Ý tưởng “thay áo mới” cho bánh Trung Thu của cô gái trẻ

0:00 / 0:00
0:00
Ý tưởng “thay áo mới” cho bánh Trung Thu của cô gái trẻ
SVVN - Thời gian giãn cách xã hội kéo dài đã khiến một thợ làm bánh nảy ra ý tưởng “tân trang” cho chiếc bánh trung thu truyền thống. Ngay khi được đăng tải, những chiếc bánh của cô gái trẻ đã khiến cộng đồng mạng trầm trồ trước sự độc đáo mà nó mang lại.

Chủ nhân của những chiếc bánh này là Nguyễn Thị Thùy Dương (sống tại TP. HCM), một thợ làm bánh kem vốn đã khá nổi tiếng với đôi tay khéo léo. Năm ngoái, Thùy Dương có dịp được tiếp xúc, học làm bánh Trung Thu truyền thống từ một người bạn. Nhân thời gian giãn cách xã hội, Thùy Dương muốn tranh thủ làm bánh cho gia đình. “Một lần mình muốn vẽ tranh nhưng lại không có màu nên mình nảy ra ý tưởng dùng màu thực phẩm sẵn có ở nhà để vẽ thẳng lên bánh Trung Thu cho mới lạ”, Thùy Dương chia sẻ.

Sau khi những chiếc bánh Trung Thu được “thay áo” và đăng tải trên mạng xã hội, ý tưởng của Thùy Dương đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ cộng đồng. Sự đa dạng về màu sắc, hình vẽ cùng sự sống được “thổi hồn” đã khiến những chiếc bánh Trung Thu của Thùy Dương trở thành một hiện tượng độc đáo khiến nhiều người không ngần ngại bày tỏ sự thích thú, khen ngợi.

Ý tưởng “thay áo mới” cho bánh Trung Thu của cô gái trẻ ảnh 1

Thùy Dương tỉ mỉ vẽ tranh lên bánh. (Ảnh: NVCC)

Về cách làm nền vẽ, đậu xanh được Thùy Dương ngâm khoảng 2 - 3 tiếng, sau đó ninh nhừ với một chút muối. Sau đó, Thùy Dương tiếp tục cho đậu đã nấu xay nhuyễn với đường rồi lọc qua rây cho mịn. Thùy Dương "bật mí" thêm mẹo nhỏ: “Bước này nếu có bột cốt dừa hoặc dừa sấy xay mịn thì cho vào cho béo”. Tiếp theo hỗn hợp sẽ được cho lên bếp sên như nhân bánh Trung Thu, gần quyện thì hòa thêm dầu dừa và bột mì. Sên đến khi róc chảo là hoàn thành. “Thành phẩm cuối cùng đậu sẽ có màu hơi vàng nên cho thêm chút màu tím thực phẩm vào khử màu, nếu ai thích trắng thì cho thêm màu trắng rồi tha hồ vẽ vời thôi”, Thùy Dương bộc bạch.

Ý tưởng “thay áo mới” cho bánh Trung Thu của cô gái trẻ ảnh 2

Những chiếc bánh Trung Thu được “bắt hoa” với nhiều màu sắc đầy sinh động. (Ảnh: NVCC)

Nhờ có kinh nghiệm làm bánh lâu năm nên Thùy Dương khá am hiểu về chất liệu, trở ngại ban đầu về việc tìm ra nguyên liệu thích hợp cũng nhờ đó được khắc phục nhanh chóng. Thùy Dương kể: “Những bức vẽ đầu tiên khi chưa quen trông rất thô và kém mềm mại vì bản thân mình chỉ là “tay ngang”, không theo học lớp vẽ chuyên nghiệp nào. Gia đình đã phải giúp mình “xử lý” khá nhiều. Về sau khi hiểu hơn về chất liệu, vẽ quen tay hơn mình đã có những tác phẩm hoàn chỉnh hơn, đem lại cảm giác mới lạ và độc đáo”.

Ý tưởng “thay áo mới” cho bánh Trung Thu của cô gái trẻ ảnh 3

Phong cách “vintage” được Thùy Dương thể hiện lên bánh trung thu. (Ảnh: NVCC)

Với những chiếc bánh có hình vẽ đơn giản, Thùy Dương thường mất khoảng 5 phút để hoàn thành và mất khoảng 20 - 30 phút cho những hình vẽ cầu kỳ, nhiều chi tiết hơn. Ngoài những bức tranh vẽ trên mặt phẳng bánh, Thùy Dương còn sáng tạo thêm những bức tranh nổi, “bắt hoa” đầy tỉ mỉ.

Sau thành công từ lần đầu tiên chia sẻ về ý tưởng “thay áo mới” cho bánh Trung Thu của mình, Thùy Dương tiếp tục cho ra mắt thêm bộ bánh Trung Thu được chép lại tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ. Thùy Dương bày tỏ: “Mình thích nhất bộ bánh này và bộ bánh chủ đề tranh Đông Hồ. Bánh truyền thống mà được vẽ thêm những nét văn hóa cổ thì sẽ càng làm tăng thêm phần độc đáo”.

Ý tưởng “thay áo mới” cho bánh Trung Thu của cô gái trẻ ảnh 4

Không chỉ đầu tư cho tỉ mỉ trong việc làm bánh, Thùy Dương còn chăm chút cho phần hình ảnh để lan tỏa giá trị của chiếc bánh truyền thống đến gần hơn với nhiều người. (Ảnh: NVCC)

Sắp tới, Thùy Dương sẽ phát triển ý tưởng bằng cách mở thêm nhiều lớp hướng dẫn cho những bạn có cùng đam mê thực hiện món bánh này. Bên cạnh việc giúp mọi người có thêm thú vui hoặc tăng thu nhập nhờ vào việc kinh doanh bánh, Thùy Dương có muốn lan tỏa những giá trị văn hóa Việt thông qua món bánh Trung Thu truyền thống.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

SVVN - Sáng ngày 3/12 tới đây, tại trường ĐH Văn Hiến, sẽ diễn ra Lễ phát động chương trình 'Chủ nhật Đỏ' 2024, với chủ đề “Hiến máu cứu người – sinh mệnh của bạn và tôi”. Chương trình do báo Tiền Phong chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia và một số đơn vị tổ chức.
Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

SVVN - Đó là chia sẻ của CEO Nguyễn Thu gửi tới sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong buổi toạ đàm hướng nghiệp “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do báo Tiền Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Học viện Life Coach Quốc tế tổ chức. Chị Nguyễn Thu là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

SVVN - Nhớ lại giai đoạn đầu mới ra mắt, nhiều nhân vật là 'khách mời' của Sinh Viên Việt Nam đã đến trực tiếp trò chuyện và trao đổi với báo: GS Đỗ Nguyên Phương - Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Vũ Ngọc Hải - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, GS Phạm Minh Hạc, GS. VS Vũ Tuyên Hoàng, GS. TS Chu Hảo, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương…