Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM tuyển sinh như thế nào ở năm 2021?

SVVN - Ngày 18/1, Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Ngân hàng TP. HCM công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy và đại học liên kết quốc tế dự kiến năm 2021.

Theo đó, trường ĐH Ngân hàng TP. HCM tiếp tục tuyển sinh hệ đại học chính quy với 7 ngành đào tạo: Tài chính Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Hệ thống Thông tin quản lý, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh.  

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3.280, bao gồm 3 chương trình đào tạo: Chương trình đại học chính quy chuẩn (chương trình đại trà): 2.165 chỉ tiêu, chương trình đại học chính quy chất lượng cao 950 chỉ tiêu, chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng 165 chỉ tiêu. Ngoài ra, trường cũng tuyển sinh 235 chỉ tiêu chương trình liên kết quốc tế do đại học đối tác cấp bằng.

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu, chiếm khoảng gần 80% chỉ tiêu, áp dụng cho 1925 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chuẩn, 570 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chất lượng cao, 80 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng.

Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM tuyển sinh như thế nào ở năm 2021? ảnh 1 Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM tiếp tục tuyển sinh hệ đại học chính quy với 7 ngành đào tạo ở năm 2021.

Các phương thức mới được áp dụng trong năm 2020 vẫn tiếp tục được duy trì và tăng lên so với năm trước. Cụ thể, phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của trường chiếm khoảng 12% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, bao gồm 290 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chất lượng cao và 85 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng.

Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức chiếm khoảng 8% chỉ tiêu chuyển sinh, áp dụng cho 240 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chuẩn và 90 chỉ tiêu chương trình đại học chính quy chất lượng cao. Riêng chương trình liên kết quốc tế áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.

Năm 2021, trường đã tích cực xây dựng đổi mới chương trình đào tạo và phát triển các chuyên ngành đào tạo mới nhằm chuẩn bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh chuyển đổi số. Cụ thể, trường tuyển sinh 3 chuyên ngành mới, bao gồm chuyên ngành Quản trị Logistic và Chuỗi cung ứng thuộc ngành Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) thuộc ngành Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Khoa học Dữ liệu trong kinh doanh, thuộc ngành Hệ thống Thông tin quản lý.

Chương trình đào tạo các ngành thuộc chương trình đại học chính quy chất lượng cao cũng được điều chính và cập nhật theo các định hướng đào tạo mới như định hướng E-Business của ngành Quản trị Kinh doanh, định hướng Digital Accounting của ngành Kế toán, định hướng Fintech của ngành Tài chính Ngân hàng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.