'Cặp lồng cho em' - sáng kiến kết nối người trẻ làm truyền thông xã hội

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - “Cặp lồng cho em" là dự án tình nguyện đầu tiên được đội ngũ Diplomant, sáng kiến kết nối người trẻ làm truyền thông xã hội thực hiện. Thông qua các hoạt động gây quỹ, dự án sẽ trao tặng cặp lồng tới các em học sinh tại các điểm trường bán trú dân nuôi. Tuy mới hoạt động được gần một năm, "Cặp lồng cho em" đã trao tặng hàng nghìn phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Giai đoạn này, dự án đang tiếp tục được triển khai và trao đi yêu thương ở những địa điểm mới.

Hai đợt gây quỹ đầu tiên của dự án Cặp lồng cho em kéo dài trong 6 tháng đầu năm 2022, mang theo sứ mệnh đồng hành cùng các em nhỏ Kon Tum trên hành trình đem cơm ấm đến trường đã khép lại vào tháng 9. Hơn 1000 chiếc cặp lồng cùng muôn vàn tình yêu thương của các nhà hảo tâm trên khắp cả nước đã được gửi đến các hai huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi tại Kon Tum.

Sáng ngày 26/4/2022, trong đợt gây quỹ mùa hè, nhóm đã trao tặng 500 cặp lồng cơm cho trẻ em ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, bao gồm Trường mầm non Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Choong, Đăk Man và Đăk Plo. Tiếp đó, nhân ngày tựu trường 05/09/2022, 500 món quà đã được trao tận tay các em nhỏ tại 5 điểm trường mầm non huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, tại các xã Sa Loong, Đắk Dục, Đắk Ang, Đắk Xú và Thị trấn Plei.

'Cặp lồng cho em' - sáng kiến kết nối người trẻ làm truyền thông xã hội ảnh 1

Các em bé ở huyện Ngọc Hồi, Kon Tum nhận cặp lồng trong dự án trước.

“Cặp lồng cho em” thật ra đến với nhóm một cách rất tình cờ. Trong một buổi nói chuyện với nhau, mọi người cùng ngồi nói chuyện về việc xây dựng một đội ngũ làm từ thiện với đối tượng hướng đến là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong phạm vi cả nước. Sau đó, nhóm đã bắt đầu khảo sát thông tin và biết rằng 10/10 huyện ở Kon Tum đều có các xã được phê duyệt loại đặc biệt khó khăn. Nhóm đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một giảng viên tại Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại và may mắn được kết nối với đầu mối Sở Giáo dục huyện Đắk Glei. Qua quá trình làm việc với Sở, các thầy cô kể rất nhiều về những khó khăn các em đang gặp phải.

Khi được hỏi về vấn đề phổ cập giáo dục có được quan tâm tại điểm trường, nhóm nhận được câu trả lời từ đại diện nhà trường: "Có, các bạn nhỏ ở đây đã trải qua giai đoạn khó khăn để được đến trường. Nhưng đến trường rồi, học như thế nào khi bụng còn chưa ấm?". Câu trả lời này chính là lý do lớn nhất, thôi thúc chúng mình hiện thực hóa mục tiêu trao tặng Cặp lồng cho các em nhỏ tại các điểm trường của Kon Tum trong 2 đợt trao tặng vừa qua.

Hành trình thiện nguyện mới tại Yên Bái

Tiếp nối sự thành công của những chuyến đi trước, hiện nay, nhóm đang tiếp tục thực hiện dự án “Cặp lồng cho em” tại những địa điểm mới. Lần này, hai xã Sùng Đô và Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được dự án lựa chọn làm điểm dừng chân tiếp theo cho hành trình thiện nguyện của nhóm. Với 460 em học sinh thuộc hai trường, trong đó có 156 em học sinh thuộc trường tiểu học Nậm Mười có hoàn cảnh khó khăn, phải học xa nhà xa gia đình, phải ở tại trường hoặc trọ tại nhà dân lân cận theo mô hình bán trú dân nuôi.

'Cặp lồng cho em' - sáng kiến kết nối người trẻ làm truyền thông xã hội ảnh 2
Hình ảnh các em đang theo học tại mầm non Sùng Đô.

