Giáo trình in lậu: 'Dịch bệnh' lây lan nơi giảng đường Đại học

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong một quán photo nhỏ gần khuôn viên trường đại học, dòng sinh viên xếp hàng dài để sao chép tài liệu. Chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn đồng, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu một cuốn giáo trình với đầy đủ nội dung y như bản gốc. Tuy nhiên, phía sau sự tiện lợi và giá rẻ ấy là câu chuyện nhức nhối về bản quyền và ý thức cộng đồng.

Khi giáo trình lậu lên ngôi

Đối với nhiều sinh viên, giáo trình lậu không chỉ là lựa chọn "đỡ tốn kém hơn" mà còn đáp ứng nhu cầu nhanh chóng trong học tập. "Chỉ cần bỏ ra chưa đến 20.000 đồng là đã có đầy đủ giáo trình để học. Mua sách gốc thì mất thời gian tìm kiếm, còn đi mượn ở thư viện lại phải xếp hàng chờ đợi," L.C, sinh viên trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ.

Giáo trình in lậu: 'Dịch bệnh' lây lan nơi giảng đường Đại học ảnh 1

Câu chuyện của L.C, không phải trường hợp cá biệt. Với giá thành thấp hơn 3-4 lần so với sách gốc, giáo trình lậu dần trở thành "bạn đồng hành" quen thuộc trên giảng đường của nhiều sinh viên hiện nay. Những cuốn sách này được bày bán công khai tại các cửa hàng photo gần trường hoặc thậm chí ngang nhiên giao dịch trên các hội nhóm trên mạng xã hội.

“Mỗi khi có giáo trình mới, chỉ cần nói tên sách, cửa hàng photo sẽ đưa ra ngay. Nội dung thì y chang sách gốc, chất lượng in cũng tạm chấp nhận được, vậy là đủ để học,” N.M.Q sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết.

Không chỉ bán lẻ, nhiều cửa hàng còn in sẵn số lượng lớn giáo trình lậu, thậm chí lập danh mục riêng để phục vụ từng ngành học. Trong các hội nhóm sinh viên, những bài đăng rao bán giáo trình lậu hoặc sách photo giá rẻ cũng xuất hiện đều đặn, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên ham "của" rẻ.

Giáo trình in lậu: 'Dịch bệnh' lây lan nơi giảng đường Đại học ảnh 2

Giáo trình lậu được bán lại rẻ như cho trên các hội nhóm mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)

Tại một tiệm photocopy gần cổng sau Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khi phóng viên cung cấp tên giáo trình và số lượng cần, người bán nhanh chóng đưa ra đúng cuốn sách được yêu cầu. Trước câu hỏi về độ chính xác của nội dung, chủ tiệm tự tin khẳng định: "Cứ kiểm tra, giống thì lấy, không thì thôi. Chúng tôi chỉ photo từ giáo trình của trường, nội dung tái bản cũng chẳng thay đổi gì."

Với giá chỉ 20.000 đồng, phóng viên đã dễ dàng sở hữu cuốn giáo trình nhập môn xã hội học. Dù chất lượng in chỉ ở mức cơ bản, nội dung lại đầy đủ và giống hệt bản gốc, nhưng mức giá lại thấp hơn tới 75%. Đây cũng là lý do khiến nhiều sinh viên không ngần ngại chọn giáo trình photo để phục vụ việc học tập.

Với phương châm “thuận mua vừa bán”, vòng đời của những giáo trình lậu này tiếp tục được luân chuyển, đến tay các thế hệ sinh viên tiếp theo. Trong khi đó, những cuốn giáo trình gốc, được nhà trường cung cấp miễn phí cho sinh viên, lại chỉ nằm im lìm trên kệ sách thư viện, không được sử dụng nhiều.

Hệ lụy khó lường

Tuy nhiên, phía sau sự phổ biến của giáo trình lậu là nhiều vấn đề đáng lo ngại. Trước hết, việc sao chép và phát hành sách không được sự đồng ý của tác giả là hành vi vi phạm bản quyền. Điều này không chỉ gây tổn thất lớn về kinh tế cho các nhà xuất bản mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả.

Luật sư Đường Nam Khánh, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết tình trạng phát tán giáo trình lậu ngày nay đang ngày càng trở nên phổ biến. Ông chỉ ra rằng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ in ấn là yếu tố chính thúc đẩy sự lan rộng của hiện tượng này: "Trước đây, khoảng 20 năm trước, khi công nghệ in còn thô sơ và máy móc chưa phát triển, việc in sách lậu chưa thực sự trở thành vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, chỉ cần một vài chiếc máy in công suất lớn là có thể cho ra hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bản sao trong một ngày, với chất lượng bản in gần như tương đương 95% so với sách gốc. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để sách lậu dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường".

