Ảnh: Nhã Nam |
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Trong những năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian để đồng hành cùng các bạn trẻ - các bạn đang trong giai đoạn “hậu tuổi thơ”, tức là không phải trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn, trưởng thành, độc lập. Kết quả của quá trình đồng hành ấy là cuốn sách Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ.Tôi nhận ra rằng giới trẻ Việt Nam có rất nhiều chấn thương tâm lý đến từ tuổi thơ, từ gia đình mình, mà có thể tạm chia thành 3 nhóm khác nhau.
Một nhóm là các bạn bị bỏ rơi do bố mẹ hoặc mải làm ăn, hoặc không có ý thức quan tâm, chăm sóc con cái, hoặc bố mẹ bạo lực, rượu chè, hoặc bố mẹ có những tâm bệnh khác nhau, khiến các bạn ấy bị bỏ rơi, không được quan tâm, chăm sóc đúng mức.
Nhóm thứ hai là những bạn bị cha mẹ kỳ vọng phải sống theo hình dung, kế hoạch, định hướng của gia đình, nên không được quyền sống theo bản thể, mong muốn của mình. Các bạn này trở thành công cụ của cha mẹ để làm đẹp mặt họ, để họ được sĩ diện, tự hào là con cái họ giỏi giang. Cha mẹ đã biến con thành chân tay nối dài của mình, để thực hiện những ước mơ, mong muốn của mình chứ không để con sống với chính con người cá nhân của mình.
Nhóm thứ ba phải chịu tình cảnh cha mẹ không có khả năng làm cha mẹ - về mặt tình cảm, tinh thần, hoặc về vật chất, nên các bạn này phải trưởng thành sớm, đốt cháy giai đoạn và trở thành người bạn đồng hành của cha mẹ, thậm chí trở thành “cha mẹ” của cha mẹ mình. Ở đây có sự đổi vai, đổi ngôi giữa con cái và cha mẹ: Cha mẹ quá yếu ớt về mặt tinh thần hoặc vật chất nên con cái phải trở thành người lớn và đứng ra vỗ về, che chở cha mẹ. Đây là những trường hợp mà xã hội hay khen là “người lớn,” “ngoan lắm,” nhưng cái giá phải trả là các bạn ấy bị mất tuổi thơ.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Cả 3 nhóm vấn đề này đều dẫn đến hệ quả là các bạn trẻ gặp “trục trặc” về mặt tâm lý, tinh thần. Các bạn ấy có đời sống tinh thần còi cọc vì không được yêu thương, không được quan tâm, hoặc là bị méo mó vì không được sống với chính bản thân mình, hoặc là trở thành những đứa trẻ già trước tuổi.
Họ có thể vẫn học rất tốt, có thành tích, bằng cấp, nhưng ở họ có sự trống rỗng, có một lỗ hổng về tâm lý và tinh thần, nên sau này khả năng bị rơi vào các vấn đề tâm lý như khủng hoảng, trầm cảm, hoặc lo âu; khả năng để thiết kế một cuộc sống ổn định, cân bằng, khả năng xây dựng quan hệ tốt với bạn đời và con cái trong tương lai cũng bị ảnh hưởng. Do đó, vấn đề sẽ bị truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác; những bạn trẻ này rồi cũng sẽ cư xử với con cái của mình như bố mẹ của họ đã cư xử với họ.
Nguồn: Youtube VTV Chất lượng cuộc sống |
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Chính xác. Nên khi gặp phải một tình huống mang tính căng thẳng cao, ví dụ như đại dịch Covid-19, hoặc những tổn thất, vấp váp, thất bại trong cuộc đời, thì họ không hoặc ít có khả năng ứng phó. Gặp phải stress nặng, họ dễ chao đảo hay rơi vào các rối loạn tâm lý hơn. Chúng ta có thể hình dung thế này: Khi nhỏ, nếu bị ăn uống thiếu chất, không được luyện tập, có cơ thể yếu đuối, thì lớn lên mình sẽ còi cọc, không mang vác nặng được, khi cần vất vả như phải mang nặng, đi ngoài trời nắng… thì nhanh chóng bị oải, mệt, mất sức, ốm. Tương tự, khi nhỏ mà có tuổi thơ bất hạnh, cằn cỗi thì sức khỏe tinh thần của mình cũng yếu kém và khi lớn lên, gặp phải những sự kiện tiêu cực sẽ dễ bị gục ngã hơn những người hồi nhỏ được yêu thương, chăm sóc, được sống là chính bản thân mình.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Khi còn nhỏ, trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào bối cảnh gia đình mình, nên nếu không may trải qua một tuổi thơ bất hạnh thì điều ta có thể làm khi lớn lên là ghi nhận những vấn đề mình đã trải qua, hiểu rằng đó không phải là lỗi của mình và khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách loại bỏ những yếu tố độc hại trong cuộc sống, dù những yếu tố đó có thể đến từ chính gia đình, người thân của mình. Đồng thời, ta tìm đến những mối quan hệ có tính nuôi dưỡng, chữa lành hơn, nơi ta được tôn trọng, yêu thương. Đó là nguồn năng lượng tích cực để bù đắp cho những mối quan hệ độc hại mà ta đã hoặc đang có trong môi trường sống của mình.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Tôi nghĩ bản thân việc sử dụng thiết bị số không phải là vấn đề, hoặc không phải cái gốc của vấn đề. Người ta có thể sử dụng iPad, iPhone, Internet nhiều nhưng vẫn có một đời sống tinh thần lành mạnh. Đâu chỉ người trẻ, cả những người lớn tuổi, trung niên cũng lao vào các thiết bị số, thậm chí còn “nghiện” mạng xã hội, ngày nào cũng đăng ảnh “tự sướng” nữa, nên đấy không phải là vấn đề riêng của giới trẻ. Đừng quy kết rằng giới trẻ “chỉ biết cắm mặt vào điện thoại” - người lớn hãy làm gương trước cho người trẻ đi!
Tiếp theo, cần tìm hiểu xem vì sao giới trẻ lại lao vào mạng xã hội nhiều như vậy. Hẳn phải có lý do, hẳn họ phải được cái gì đó thì họ mới làm vậy! Cái mà họ “được” ở đây chính là được chạy trốn khỏi cuộc sống thực đang rất khô cằn, thiếu tình yêu thương, bị bỏ rơi, bố mẹ thì bạo lực với nhau hay với con cái. Khi các bạn trẻ chạy trốn vào thế giới trên mạng, họ có thể tìm thấy bạn bè, đây có thể là một điều tốt cho họ. Ví dụ, trong cộng đồng chơi game, họ được quý mến, tôn trọng, họ cảm thấy mình có khả năng, có giá trị, thay vì lúc nào cũng bị chửi mắng là “rác rưởi, đồ vô dụng”. Có những trường hợp chính cộng đồng chơi game đã cứu mạng sống của bạn trẻ, khi mà cuộc sống thực của bạn ấy quá kinh khủng, bị bố mẹ đánh đập, bị thầy cô coi thường, sỉ nhục, bị bắt nạt ở trường.
Tóm lại, bản thân việc tìm đến mạng xã hội và game không phải là một vấn đề, thậm chí có thể là một kênh tích cực nếu được sử dụng đúng cách. Điều chúng ta phải làm là xem vì sao người ta lại tìm đến những điều như vậy. Nghiện game, nghiện mạng xã hội chỉ là cái ngọn, không thể xử lý cái ngọn nếu chúng ta không biết gốc gác là gì và điều chỉnh cái gốc gác đó.
Về cơ bản, ai cũng cần một nơi để thuộc về. Ai cũng cần có một nơi để cảm thấy được tôn trọng, coi trọng, được có ích, được làm một con người với tất cả những nhân phẩm, giá trị của mình. Nếu không tìm thấy cái nơi thuộc về đó trong chính ngôi nhà, lớp học của mình, họ sẽ hoặc là bất cần, phá phách, để khẳng định bản thân hoặc có được sự chú ý, hoặc sẽ lao vào những nhóm ngoài lề khác nhau trên mạng hay ngoài đời để tìm được nơi thuộc về ấy.
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang: Nếu cảm thấy mình bất an, bất ổn về tâm lý, tâm thần, hãy tìm đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn. Hãy tự học, đọc sách, để lý giải được vì sao mình có sự bất an, bấp bênh, khủng hoảng đó. Hãy nhìn vào quá khứ của mình, tìm hiểu, phân tích nguồn cơn vấn đề của mình, rồi tìm cách điều chỉnh cuộc sống để khắc phục những điều bất lợi mà mình đã gặp trong quá khứ và không lặp lại những sai lầm - mà mình đã nhận từ bố mẹ, người thân - với con cái của mình. Chỉ như thế thì những chấn thương mới không kéo dài, không tiếp nối.
Cảm ơn anh.