Hai xã Sùng Đô và Nậm Mười đều là những địa bàn có địa hình phức tạp, hiểm trở, thậm chí ở Sùng Đô có một số thôn chưa được cấp điện. Đường sá, giao thông của hai xã rất khó khăn để đi lại, xa xôi, gây trở ngại cho các em học sinh được cắp sách đến trường. Đặc biệt hơn, xã Nậm Mười là một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, với thời tiết nơi đây cực kỳ khắc nghiệt. Nhất là những ngày mưa bão, đường lầy lội, trơn trượt, nước lũ tràn về, cuốn trôi nhà cửa, ruộng nương, gia súc, gia cầm.

'Cặp lồng cho em' - sáng kiến kết nối người trẻ làm truyền thông xã hội ảnh 3

Hình ảnh trường Mầm non Sùng Đô nhìn từ trên cao.

Những bước đi đầu tiên của dự án “Cặp lồng cho em”

Với công tác truyền thông hiện tại, nhóm mong muốn thu hút những bạn trẻ có hứng thú với công việc từ thiện, theo dõi quá trình thực hiện chiến dịch và nhận được nhiều sự ủng hộ. Song song với đó, nhóm hy vọng đưa hình ảnh dự án đến với các bạn sinh viên và các hội nhóm, tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp trẻ có nhiều hoạt động xã hội.

Dự án dự tính sẽ kết thúc và tiến hành trao tặng cặp lồng cho các em nhỏ ở Văn Chấn, Yên Bái vào cuối tháng 12 này. Tính thời điểm hiện tại, dự án đã có hai nhà tài trợ về nước ngọt và bánh kẹo làm phần quà cho các em nhỏ. Trong thời gian này “Cặp lồng cho em" đang triển khai 2 hoạt động là “Cặp lồng trưa nay" và “Thư tay cho em". Hoạt động “Cặp lồng trưa nay” sẽ được tiết lộ trong thời gian tới.

“Đây là passion project (dự án tâm huyết) của chúng mình, là dự án đầu tiên, cũng là dự án chúng mình muốn làm nhất trong tất cả các dự án muốn làm. “Cặp lồng cho em" không chỉ muốn gây đủ quỹ cho các bạn học sinh vùng khó khăn, “Cặp lồng cho em” còn muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non và sự cần thiết của việc quan tâm hơn đến chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất của bậc học này. Bây giờ nghĩ lại những ngày đầu tiên chạy dự án, chúng mình vẫn cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào. Chúng mình luôn muốn phát triển CLCE trở thành một dự án thường niên, tiếp cận được tới tất cả những khu vực có nhu cầu về cặp lồng cho các bạn nhỏ.” - Thu Phương, thành viên của Diplomant chia sẻ.

'Cặp lồng cho em' - sáng kiến kết nối người trẻ làm truyền thông xã hội ảnh 4

Đội tình nguyện viên Diplomant đang thực hiện dự án “Cặp lồng cho em”.

Khi trao đổi với đại diện của điểm Trường Mầm non Sùng Đô, cô Huyền Trang, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Trước đây, vì muốn các em có thể thuận lợi, an tâm hơn khi đến trường chị cũng đã đi xin, kêu gọi cặp lồng tuy nhiên hầu hết là cặp lồng nhựa, chưa được đảm bảo về an toàn cho trẻ. Hy vọng lần này, nhóm sẽ mang đến cho các em những chiếc cặp lồng có thể ủ được cơm ấm đến trường. Các em 100% dân tộc H'mông, toàn là hộ nghèo. Bố mẹ chủ yếu làm nương, rẫy. Bữa ăn các em mang đến trường chủ yếu là cơm trắng không có thức ăn. Khi hỏi về những hoàn cảnh thật khó khăn, chị Trang cho biết các em đều là hộ nghèo, đặc biệt khó khăn: áo không có mặc, dép không có đi”.

'Cặp lồng cho em' - sáng kiến kết nối người trẻ làm truyền thông xã hội ảnh 5

Bữa ăn các em mang đến trường chủ yếu là cơm trắng không có thức ăn.

Hiện tại, dự án vẫn đang trong quá trình kêu gọi tài trợ và thực hiện các chiến dịch truyền thông xuyên suốt chương trình. Hy vọng rằng, Diplomant và “Cặp lồng cho em” sẽ có một chương trình thiện nguyện ý nghĩa, thành công và mang lại cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại Yên Bái những phần quà ý nghĩa. “Cặp lồng cho em” sẽ lan tỏa tinh thần yêu thương, giúp đỡ, tương thân tương ái đến những bạn trẻ, tạo động lực cho thế hệ thanh niên Việt Nam tiếp tục tiến hành những dự án xã hội mang ý nghĩa thiết thực với cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.