Da phân hủy sinh học đem danh hiệu vô địch cấp quốc gia về cho sinh viên RMIT

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Giải pháp thay thế da bền vững đã giúp nhóm năm sinh viên RMIT Việt Nam mang về danh hiệu Quán quân cấp quốc gia cuộc thi ACIYLS và thẳng tiến đến Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo thanh niên ASEAN-Trung Quốc-Ấn Độ 2024.

Cuộc thi tập trung vào tính bền vững, bao gồm các thách thức và hoạt động lấy sự lãnh đạo, đổi mới sáng tạo và tác động xã hội làm trọng tâm, và yêu cầu người tham dự thực hiện những dự án giải quyết các vấn đề thực tế.

Ý tưởng đem lại chiến thắng cho đội là một loại da phân hủy sinh học được làm từ nước dừa phế thải, có tên là Nhiên. Vật liệu mới mẻ này không chỉ giải quyết thách thức trong việc thúc đẩy áp dụng năng lượng tái tạo và sạch, mà còn khắc phục vấn đề cấp bách về quản lý chất thải trong ngành dừa Việt Nam.

Da phân hủy sinh học đem danh hiệu vô địch cấp quốc gia về cho sinh viên RMIT ảnh 1

Thành viên nhóm “Glolden Flames” (từ trái sang) Huỳnh Hoàng Đức, Trần Ánh Dương, Bùi Gia Linh, Nguyễn Yến Ngọc và Huỳnh Duy Thông.

Nhóm “Golden Flames” gồm thành viên có nền tảng kiến thức phong phú như kinh doanh quốc tế, truyền thông chuyên nghiệp, tài chính, kỹ thuật robot và cơ điện tử, đã cho thấy để giải quyết vấn đề bền vững cần hướng tiếp cận đa diện như thế nào.

Câu chuyện thành công của nhóm được nhen nhóm khá bất ngờ, theo chia sẻ của thành viên hiện đang học ngành Kỹ thuật robot và Cơ điện tử, bạn Huỳnh Hoàng Đức: “Cảm hứng thực hiện Nhiên đến từ một video TikTok về cách làm thạch dừa từ nước dừa lên men mà chúng tôi tình cờ xem được. Sau đó nhóm tìm hiểu kỹ hơn thì thấy rằng cellulose vi khuẩn thu được có thể dùng làm vật liệu dệt may. Khám phá này đã thổi bùng cảm hứng dẫn đến sự ra đời dự án của chúng tôi”.

Nhóm còn thể hiện tư duy bền vững vượt xa ngoài việc đơn thuần tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường. Hướng tiếp cận của các bạn cho thấy khả năng giải quyết vấn đề toàn diện, xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm từ việc tìm nguồn vật liệu phế thải đến khả năng phân hủy sinh học cuối đời sản phẩm.

Quy trình sản xuất bắt đầu với quá trình lên men nước dừa phế thải trong 14 ngày để tạo ra cellulose vi khuẩn. Dung dịch này được kết hợp với sợi thực vật tự nhiên nhằm tăng thêm sức mạnh và độ bền cho sản phẩm. Sau đó, hỗn hợp này được cà phẳng thành các miếng và trải qua quá trình hoàn thiện để tạo ra một vật liệu giống như da có thể sử dụng được. Quy trình đổi mới này không chỉ tái sử dụng chất thải mà còn tạo ra một giải pháp thay thế khả thi cho cả da truyền thống lẫn da giả, giải quyết nhiều vấn đề về môi trường cùng một lúc.

Nhiên có tiềm năng tác động đáng kể lên cộng đồng địa phương và môi trường. Bằng cách tận dụng nước dừa phế thải, Nhiên giúp giảm chất thải công nghiệp ở các vùng sản xuất dừa. Việc sản xuất ra Nhiên có thể tạo việc làm mới ở khu vực nông thôn, đặc biệt là cho nông dân trồng dừa và nghệ nhân địa phương. Là giải pháp thay thế phân hủy sinh học cho da, Nhiên giải quyết được những lo ngại về tác động môi trường của cả việc sản xuất da động vật lẫn các chất thay thế tổng hợp không phân hủy sinh học.

Thành viên nhóm hiện đang học ngành Tài chính, bạn Bùi Gia Linh cho biết: “Chúng tôi không chỉ tạo ra một sản phẩm, chúng tôi đề xuất một cách tư duy mới về tài nguyên và tiêu dùng. Nhiên là bước tiến hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và bền vững hơn”.

