Chung kết 'Ý tưởng khởi nghiệp' của ĐHQG TP.HCM: 22 nhóm thí sinh toàn quốc tỏa sáng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Cuộc thi ‘Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2021’ (Creative Idea Challenge) là cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho học sinh và sinh viên toàn quốc, được tổ chức thường niên, nằm trong chuỗi hệ thống các chương trình khởi nghiệp của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) .

Trải qua 5 mùa tổ chức thành công (2017 – 2020), cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp càng chứng tỏ sức hút của mình và định vị trở thành một sân chơi ươm mầm, hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; nhằm lan tỏa và truyền cảm hứng về tư duy khởi nghiệp; nâng cao kỹ năng và kiến thức; tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho các bạn học sinh, sinh viên. Đây là nhiệm vụ chiến lược đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố sáng tạo tương tác cao Thủ Đức, Tp.HCM.

Cuộc thi được Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM (IEC) tổ chức với sự phối hợp và đồng hành của các trường Đại học, các trường Phổ thông và sự hỗ trợ từ Sở KH&CN Tp.HCM, Quỹ Khởi nghiệp ĐHQG-HCM.

Chung kết 'Ý tưởng khởi nghiệp' của ĐHQG TP.HCM: 22 nhóm thí sinh toàn quốc tỏa sáng ảnh 1
Chung kết 'Ý tưởng khởi nghiệp' của ĐHQG TP.HCM: 22 nhóm thí sinh toàn quốc tỏa sáng ảnh 2
Chung kết 'Ý tưởng khởi nghiệp' của ĐHQG TP.HCM: 22 nhóm thí sinh toàn quốc tỏa sáng ảnh 3

Một số hình ảnh của Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp’ những mùa trước.

Chung kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp CiC 2021 là một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của vòng 5 – Tỏa sáng. Chung kết cuộc thi đã diễn ra với sự tham gia tranh tài của 22 nhóm thí sinh, tương ứng với 22 dự án khởi nghiệp. Trong đó, 12 nhóm thí sinh thuộc bảng sinh viên (6 nhóm của bảng tiếng Việt và 6 nhóm của bảng tiếng Anh) và 10 nhóm thí sinh thuộc bảng phổ thông.

Chung kết 'Ý tưởng khởi nghiệp' của ĐHQG TP.HCM: 22 nhóm thí sinh toàn quốc tỏa sáng ảnh 4

Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2021 có chủ đề “Sáng tạo để bứt phá”, đã thu hút được khoảng 320 dự án với 1.000 thí sinh tham dự đến từ 174 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học trong cả nước; tiếp cận hơn 700.000 học sinh, sinh viên.

Năm 2021 là năm đầu tiên CiC tổ chức bảng thi dành cho học sinh với tên gọi: CiC Junior (bảng Phổ thông). Đây là điểm mới của cuộc thi năm nay. Đối tượng của bảng Phổ thông là tất cả các học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đang theo học tại các trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên có ý tưởng sáng tạo mới, dự án, đề tài nghiên cứu ứng dụng hoặc có muốn định hướng - tìm hiểu và theo đuổi hành trình khởi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đây cũng là năm đầu tiên CiC tổ chức triển lãm các dự án, sản phẩm, giải pháp nghiên cứu khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhóm thí sinh bằng công nghệ thực tế ảo, do công ty Santani thực hiện phối hợp với nền tảng Vstation đăng tải, trưng bày khoảng 22 dự án thuộc thuộc Top 10 của cuộc thi năm nay.

Triển lãm công nghệ thực tế ảo, thực chất là việc mô phỏng không gian triển lãm và các gian hàng bằng công nghệ 3D, cho phép người tham dự tương tác với thông tin của các dự án bằng cách nhấp chuột. Công nghệ thực tế ảo được kỳ vọng trở thành giải pháp hóa giải rào cản kinh tế của ngành công nghiệp triển lãm trên thế giới, kết nối mọi người tham gia triển lãm xuyên biên giới và thời gian. Câu chuyện của các gian hàng sẽ được kể bằng hình thức text, video, audio, hình ảnh thông qua các ấn phẩm truyền thông quen thuộc như banner, standee, brochure, proposal, clip, AI…. Người tham dự có thể tham quan triển lãm tại nhà chỉ với một thiết bị thông minh (laptop, smartphone, ipad…) và một đường truyền internet ổn định.

Vòng Chung kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp CiC 2021 đã diễn ra vào chiều tối, ngày 31/10/2021 vừa qua bằng hình thức trực tuyến, thu hút được đông đảo sự quan tâm từ các bạn học sinh, sinh viên trên cả nước thông qua nền tảng online https://vgarden.vsports.com.vn/.

Chung kết 'Ý tưởng khởi nghiệp' của ĐHQG TP.HCM: 22 nhóm thí sinh toàn quốc tỏa sáng ảnh 5
Giải nhất của cuộc thi đã thuộc về nhóm thí sinh Trường Đại học Lạc Hồng với ý tưởng/ dự án Thiết bị hỗ trợ xe lăn AutoMov.

Theo đó, Ban tổ chức đã trao giải nhất ở bảng sinh viên cho dự án Thiết bị hỗ trợ xe lăn AutoMov - thiết bị chuyển đổi xe lăn thành xe lăn điện do nhóm sinh viên Trường đại học Lạc Hồng sáng chế. Ngoài ra, ở bảng phổ thông, giải nhất được trao cho dự án Thiết bị học chữ cái, học toán cho người khiếm thị do hai học sinh đến từ Trường THPT Trần Văn Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát triển.

Giải nhất bảng sinh viên nhận được giải thưởng gồm 50 triệu đồng tiền mặt, một gói ươm tạo 1 năm tại Khu công nghệ phần mềm - Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (ITP) trị giá 100 triệu đồng, cùng gói hỗ trợ Web service từ VNU.DC trị giá 2.000 USD; giải nhì 30 triệu đồng; giải ba 10 triệu đồng.

Bảng phổ thông, giải nhất nhận giải thưởng 20 triệu đồng, một gói ươm tạo 1 năm tại ITP trị giá 100 triệu đồng, cùng gói hỗ trợ Web service từ VNU.DC trị giá 2.000 USD; giải nhì 15 triệu đồng; giải ba 10 triệu đồng.

Chung kết 'Ý tưởng khởi nghiệp' của ĐHQG TP.HCM: 22 nhóm thí sinh toàn quốc tỏa sáng ảnh 6

Giải nhì bảng sinh viên thuộc về Ý tưởng/Dự án Peca Lica của nhóm thí sinh Trường Đại học Luật Tp.HCM và Trường Đại học Văn Lang.

Ngoài ra, Ban tổ chức cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp CiC 2021 còn trao giải nhì, giải ba và giải khuyến khích cho mỗi bảng. Sau cuộc thi, Ban tổ chức sẽ tiếp tục hỗ trợ các dự án tiềm năng gọi vốn đầu tư, tham gia các chương trình ươm tạo, tăng tốc khởi nghiệp của ITP và các đối tác quốc tế.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.
Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

SVVN - 200 liên lạc viên, tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 14 - 17/9. Các tình nguyện viên như là một 'đại sứ văn hoá' để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam và những thành tựu phát triển mà Việt Nam đạt được.