SVVN - Ai cũng nâng niu, giữ gìn lá cờ Tổ quốc trong suốt hải trình, ghi dấu ấn của từng đảo - dấu mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, để mỗi khi trở về với kỷ niệm của chuyến đi, của những ngày lênh đênh trên biển, những giờ phút đặt chân lên đảo chìm, đảo nổi, chúng tôi đều thấy mình vẫn đang “có” Trường Sa.
SVVN - Mỗi tấc đất quê hương nơi đầu sóng ngọn gió luôn có bóng hình Tổ quốc, gợi lên những cảm xúc tự hào, trân quý với mỗi người con dân nước Việt khi có cơ hội đặt chân đến.
SVVN - Trong căn nhà sàn 2 tầng của quán cà phê, cựu binh Trần Quân Chính làm nơi trưng bày, lưu giữ những kỷ vật của người lính hải quân, đó là những mảng san hô mang hình hài Tổ quốc hay những vật dụng giản dị của người lính biển.
SVVN - NSƯT Dương Khánh Hòa khẳng định tên tuổi bằng các bài hát về Trường Sa. Trong giới nghệ sĩ chắc hiếm ai đi Trường Sa tới 8 lần như chị. Chị cất công đưa cả dàn nhạc giao hưởng hơn 50 nghệ sĩ trình diễn trên tàu cứu hộ Yết Kiêu đậu tại vịnh Cam Ranh.
SVVN - Cầu đi bộ bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chính thức đưa vào hoạt động, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện và tạo cảnh quan hai bên bờ.
SVVN - Lan Nhi là một trong những biên tập viên trẻ vinh dự nhận Giải Báo chí TP.HCM năm 2024. Không chỉ hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí truyền thông, Lan Nhi còn ghi dấu mạnh mẽ với khán giả qua những hành động nhân văn, truyền cảm hứng, hết mình vì cộng đồng.
SVVN - Tối 4/7, ông Vũ Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, Lữ đoàn 682, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, chính quyền địa phương tổ chức Lễ trao bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân liệt sĩ Đoàn Anh Tuấn hi sinh tại Trường Sa.
SVVN - Hội thi Báo cáo viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, năm 2024 có sự tham gia của 50 thí sinh xuất sắc nhất đến từ 38 tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc. Thí sinh đoạt giải Nhất Hội thi, ngoài phần thưởng tiền mặt 30 triệu đồng, sẽ được tham gia Hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 vào năm 2025.
SVVN - Thiếu tướng Hoàng Kiền khởi công xây Bảo tàng Đồng quê năm 2012 với tất cả kinh nghiệm của một tư lệnh công binh từng đi xây dựng Trường Sa ở cái giai đoạn mà “Trường Sa trông chả khác gì Mặt trăng”. Qua 12 năm hoạt động, bảo tàng độc nhất vô nhị này đã trở thành một điểm đến được chính dân Nam Định nhiệt liệt đề cử khi có khách tới thăm.
SVVN - Chiếc bút lông nhỏ xíu trong bàn tay tài hoa của sư thầy cứ nhanh chậm, lên xuống, nhấn nhá, thanh đậm… như rồng bay phượng múa. Trên mặt của những vỏ ốc, vỏ sò, hay san hô phong hoá, nét chữ bay bướm cứ dần hiện ra trước những cặp mắt dán chặt theo từng nét chữ.
SVVN - Kỷ niệm nhớ nhất là buổi tối khi tàu kiểm ngư KN-491 chia tay đảo Trường Sa, tổ phát thanh ai cũng sụt sùi nước mắt. Bản tin hôm ấy nhà văn Niê Thanh Mai đọc, vừa đọc mà giọng cứ khàn đi, nước mắt cứ thế rơi xuống. Cảm giác Trường Sa yêu thương như máu thịt cứ cuộn lên trong lòng.
SVVN - “Đây là chương trình “Sóng Trường Sa”, phát từ ca bin tàu KN-290…”. Đó là lời mở đầu chương trình phát thanh của nhóm nhà báo chúng tôi trên hành trình đến với Trường Sa những ngày đầu tháng 5/2023.
SVVN - Đến thăm quần đảo Trường Sa hôm nay không chỉ thấy màu xanh của cây trái, Trường Sa đã có năng lượng sạch, được phủ sóng truyền hình, sóng điện thoại. Trường Sa đã bừng lên sức sống mới, ngày càng gần đất liền hơn.
SVVN - “Được hát phục vụ quân và dân trên q uần đảo Trường Sa là khát vọng của anh em nghệ sỹ Chèo chúng tôi, nhưng năm nay cái duyên nó mới đến. Đây là lần đầu tiên Nhà hát Chèo Việt Nam được tham gia đoàn công tác ra Trường Sa, mong muốn mang cái hay, cái đẹp, hồn cốt của dân tộc đến với quần đảo tiền tiêu của tổ quốc” – Nghệ sỹ Nhân dân Lê Tuấn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Việt Nam tâm sự.
