâu trong xã Định Biên sạt lở nghiêm trọng, bênh cạnh đường là dòng nước xiết, nguy hiểm trập trùng.

“Chuyên nghiệp đấy, làm việc rất chuẩn chỉ” – tôi nói. Công cười: “Chúng em là sinh viên trường Y Dược mà, tiếp xúc với bệnh nhân thường ngày, việc chăm sóc, hỗ trợ người bệnh hay các hoạt động cứu trợ, các bạn đều nắm rõ. Đợt dịch bệnh Covid-19 hoành hành, sinh viên trường Y Dược cũng xung phong vào những điểm nóng nhất anh ạ.”.

Đội tình nguyện nào cũng làm chuẩn chỉ như này thì tốt biết mấy. Thực tế, có những đoàn cứu trợ đến các điểm ngập lụt nhưng không nắm được tình hình, cũng chẳng có kế hoạch cụ thể công việc cần làm. Ngày đến Thái Nguyên, tôi cũng theo một đoàn cứu trợ đến thành phố, rồi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cả đoàn quay xe đến huyện Phú Bình, bỏ tôi giữa cao tốc. Tôi để lại 5 chiếc áo phao cho đoàn vì thấy họ đi cứu trợ mà chẳng ai mang áo phao, rồi đến điểm ngập lụt cũng không có thuyền để di chuyển...

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 8

Tiếp đoạn, chuyến xe dừng lại tại nhà bác Lý Văn Lệ, gia đình chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ. Tại đây, đội tiếp cận, hỗ trợ 7 hộ dân khác bị thiệt hại nặng nề do sạt lở, ngập lụt. Xuống xe, cả đội nhanh chóng chuyển đồ từ thùng xe vào trong nhà. Công hỏi thăm gia đình bác Lệ, còn tôi tranh thủ trò chuyện với chị Nông Thị Nghị - Chủ tịch UB MTTQ xã Định Biên, chị là người theo sát đội cứu trợ từ sáng.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 9

Đội cứu trợ tiên phong đến những điểm vùng xa.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 10

Thấy tôi nói ghi âm phỏng vấn, chị trả lời có phần nghiêm nghị, tôi đùa chị rằng chị đúng là cán bộ, nói như công văn. Hai chị em cười, tôi nói với chị “Chúng em làm báo cho sinh viên chị ạ, chị thấy sinh viên Thái Nguyên có... ‘chất’ không?”. Lúc này, chị Nghị mới thoải mái, chị cười: “Quá chất, chị thấy các bạn năng động, chịu khó, đến những vùng xa, đến từng nhà để hiểu rõ hoàn cảnh thực tế khó khăn nơi này, các bạn sinh viên nhưng có sự chững chạc, trưởng thành lắm.”

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 11

Đường phía trước sạt lở nặng, đất đá, cây cối chắn ngang đường. Những vùng xa quốc lộ rất khó để huy động nhanh lực lượng mở đường, chưa kể nguy cơ sạt lở thêm vẫn còn. Tôi thấy Công buồn, đứng lúc lâu trước đoạn đường sạt lở. Công nói với tôi: “Ngày hôm nay, em bất lực và thất vọng nhiều lần, đích đến đầu tiên của chúng em là xã Bảo Linh, nhưng đường đến Bảo Linh đã sạt lở nặng, chia cắt. Những món quà của các bạn sinh viên Đại học Thái Nguyên gửi xã Bảo Linh đành để lại ở điểm gần nhất. Chúng em phải thay đổi kế hoạch liên tục, hy vọng người dân được giúp đỡ kịp thời, giờ đến đoạn này lại tiếp tục sạt lở, em buồn.”

Đội cứu trợ phải lên xe về thành phố. Một bà lão tặng đội cứu trợ nải chuối chín vàng, bà nói: “Bà cũng muốn cháu bà thi đỗ thành sinh viên Thái Nguyên giống các cháu.” Chị Nghị cùng người dân bắt tay, vẫy chào các bạn sinh viên.

Bầu trời Định Hóa xám xịt cả ngày nhưng cuối ngày lại hắt lên ánh hoàng hôn. Tôi nán lại một lúc, nhìn đoàn xe rời đi, trong lòng nhiều cảm xúc. Xã Định Biên là xã thuộc vùng ATK Định Hóa, là nơi ra đời Việt Nam Giải phóng quân, là chiến khu Việt Bắc lừng lẫy một thời. Hôm nay, trên đường “chiến khu” có những trái tim quả cảm, nhiệt huyết noi gương các thế hệ đi trước.

Về đến Hội Chữ thập đỏ thành phố, công việc của những tình nguyện viên chưa dừng lại.

Vượt qua các điểm sạt lở, chừng 7 giờ tối, xe về đến Hội Chữ thập đỏ thành phố, công việc của những tình nguyện viên chưa dừng lại. Tại đây, tôi lại thấy nhiều đội tình nguyện mang trên mình chiếc đồng phục của trường Y Dược, Sư phạm, Ngoại ngữ... Các bạn sinh viên đang hỗ trợ vận chuyển nước, thực phẩm, một nhóm khác phát cơm, nước miễn phí cho người dân.

Sinh viên Thái Nguyên ở khắp các ‘mặt trận’, hàng trăm sinh viên tham gia nấu ăn tại các bếp ‘0 đồng’, tham gia cứu hộ, vượt mưa gió tiếp tế nhu yếu phẩm đến các điểm ‘nóng’, tham gia đắp đê sông, dọn dẹp phố phường và ngay khi chưa hết khó khăn, sinh viên Thái Nguyên xung kích đến những vùng sâu, vùng xa hơn.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 12

Sinh viên Thái Nguyên có mặt ở tất cả 'mặt trận'.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 13
Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 14

Sinh viên Thái Nguyên đâu phải có mỗi người Thái Nguyên, để có một lực lượng tình nguyện sẵn sàng tiên phong, xung kích vì cộng đồng, đem tuổi trẻ cống hiến cho quê hương, đất nước là cả một quá trình lịch sử lâu dài xây dựng công tác Đoàn - Hội, từ những người làm Đoàn - Hội nhiệt huyết, gương mẫu, luôn “sống cùng sinh viên.

Theo xe chở sinh viên Thái Nguyên cứu trợ vùng sạt lở, ngập lụt ảnh 15

Những nụ cười dưới mưa, những bông hoa cài trên tóc, chúng tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh sinh viên Thái Nguyên trong đợt lũ lịch sử này.

Ảnh: Lê Vượng - Mỹ Thực

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

SVVN - Vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 được mở bán sớm hơn các năm trước, cụ thể là 8h sáng ngày 6/10, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn bắt đầu mở bán qua 2 kênh trực tiếp và online. Trái với cảnh chờ đợi ở sân ga, nhiều bạn trẻ ưu tiên mua vé qua các kênh online như website www.dsvn.vn, các ứng dụng ví điện tử (MoMo, ZaloPay, VNPay), app Vé tàu trên điện thoại di động…
Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

SVVN - Lê Thảo Nguyên, cô gái khuyết tật đầy nghị lực, đã vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục tại trường ĐH Quy Nhơn. Với sự kiên cường và sự hỗ trợ từ gia đình, Nguyên trở thành tấm gương người khuyết tật tiêu biểu, được vinh danh trong chương trình ‘Tỏa sáng nghị lực Việt’, năm 2024.
Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

SVVN - Vũ Thu Hằng – Thủ khoa tốt nghiệp trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) không chỉ gây ấn tượng với thành tích học tập xuất sắc mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết. Với vai trò Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường, Hằng đã tích cực tham gia và lãnh đạo nhiều hoạt động Đoàn – Hội, đồng thời đại diện sinh viên Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Hành trình của Hằng là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức vững chắc và tinh thần cống hiến cho cộng đồng.
Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

SVVN - Hoàng Thị Hồng Nga - Thủ khoa kép đầu vào và đầu ra ngành Công nghệ Nông nghiệp, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) có điểm học tập xuất sắc 3,78/4,0. Trong quá trình học tập 4,5 năm tại trường, nữ sinh đã nhận nhiều học bổng danh giá, đồng thời có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học và hội nghị quốc tế.
Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

SVVN - Giải trình diễn lái xe và đua ô tô - mô tô địa hình mở rộng lần thứ III, năm 2024 diễn ra ngày 28/9 tại tỉnh Tuyên Quang, quy tụ gần 60 đội đua từ khắp cả nước và một số nước trên thế giới. Với mục tiêu là nâng cao ý thức lái xe an toàn và khuyến khích các tay đua tham gia hoạt động xã hội, từ thiện ở những vùng khó khăn. Các vận động viên sẽ thi đấu trên các cung đường dài 2,5 km và 3,5 km, mang đến những màn trình diễn kỹ thuật mạo hiểm đầy ấn tượng.
Hành trình theo đuổi âm nhạc cổ điển của chàng nghệ sĩ Piano 9X tài năng

Hành trình theo đuổi âm nhạc cổ điển của chàng nghệ sĩ Piano 9X tài năng

SVVN - Nhật Anh tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Hannover tại Đức và là một nghệ sĩ tài năng với nhiều thành tích nổi bật tại các cuộc thi Piano. Mang tình yêu lớn dành cho âm nhạc cổ điển, thông qua các buổi hòa nhạc cộng đồng, Nhật Anh mong muốn đưa loại hình nghệ thuật âm nhạc hàn lâm này đến gần hơn với giới trẻ và khán giả Việt.