Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong

SVVN - Ông Đinh Văn Yến (sinh năm 1952, nguyên Bí thư chi bộ thôn 2, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã hơn 30 năm tuổi Đảng vẫn nhiệt huyết với công tác xã hội, chú trọng đến giáo dục địa phương và hết mình giúp dân vượt khó thoát nghèo.

Chúng tôi về với rẻo cao Trà Vinh, gặp ông Đinh Văn Yến đang chăm cây sau vườn. Nắng xiên qua những nếp nhăn của tuổi 72, để lộ nét hiền từ trên gương mặt của người đàn ông mà người dân xã Trà Vinh vẫn thường gọi với cái tên thân thương là “bố Yến”. Để có trường cho bọn trẻ học, bố Yến đã hiến đất, để có một xã tách riêng với Trà Vân như bây giờ, người cha già của bản làng Ca Dong này đã bỏ công làm giấy tờ, hồ sơ lập xã Trà Vinh.

Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong ảnh 1
Bố Yến từng là một người lính.

Ưu tiên giáo dục hàng đầu

Trước năm 1998, xã Trà Vinh vẫn nằm trong 4.000ha diện tích đất tự nhiên của xã Trà Vân. Giao thông, y tế và thậm chí trường học là một vấn đề xa xỉ với người dân vùng đất này. Bởi đường xá đi lại rất khó khăn, đời sống kinh tế còn nhiều hộ đói khổ, người dân toàn xã hầu như không biết chữ.

Mang trăn trở đem con chữ đến cho thế hệ măng non, bố Yến giúp bà con làm đơn xin tách xã. “Cả làng không ai biết chữ, có mình được ăn học chút ít nên làm đơn kiến nghị lên trên xin tách xã Trà Vinh ra khỏi vùng đất Trà Vân. Đến bây giờ, tôi vẫn thấy tự hào về điều đó. Bởi như thế, Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm hơn đến mảnh đất khó này. Và hiện nay đã đầu tư đường giao thông thuận lợi cho toàn xã, xây dựng trường học khang trang cho các em…”, ông Yến nói.

Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong ảnh 2
Bố Yến đang chăm sóc vườn cây.

Sau khi xã tách, bố Yến lên làm Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Trà Vinh nhiệm kỳ đầu tiên. Trong nhiệm kỳ ấy, ông luôn quan tâm đến công tác giáo dục tại địa phương. Đặc biệt, 2 ngôi trường Mẫu giáo Trà Vinh và Tiểu học thôn 2 Trà Vinh đều được xây dựng trên những mảnh đất hiến tự nguyện của ông Yến.

Tiếp tục nêu cao vai trò to lớn của giáo dục trong toàn xã hội, bố Yến thường xuyên vận động học sinh đến trường, tuyên truyền cho phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi để con em học chữ, biết chữ. Đồng thời, bố Yến thường đề đạt với chính quyền các cấp nguyện vọng về việc ban hành những chính sách thu hút giáo viên đến dạy học ở vùng cao này. Đáng nói, “người uy tín” của xã Trà Vinh ấy luôn tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ nhà nước và ngoài nhà nước để giúp đỡ cho học sinh và giáo viên vùng cao.

Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong ảnh 3
Ngôi trường bố Yến hiến đất dựng xây, kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ cho các em nhỏ vùng cao.

Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo

Trước khi về làm cán bộ xã Trà Vinh, bố Yến năm 20 tuổi đã xách ba lô lên đường nhập ngũ. Rời cuộc kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc, ông tiếp tục cùng huyện đội Trà My (Nam Trà My) xây dựng lại đời sống, bảo vệ an ninh quê nhà. Năm 1988, tuổi cao xuất ngũ về làng nhưng với tinh thần “cựu nhưng không cũ”, người cựu chiến binh ấy vẫn phát huy ý chí tự lực, tự cường.

Không cam chịu đói nghèo, bố Yến bắt tay xây dựng trang trại nuôi lợn rừng, dê núi, trâu bò, gà vịt và tăng gia trồng keo, trồng sắn, làm vườn trái cây… Ngoài lương hưu, bố còn có nguồn thu nhập từ nghề nông hơn 80 triệu đồng/năm.

Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong ảnh 4
Mùa sai quả - bố Yến thu về lượng trái cây bán nhiều, tăng thu nhập kinh tế.

Đàn gia cầm - gia súc phát triển, bên cạnh bán trang trải cuộc sống gia đình, bố Yến còn hỗ trợ giống vật nuôi cho những người dân nghèo khổ trong làng xã. “Không biết cho bao nhiêu rồi. Mình có giống cây trồng, vật nuôi nên bà con thiếu gì thì mình cho. Tình làng nghĩa xóm phải cùng giúp đỡ nhau mà phát triển.” - Bố Yến thổ lộ.

Từ đó, già làng ấy đã góp phần to lớn đưa phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" vào nền nếp, phát triển hiệu quả và có sức lan tỏa sâu rộng ra toàn xã hội.

Nhắc đến ông Đinh Văn Yến, người đảng viên trẻ Hồ Thị Bông (SN 1991, thôn 2, xã Trà Vinh) tấm tắc ngợi khen: “Với bố Yến, tôi và người dân toàn xã này dành sự ngưỡng mộ, kính trọng và lòng biết ơn. Là một đảng viên, ông đi đầu trong việc vượt khó thoát nghèo, luôn đồng hành cùng người dân, nhiệt tình giải quyết những vấn đề nan giải của bà con. Và để có được Trà Vinh giao thông bê tông thẳng tắp từ huyện đến tận xã, trường lớp dần đầy đủ hơn cho việc dạy - học, lớp trẻ đi học đàng hoàng hơn và những người dân Ca Dong vùng này bớt đói khổ phần lớn nhờ có bố.”

Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong ảnh 5
Người bố đáng kính của bản làng Ca dong xã Trà Vinh.

“Phát huy vai trò người Uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện”, ông Yến thường xuyên được UBND huyện Nam Trà My đánh giá cao và tuyên dương khen thưởng. Tháng 9/2020, ông Đinh Văn Yến được BCH Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Quảng Nam trao tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2015 - 2020.

Ông Đinh Văn Yến, một người nông dân giản dị nhưng tấm lòng bao la. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về tinh thần tự lực, tự cường và tinh thần phục vụ nhân dân. Câu chuyện của ông sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, thôi thúc họ đóng góp sức mình để xây dựng quê hương.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình ‘bùng nổ’ với ‘Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024’
Ninh Bình ‘bùng nổ’ với ‘Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024’
SVVN - Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình vừa công bố 'Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024'. Lễ khai mạc dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 20h, ngày 17/11/2024 và tổng kết, trao giải vào 19h30, ngày 20/11/2023, được truyền hình trực tiếp trên kênh NBTV và các nền tảng số của Đài PT - TH Ninh Bình và Hội Nhạc sĩ Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) Huỳnh Văn Chương đề xuất thời điểm công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm cần phải rơi vào sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức 31/5 hằng năm.
Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

SVVN - Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. Bằng tình yêu nghề, sự nhẫn nại và lòng kiên trì, cô không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn mà còn xây dựng cho các em nền tảng để tự lập, hòa nhập cuộc sống.
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.
Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

SVVN - Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa", quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên nêu bật thực trạng bất cập khi Việt Nam, dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel, vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao.
Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

SVVN - Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Huyền đã lựa chọn hòn đảo Hoàng Châu (Cát Hải, TP. Hải Phòng) để gieo tri thức và ươm mầm ước mơ cho trẻ em xã đảo. Với lòng nhiệt huyết, cô không ngừng sáng tạo trong giảng dạy và truyền cảm hứng cho từng học trò, vượt qua khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió.
Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác thi và thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, giai đoạn 2020 – 2024, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: “Năm nay, cả xã hội quan tâm rất nhiều tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì là năm đầu thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh, giáo viên, phụ huynh, cả xã hội chờ đợi. Chúng ta đang làm việc chăm lo cho kỳ thi, cũng là nhiệm vụ nặng nề, quan trọng của ngành trong năm 2025”.