Đôi bạn trẻ thiết kế đai đeo chống hằn cho tuyến đầu chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
Đôi bạn trẻ thiết kế đai đeo chống hằn cho tuyến đầu chống dịch
SVVN - Đai đeo khẩu trang chống hằn là sản phẩm do Phạm Văn Lập (sinh năm 1996) và Nguyễn Thị Vy (sinh năm 1998) cùng lên ý tưởng và sản xuất. Đai đeo này được Lập và Vy đem tặng đội ngũ chống dịch với mong muốn hỗ trợ khó khăn mà họ gặp phải.

Lập không khỏi ngẹn ngào khi chứng kiến những vết hằn sau tai của đội ngũ tuyến đầu chống dịch vì phải đeo khẩu trang thường xuyên. Vì vậy, anh cùng một người bạn nảy ra ý tưởng thiết kế đai đeo khẩu trang chống hằn. Lập bày tỏ: “Các y, bác sĩ, sinh viên tình nguyện nơi lấy mẫu xét nghiệm, đội ngũ trực chốt và phun khử khuẩn ngày đêm trong trang phục bảo hộ y tế, buộc phải đeo khẩu trang thường xuyên nên để lại nhiều vết hằn sâu sau tai khiến họ rất đau đớn. Mình đã tâm sự với Vy như thế. Thế rồi, hai đứa quyết định sản xuất đai đeo khẩu trang chống hằn da như món quà dành tặng những người đang “căng sức” chống dịch”.

Đôi bạn trẻ thiết kế đai đeo chống hằn cho tuyến đầu chống dịch ảnh 1

Hai bạn trẻ Lập và Vy với dự án sản xuất và tặng đai đeo bằng da chống hằn cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Ngay trong hôm đó, Lập đã vẽ thiết kế, nhập da và cùng Vy tiến hành sản xuất để phục vụ công tác thiện nguyện. Sau ba ngày, hai bạn trẻ đã sản xuất được hơn 3000 chiếc đai. Lập nhớ lại: “1000 cái đầu tiên chúng mình dập tay nên mất khá nhiều thời gian, không đủ để đáp ứng nhu cầu. Từ những cái sau, mình chuyển sang dùng công nghệ lazer để cắt nên tiết kiệm thời gian hơn. Chỉ trong vòng 3 tiếng, hơn 1.000 chiếc đai đeo đã hoàn thành”.

Đôi bạn trẻ thiết kế đai đeo chống hằn cho tuyến đầu chống dịch ảnh 2

Những sản phẩm đai đeo bằng da chống hằn do Lập và Vy chế.

Trong tình hình dịch bệnh, Lập không lo thiếu da để thực hiện sản phẩm vì phần lớn nguyên liệu là da dự trữ sẵn tại xưởng, Lập chỉ cần nhập thêm một phần nhỏ ở đại lý. Ngoài ra, một số đồng nghiệp biết được việc làm ý nghĩa của Lập nên ủng hộ thêm.

Việc phân phát đai chống hằn của Lập và Vy được chia làm hai đợt. Đợt một, 500 đai đeo khẩu trang được trao tặng cho các tổ chức từ thiện, các ban, ngành, hội nhóm liên quan tới công việc phòng dịch ở hai quận Tân Bình và quận Tân Phú. Việc làm thiết thực của hai bạn trẻ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ mọi người. “Sau lần đó, chúng mình nhận được nhiều bình luận tích cực từ các bạn đã trải nghiệm đai da. Vì làm bằng da thật nên sản phẩm mềm mại, dễ dàng tháo và đeo. Đặc biệt, sản phẩm khắc phục hoàn toàn vấn đề đau tai của các bạn”, Vy bày tỏ.

Đôi bạn trẻ thiết kế đai đeo chống hằn cho tuyến đầu chống dịch ảnh 3

Những lời yêu thương động viên tuyến đầu chống dịch được Lập và Vy gửi kèm với sản phẩm.

Biết rõ số người cần đai khẩu trang không chỉ gói gọn trong con số 500, Lập và Vy tiếp tục sản xuất để cung cấp thêm 1.000 đai nữa. Hiện tại, xưởng của Lập đã hoàn thành hơn 2.500 đai, gấp 5 lần so với dự tính ban đầu. Những nơi được tặng trải rộng ra tất cả các quận trên địa bàn thành phố: Q. 1, Q. 4, Q. Bình Thạnh…

Đôi bạn trẻ thiết kế đai đeo chống hằn cho tuyến đầu chống dịch ảnh 4

Đai đeo chống hằn bằng da sử dụng rất tiện lợi.

Lập và Vy đã sử dụng chính nguyên liệu và công việc quen thuộc để đóng góp cho công cuộc chống dịch tại TP. HCM. Chàng trai trẻ chia sẻ: “Với lần từ thiện này, cả mình và Vy không mong gì hơn ngoài việc góp chút sức lực, tiếp thêm năng lượng để TP. HCM vững vàng chống chọi với đại dịch COVID-19, sớm ổn định kinh tế. Vì kinh phí còn hạn chế nên chúng mình chỉ mới có thể ủng hộ tại Sài Gòn. Mong muốn sắp tới của xưởng ví LAVY chúng mình là sản xuất ra nhiều hơn nữa những chiếc đai khẩu trang cho khắp các vùng dịch COVID-19 trên cả nước”.

Đôi bạn trẻ thiết kế đai đeo chống hằn cho tuyến đầu chống dịch ảnh 5

Lập trao tặng sản phẩm cho các lực lượng tình nguyện tuyến đầu chống dịch.

Tuy chỉ mới hoạt động được gần một năm, xưởng làm đồ da của Lập và Vy đã trích một phần lợi nhuận doanh thu để tạo quỹ từ thiện. Trước dịch, xưởng của hai bạn tham gia ủng hộ hiện kim cho đồng bào miền Trung khắc phục sau lũ và ủng hộ hiện kim, quần áo cho những hoàn cảnh được đề xuất trên báo… Cũng như một số ngành khác, ngành đồ hand-made chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19. Chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn, các thị trường nhập khẩu da phải đóng cửa do thực hiện phong tỏa xã hội hay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước giảm là những khó khăn mà xưởng của Lập và Vy phải đối mặt trong năm nay. Tuy vậy, hai bạn trẻ vẫn cố gắng thực hiện tốt việc phòng - chống dịch bệnh và sẵn sàng đóng góp công sức, vật chất cho công cuộc chống dịch chung của thành phố.

Được thành lập từ tháng 10/2020, xưởng ví LAVY (Q. Tân Bình) của Lập và Vy chuyên sản xuất các sản phẩm đồ da thật hand-made như túi xách, ví nam - nữ, dây lưng, dây đồng hồ… Trải qua những khó khăn ban đầu, hai bạn trẻ đang từng bước xây dựng thương hiệu da cá nhân cho mình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.
Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

SVVN - 200 liên lạc viên, tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 14 - 17/9. Các tình nguyện viên như là một 'đại sứ văn hoá' để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam và những thành tựu phát triển mà Việt Nam đạt được.