“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một mô hình có thể thích ứng với phế thải từ các dòng sản phẩm nông nghiệp khác nhằm nhân lên tác động của dự án”, bạn Trần Ánh Dương, thành viên hiện đang học ngành Kinh doanh quốc tế, chia sẻ.

Thành viên hiện đang học ngành Truyền thông chuyên nghiệp, bạn Nguyễn Yến Ngọc nhấn mạnh vào một tầm nhìn rộng hơn: “Qua dự án này, chúng tôi học được cách cân bằng giữa thân thiện môi trường với sở thích của người tiêu dùng, đặc biệt khi nhắm đến thị trường ngách ‘Green Localista’ gồm những người coi trọng cả tính thẩm mỹ lẫn tác động môi trường”.

“Dự án còn giúp chúng tôi nâng cao kỹ năng tiếp thị cho sản phẩm sinh thái, đặc biệt là về cách truyền đạt giá trị sản phẩm theo cách hấp dẫn, đồng điệu với người tiêu dùng có ý thức về môi trường. Chúng tôi cũng có được những hiểu biết giá trị về quản lý chuỗi cung ứng, phát triển sản phẩm và những thách thức của việc mở rộng quy mô sản phẩm bền vững”, Ngọc nói.

Trong tương lai, nhóm dự kiến hợp tác với các nhà sản xuất dệt may địa phương, đồng thời tìm sự hỗ trợ từ các phòng ban liên quan tại RMIT để đưa túi xách và túi tote bền vững của Nhiên ra thị trường. Họ cũng đang tìm kiếm cơ hội kết hợp với nông dân trồng dừa địa phương để tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững và gọi được vốn đầu tư mạo hiểm.

Nhóm “Golden Flames”, cùng với hai nhóm khác từ các trường đại học trong nước, đã đại diện cho Việt Nam tại cuộc thi ACIYLS khu vực vào đầu tháng 10/2024. Mỗi thành viên được chia vào các nhóm mới với người tham dự đến từ các quốc gia khác để giải quyết một vấn đề mới. Huỳnh Duy Thông và đội của mình đã giành ngôi vị Á quân, trong khi Nguyễn Yến Ngọc và đội của cô về đích trong top 10.

Da phân hủy sinh học đem danh hiệu vô địch cấp quốc gia về cho sinh viên RMIT ảnh 2

Huỳnh Duy Thông (trái) và đội của mình đã dành ngôi vị Á quân tại cuộc thi ACIYLS khu vực.

Tham gia ACIYLS giúp cả nhóm nâng cao đáng kể năng lực hợp tác đa văn hóa, kỹ năng ra quyết định và lãnh đạo. Mỗi thành viên đều học hỏi được kinh nghiệm quý báu trong việc hài hòa các quan điểm đa dạng, thích ứng với các cách làm việc nhóm khác nhau, cũng như cải thiện các kỹ năng mềm, đặc biệt trong giao tiếp và lãnh đạo đa văn hóa.

MỚI - NÓNG
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
SVVN - Ngày 12/11, Quận Đoàn quận Tân Bình phối hợp với Đoàn Học viện Hàng không Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh 86, Đoàn Thanh niên Đoàn Luật sư TP. HCM, Đoàn trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật An ninh mạng và nâng cao kỹ năng An toàn trên không gian mạng, năm 2024.
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
SVVN - Ngày 12/11, GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP. HCM,  được áp dụng từ năm 2025. Cấu trúc và nội dung cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan…

Có thể bạn quan tâm

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn, chính thức khởi động công tác tuyển quân 2025. Với quy trình chặt chẽ và tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, sẽ chỉ có một đợt tuyển quân duy nhất vào tháng Hai. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tập trung tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

SVVN - Cô Đỗ Thị Lam - Giảng viên khoa Âm nhạc, trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' 2024. Đam mê âm nhạc và nỗ lực cống hiến trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cô Lam là tấm gương sáng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ trong hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

SVVN - Về với vùng cao tỉnh Thái Nguyên, nơi điều kiện học tập còn lắm gian nan, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã dành gần hai thập kỷ tận tụy cống hiến, thắp lên hy vọng và ươm mầm tương lai cho bao thế hệ học trò nghèo. Vượt qua muôn vàn khó khăn, câu chuyện của thầy là minh chứng sống động cho tình yêu nghề và nhiệt huyết.
‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.
Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

SVVN - Suốt 18 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Thùy Liên, giáo viên tại trường Tiểu học và THCS Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao khó khăn để đưa con chữ đến với học sinh ở vùng cao. Năm nay 41 tuổi, cô vẫn miệt mài giảng dạy tại một điểm trường ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi mà hành trình đến với tri thức của các em chưa bao giờ là điều dễ dàng.