SVVN - “Quần đảo Trường Sa xưa chỉ có lác đác 4 loài cây bản địa là bàng vuông, tra, phong ba và bão táp, thậm chí nhiều đảo trắng xóa cát và san hô phong hoá. Để “Xanh hóa Trường Sa” là một quá trình đầy gian nan, thử thách” - ông Ngô Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp tâm sự.
SVVN - “Đặc sản” của Đoàn công tác số 19 tàu KN 491 là có tổ văn nghệ xung kích đến từ Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định. Các nghệ sỹ đều trẻ trung, xinh đẹp, ai cũng mong được cống hiến hết mình cho khán giả đặc biệt trong hải trình này.
SVVN - Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, ThS Trần Mỹ Hải Lộc đã bắt đầu quan tâm và nghiên cứu chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thế nên, bước sang tuổi 32, anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
SVVN - Chị Y Việt Sa chia sẻ, đi Trường Sa về cũng hơn một tháng rồi nhưng nhắc đến nơi này là hết sức xúc động. "Ngay trong thời điểm đọc được đề thi này thì lại nhớ về hình ảnh những chiến sĩ trẻ ở Trường Sa cùng những hình ảnh đẹp đẽ", chị nói.
SVVN - Cao Thị Kim Hằng ( sinh năm 2002 ) là một trong những gương mặt sinh viên ưu tú của Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long. Không chỉ sở hữu nhiều thành tích cao trong học tập, Kim Hằng còn là cán bộ Đoàn - Hội năng động và nhiệt huyết. Trong những năm tháng gắn bó với Đoàn - Hội, chuyến đi để lại cho Hằng nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất là hành trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2023".
SVVN - Lênh đênh suốt một tuần trên biển, vượt qua cả ngàn hải lý, tàu Kiểm Ngư 491 trở thành ngôi nhà của chúng tôi. Hôm qua còn xa lạ nay đã thấy thân gần. Mỗi sớm mai hay khi chiều buông, gặp ai trên boong tàu đều đọng lại những nụ cười. Có nhiều cảm xúc khi ra Trường Sa lắm, có những bữa ăn đêm muốn kéo dài mãi. Có bữa tiệc chạy mưa ướt hết áo quần…
SVVN - Trường Sa có những đảo nổi, đảo chìm. Không biết ai đặt tên tự bao giờ, chỉ nghe thôi đã rất ấn tượng: Cô Lin, Đá Đông, Đá Tây, Len Đao, Đá Lát, Đá Lớn, Tốc Tan… Gọi là đảo chìm vì được tạo thành từ những rạn san hô hóa thạch, miệng núi lửa rộng hàng chục cây số vuông chìm dưới nước khi triều lên. Mùa khô không có mưa, nhưng nhiều đảo quanh năm cây xanh tốt và còn trồng được rau xanh.
SVVN - Đến với Trường Sa, đoàn đại biểu Hành trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" có dịp gặp các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, đặc biệt là các em thiếu nhi và chứng kiến cuộc sống học tập, vui chơi của các mầm non nơi biển đảo Tổ quốc. "Với tình cảm thân thương, đoàn viên thanh thiếu nhi tỉnh Thái Nguyên mang đến những món quà nhỏ gửi tặng và mong sao các em sẽ luôn vui tươi, tràn đầy năng lượng tích cực", đại biểu Thu Hiền chia sẻ sau chuyến đi đáng nhớ.
SVVN - Đặt chân lên xã đảo Sinh Tồn, tôi thấy những chiến sĩ và cư dân ở đảo đều mang hình hài của chiến binh, sức mạnh toát lên qua bài hát Quốc ca. Đặt chân lên đảo Trường Sa Lớn, những người lính và cư dân kiên định như những cây phong ba sẵn sàng đương đầu với bão tố.
SVVN - Không chỉ có những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo, giữa mênh mông biển sóng Trường Sa còn có cả những mầm non-thế hệ tương lai của đất nước. Đó là những trẻ em theo bố mẹ từ đất liền ra sinh sống tại các đảo và các em trở thành một phần không thể thiếu ở Trường Sa. Các em luôn nhận được tình yêu thương, trân trọng hết mực. Chùm ảnh do phóng viên Tiền Phong thực hiện trên đường đảo Trường Sa lớn trước ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
SVVN - Trong hải trình ra Trường Sa giữa tháng 5 vừa qua, niềm vui và sự ngỡ ngàng lớn nhất với chúng tôi là được gặp những em bé sinh ra và lớn lên trên đảo. Các em chính là những búp măng non của đất nước có quê hương là huyện đảo Trường Sa.