Trường ĐH Sư phạm TP. HCM vừa công bố đề thi minh họa của 6 môn thi nhằm giúp thí sinh tìm hiểu, chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt sắp tới.
Đề thi thi đánh giá năng lực môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học gồm có 50 câu, chia ra làm 2 phần. Phần 1 gồm 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, theo sau đó là phần 2 với 15 câu trả hỏi dạng trả lời ngắn. Thí sinh có 90 phút làm bài.
Riêng phần trả lời ngắn có lưu ý yêu cầu cho thí sinh: Đối với những câu hỏi tự điền đáp án dưới dạng số, thí sinh ghi đáp án dưới dạng số tự nhiên. Nếu đáp án là số thập phân, thí sinh cần làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.
Đối với môn Hóa học, sinh học còn yêu cầu thí sinh: Đối với những câu hỏi liệt kê các phát biểu đúng, thí sinh ghi đáp án dưới dạng số tự nhiên, theo thứ tự tăng dần nếu có và cách nhau bởi dấu chấm phẩy.
Trường ĐH Sư phạm TP. HCM công bố đề thi minh họa đánh giá năng lực. |
Đối với đề thi thi đánh giá năng lực môn Ngữ văn, thí sinh có 90 phút làm bài cho 20 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và một câu nghị luận khoảng 600 chữ. Phần viết luận yêu cầu thí sinh hãy viết một bài văn với nhan đề: Hãy sẵn sàng đón nhận thử thách mới trong cuộc đời.
Ở bài thi đánh giá năng lực môn tiếng Anh, thí sinh có 4 bài thi: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam. Thí sinh có 45 phút cho bài thi nghe. 60 phút cho mỗi bài thi đọc, viết. Riêng ở bài thi nói chia ra làm 3 phần nói, mỗi phần sẽ có thời gian thi theo thứ tự là 3, 4 và 5 phút.
Kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Sư phạm TP. HCM sẽ gồm 6 bài thi cụ thể: bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh. Tùy theo nhu cầu xét tuyển vào các ngành học khác nhau, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học khác nhau theo đề án tuyển sinh của trường.
Thí sinh làm bài thi trên máy tính tại các điểm thi do trường ĐH Sư phạm TP. HCM tổ chức. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.
Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn cũng diễn ra trong 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội sẽ được ra theo hướng mở.
Ở bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.
Các nội dung kiến thức được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó phần kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 80%. Còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.
Riêng đối với bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh sẽ tiếp cận theo định dạng bài thi đánh giá năng lực từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. Các ngữ liệu trong đề thi được lấy đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau.
Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm. Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt.