Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm ảnh 1

Anh Nguyễn Văn Đạt - Một trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức.

Quay về quá khứ, khi mình là sinh viên năm 4, mình có đi thực tập ở một viện nghiên cứu phát triển xã hội học, lúc đó mình đi thực tập với tâm thế chỉ là đi thực tập, mục tiêu là lấy được giấy xác nhận hoàn thành thực tập để đủ điều kiện bảo vệ khoá luận tốt nghiệp. Do vậy, khi ấy mình đi thực tập theo nghĩa được giao việc gì thì làm việc đó, mình cũng chưa có ý niệm về việc phải làm việc trách nhiệm, tâm huyết hay phải đúng cam kết. Kết thúc khoá thực tập, cô viện trưởng có gọi mình đến để ký giấy hoàn thành khoá thực tập cho mình, cô cũng chia sẻ cho mình một bài học đầu đời đầy sâu sắc, rằng: "Nếu em đến đây để thực tập và mục tiêu là được cấp giấy xác nhận hoàn thành thực tập trong 03 tháng thì em đã đạt được mục tiêu rồi đấy, nhưng cô đóng góp với em rằng: Nếu em thực tập một cách nghiêm túc và cầu thị, nỗ lực học hỏi và chăm chỉ hơn, có thể em đã được mời ở lại viện để làm nghiên cứu viên ngay khi em ra trường. Cô mong rằng, sau này em đi làm em sẽ đặt mục tiêu khao khát hơn, lớn lao hơn, cô tin rằng kết quả và thành tựu sẽ lớn hơn". Lời đóng góp đó là một lời giáo huấn và một bài học sâu sắc đầu đời của mình.

Khi ra trường, mình quan niệm để xin được việc thì hãy cứ "rải truyền đơn CV". Nghĩ là làm, mình mua đến 15-20 bộ Hồ sơ xin việc rồi “nhân bản” CV và gửi qua đường bưu điện hoặc scan CV gửi qua mail, sau đó chờ nhà tuyển dụng liên hệ đi phỏng vấn. Kết quả là có được gọi điện hẹn phỏng vấn một vài nơi song không phải là những nơi mình đặt kỳ vọng. Và rồi, mình làm nhiều công việc tại nhiều công ty, tổ chức. Việc nào làm lâu thì hơn 1 năm, việc ngắn thì 6 tháng. Mỗi công việc đều mang đến cho mình những trải nghiệm và kiến thức mới, song chưa được sâu và chưa đúc kết được thành kinh nghiệm nghề nghiệp. Thấm thoắt 2011 - 2014, sau hơn 3 năm ra trường và đi làm, mức lương của mình vẫn cứ bập bõm ở mức 6-8 triệu/tháng, trong khi các bạn cùng trang lứa, có bạn đã làm trưởng nhóm, quản lý với thu nhập 15-30 triệu/tháng và rất chững chạc. Quả thực khi ấy mình thấy mông lung và thiếu định hướng vô cùng.

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm ảnh 2
Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động.

Bước ngoặt chỉ xảy ra khi mình gia nhập Tập đoàn Thế giới di động. Mình được lôi cuốn bởi câu nói của anh Chủ tịch Nguyễn Đức Tài trong một buổi trả lời phỏng vấn rằng: "Thế giới di động là một nơi mà các bạn trẻ có đủ không gian để thi thố tài năng và phát huy năng lực". Trong 8 năm đồng hành, mình được làm việc tại môi trường chuyên nghiệp và đầy hào phóng. Mình dần thay đổi và chuyển hoá hoá tư duy, thái độ trong công việc: Từ chỗ bị động chờ đợi chuyển qua tâm thế chủ động trong mọi việc; từ việc chỉ tay về người khác mỗi khi xảy ra sự cố chuyển sang thành luôn nhìn nhận mình là gốc rễ của mọi vấn đề; từ luôn nghĩ cho lợi ích của bản thân trước chuyển sang nghĩ về lợi ích cho người khác, cộng sự của mình trước. Khi ấy, mình không nghĩ ngợi, suy nghĩ nhiều về quyền lợi hay thăng tiến, chỉ biết làm thôi, cũng bởi khi đó mình đi làm xa gia đình nên thời gian rảnh mình dành xử lý công việc. Rồi thành quả đến giống như một hệ quả tất yếu vậy.

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm ảnh 3
Anh Nguyễn Văn Đạt đang được làm việc trong môi trường không ngừng học tập và tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Trong ảnh, anh Nguyễn Việt Hoà - Chủ tịch/ CEO YODY đang đào tạo văn hoá YODY cho đội ngũ.

Bước ngoặt thứ hai về sự nghiệp là khi mình quyết định chuyển qua Công ty cổ phần Thời trang YODY. Mình được lôi cuốn bởi tinh thần cầu tiến của anh Chủ tịch Nguyễn Việt Hòa. Anh là lãnh đạo, người chủ của một doanh nghiệp với hàng ngàn nhân viên, song anh luôn là hình mẫu của sự cầu tiến, không ngừng học tập và tự hoàn thiện mỗi ngày. Anh có một ước mơ lớn và một sự chân thành, chính trực. Anh luôn làm gương trong lối sống và hành xử, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống, đối nhân xử thế. Một công ty với hàng ngàn bạn trẻ có chung một khao khát về việc xây dựng thành công một thương hiệu thời trang Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Lúc này mình nhận ra rằng, câu nói nổi tiếng của Steve Jobs (Nhà sáng lập Apple) quả thực rất đúng: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”, tức chúng ta hãy là những nhân sự luôn khao khát được phát triển bản thân và nghĩ cho tổ chức; thành quả sẽ đến và bạn nhất định được ghi nhận, được thưởng xứng đáng.

Một số đúc kết và nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm:

- Luôn đặt mục tiêu và làm chủ mục tiêu: Ngay tại thời điểm còn là sinh viên, chúng ta cần xác định mục tiêu học tập rõ ràng. Sau khi ra trường, mỗi người đều có cho mình những lựa chọn và trải nghiệm khác nhau, song nhất định đều cần xác định mục tiêu của sự lựa chọn đó là gì? Chúng ta sẽ học được gì, đạt được gì từ công việc chúng ta lựa chọn. Sau khi xác định được công việc mình có thể đi đường dài, đó chính là nghề nghiệp. Trải qua thời gian cống hiến, bạn có được sự nghiệp. Sự nghiệp không chỉ là vị trí, chức vụ hay thu nhập mà còn là cơ hội được phát triển tâm thức, tư duy hoàn thiện hơn và lan toả đến nhiều người hơn, vì người khác nhiều hơn.

- Tính chủ động trong kết nối: Khi còn là sinh viên, chúng ta còn ngại ngùng khi kết nối với các anh chị CEO hoặc những người thành đạt. Anh Đạt mời gọi các bạn sinh viên tự tin, chủ động kết nối với anh chị chủ doanh nghiệp để có cơ hội học tập, không chỉ là “rải CV” xin việc theo cách truyền thống và thụ động chờ phòng nhân sự gọi điện đi phỏng vấn mà bạn có thể tìm hiểu trang cá nhân của các anh chị lãnh đạo để có thể kết nối và học hỏi như Facebook, Linked-In,... Và đặc biệt, khi bạn nộp CV hay đi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu lịch sử hình thành, quá trình phát triển, văn hoá và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tổ chức nơi các bạn muốn gia nhập và phát triển sự nghiệp, đồng thời bạn cần trả lời thành thật một câu hỏi: Bạn mang lại giá trị gì cho công ty, tổ chức mà bạn ứng tuyển.

Cuối cùng, đứng trước ngưỡng cửa của thế giới việc làm, hơn ai hết chính các bạn sinh viên chúng ta cần luôn xây dựng cho mình một mục tiêu công việc rõ ràng, một tinh thần làm chủ mục tiêu mạnh mẽ và một tinh thần cầu thị, chủ động trong kết nối.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.