Theo đó, dựa theo yêu cầu của tỉnh, Khoa Y sẽ ký kết thỉnh giảng đối với đội ngũ y bác sĩ của tỉnh và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở thực hành thuộc các địa phương, tham gia giảng dạy lâm sàng cho sinh viên khi thực hành tại bệnh viện của tỉnh. Khoa sẽ phối hợp với tỉnh để bố trí cho sinh viên của tỉnh về địa phương học và thực hành lâm sàng (một phần hoặc hoàn toàn thời lượng).
Sinh viên Khoa Y (ĐHQG TP. HCM) tham gia hỗ trợ phòng chống dịch tại TP.HCM. |
Theo GS. TS. BS Đặng Vạn Phước, phương thức triển khai vừa tại trường vừa tại địa phương sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện học hỏi, xây dựng mối quan hệ hoà nhập với cộng đồng. Điều này góp phần giúp sinh viên ra trường dễ hòa nhập với môi trường làm việc ở địa phương của họ. Sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ tham gia công tác tại địa bàn tỉnh do tỉnh bố trí và sắp xếp.
Từ năm 2018, Khoa Y ĐHQG TP. HCM bắt đầu triển khai đào tạo theo đặt hàng cho tỉnh Tây Ninh. Mô hình đào tạo bác sĩ của Khoa áp dụng chương trình tích hợp theo modules trên từng cơ quan người. Phương pháp có tính linh hoạt cao và có thể hiệu chỉnh theo nhu cầu địa phương. Mô hình đào tạo bác sĩ của Khoa Y áp dụng chương trình tích hợp theo modules trên từng cơ quan cơ thể người. Phương pháp có tính linh hoạt cao và có thể hiệu chỉnh theo nhu cầu địa phương. Đây là phương pháp đào tạo y khoa tiên tiến, được sự hỗ trợ của ĐH Flinders (Úc).
Để thực hiện phương pháp này, Khoa Y đã đưa vào các hình thức dạy - học mới với PBL (Problem based learning: Học tập dựa trên vấn đề), CBL (case based learning: học dựa trên ca bệnh) và được đánh giá là thành công cao khi trang bị cho sinh viên hoàn chỉnh các kỹ năng: tích cực tư duy, thông thạo tiếng Anh và học tập suốt đời.
Tại buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tây Ninh và Khoa Y ĐHQG TP. HCM đã tổng kết 3 năm thực hiện đề án, đánh giá lại các phương án tổ chức thực tập lâm sàng cũng như triển khai phương thức tuyển sinh giai đoạn mới.