Giáo trình in lậu: 'Dịch bệnh' lây lan nơi giảng đường Đại học ảnh 3

Luật sư Đường Nam Khánh cho biết trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, những cá nhân hoặc tổ chức liên quan có thể bị xử lý hình sự theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 với mức án cao nhất có thể lên đến 15 năm tù. (Ảnh: NVCC)

Về mặt pháp lý, luật sư cho biết hành vi in ấn, phát hành và mua bán sách lậu là vi phạm bản quyền và có thể bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. "Hiện nay, theo Nghị định 119/2020/NĐ-CP, những hành vi vi phạm liên quan đến việc in ấn, sản xuất sách lậu có thể bị phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng. Còn đối với hành vi mua bán, tàng trữ sách lậu, mức phạt có thể lên đến 70 triệu đồng. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, những cá nhân hoặc tổ chức liên quan có thể bị xử lý hình sự theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 với mức án cao nhất có thể lên đến 15 năm tù", ông Khánh chia sẻ.

Tuy nhiên, luật sư nhận định rằng việc giảm thiểu tình trạng sách lậu không chỉ trong ngày một ngày hai. "Ngành in sách lậu hiện nay là một ngành mang lại lợi nhuận cực kỳ lớn, bởi việc in ấn một cuốn sách lậu do không tốn kém nhiều chi phí dẫn đến việc có thể bán ra với giá thấp, đánh vào tâm lý ham rẻ của người dùng, qua đó thu hút rất nhiều sinh viên và người mua. Điều này khiến việc kiểm soát và ngừng phát tán sách lậu gặp rất nhiều khó khăn," ông nói.

"Chủ yếu vấn đề nằm ở ý thức của người tiêu dùng. Sinh viên và người mua cần chọn lựa những địa điểm uy tín để tránh mua phải sách lậu," luật sư nhấn mạnh. Đồng thời, ông cũng cho rằng cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, rà soát để phát hiện và kịp thời ngăn chặn, qua đó có phương án xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm pháp luật kể trên.

MỚI - NÓNG
Nàng Gen Z gốc Huế dành tình yêu sâu sắc với trang phục truyền thống Việt
Nàng Gen Z gốc Huế dành tình yêu sâu sắc với trang phục truyền thống Việt
SVVN - Hoàng Thị Nhã Uyên (sinh năm 2005) đang là sinh viên năm hai ngành Quản trị khách sạn của trường Du lịch - Đại học Huế . Song song đó, Nhã Uyên còn là người mẫu trẻ với nhiều hoài bão. Sự kết hợp giữa niềm đam mê văn hóa dân tộc và khát vọng thể hiện bản thân đã đưa cô đến với ánh sáng sân khấu rực rỡ.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ trẻ với đam mê nghiên cứu khoa học và hành trình mang tri thức trở về Việt Nam

Tiến sĩ trẻ với đam mê nghiên cứu khoa học và hành trình mang tri thức trở về Việt Nam

SVVN - Từ niềm đam mê công nghệ nhen nhóm khi còn là sinh viên năm thứ hai tại trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), TS Nguyễn Văn Sơn đã trải qua hành trình nghiên cứu khoa học đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Hiện là giảng viên tại khoa Công nghệ thông tin, anh chứng tỏ bản thân không chỉ là một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ.
Hành trình cống hiến của những người thầy mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên

Hành trình cống hiến của những người thầy mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên

SVVN - Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), không chỉ là dịp để tôn vinh những thầy cô giáo, mà còn là cơ hội để chia sẻ những câu chuyện đầy cảm xúc về hành trình cống hiến không mệt mỏi của các thầy cô. Những người thầy ấy không chỉ dạy kiến thức, mà còn truyền cảm hứng, vun đắp niềm tin và mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên.
Người truyền lửa đam mê ngành Kỹ thuật Ô tô tại trường ĐH Thủy lợi

Người truyền lửa đam mê ngành Kỹ thuật Ô tô tại trường ĐH Thủy lợi

SVVN - Giữa những giảng đường đầy ắp tiếng máy móc và ánh mắt chăm chú của sinh viên, hình ảnh ThS Đặng Ngọc Duyên – người thầy trẻ nhưng giàu nhiệt huyết – đã trở nên quen thuộc. Với vai trò là giảng viên bộ môn Kỹ thuật Ô tô (khoa Cơ khí, trường ĐH Thủy lợi), thầy Duyên là một tấm gương sáng về sự tận tâm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dẫn dắt phong trào thanh niên.
Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn giảng viên)

Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn giảng viên)

SVVN - Trước thềm Ngày 20/11, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong đã mời một giảng viên và một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng trả lời những câu hỏi về chủ để sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số. Xin giới thiệu đến bạn đọc phần chia sẻ của Tiến sĩ Tiến sĩ Lê Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Báo chí – Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên)

Sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số (từ góc nhìn sinh viên)

SVVN - Trước thềm Ngày 20/11, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong đã mời một giảng viên và một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng trả lời những câu hỏi về chủ để sự kết nối giữa thầy và trò trong thời đại công nghệ số. Xin giới thiệu đến bạn đọc phần chia sẻ của bạn Bùi Thị Khánh Huyền - Thủ khoa xuất sắc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 
Giáo dục và đào tạo: Nền tảng cho những kỳ tích phát triển của dân tộc

Giáo dục và đào tạo: Nền tảng cho những kỳ tích phát triển của dân tộc

SVVN - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội, giáo dục Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và vươn tầm thế giới.