Giúp sinh viên cân bằng cuộc sống thời COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Giúp sinh viên cân bằng cuộc sống thời COVID-19
SVVN - Mong muốn đồng hành cùng sinh viên vượt qua đại dịch COVID-19, trường ĐH Luật TP. HCM đã tổ chức chương tư vấn tâm lý mùa dịch số đầu tiên, với chủ đề: “Cân bằng cuộc sống và công việc thời COVID-19”.

Chương trình tư vấn tâm lý mùa dịch được phát trực tiếp thông qua phần mềm Zoom và Fanpage trường ĐH Luật TP. HCM. Chương trình lần này có sự tham gia của TS Tô Nhi A – Giảng viên tâm lý – giáo dục, Ủy viên Hội đồng khoa học trường CĐ Sư phạm Trung ương TP. HCM; ThS. GVC Trịnh Anh Nguyên - Giám đốc Trung tâm Đào tạo ngắn hạn, trường ĐH Luật TP. HCM, cùng MC. ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải – Giảng viên khoa Luật Dân sự, trường ĐH Luật TP. HCM.

Dịch bệnh làm chúng ta mất cân bằng

Thuật ngữ “Cân bằng cuộc sống và công việc” thường được hiểu là nhu cầu cân bằng của một cá nhân giữa công việc (nghề nghiệp) hằng ngày và các khía cạnh khác trong cuộc sống (gia đình, bạn bè, thú vui....). Hiện nay, chủ đề này đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của xã hội khi nói về sức khỏe tâm lý trong mùa dịch, nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng của bản thân.

Giúp sinh viên cân bằng cuộc sống thời COVID-19 ảnh 1
TS Tô Nhi A chia sẻ thêm về hiệu ứng giả dược – một liệu pháp để xây dựng suy nghĩ tích cực cho người bệnh, giúp người bệnh không còn suy nghĩ tiêu cực và lấy lại cân bằng cuộc.

Theo TS Tô Nhi A thì mỗi người chúng ta đều có những tính xấu, các suy nghĩ tiêu cực nhưng vì hằng ngày, chúng ta làm việc, ra ngoài để giải khuây nên những suy nghĩ tiêu cực ấy không lấn chiếm và làm ảnh hưởng đến chúng ta quá nhiều. Thế nhưng, khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, làm chúng ta phải ở nhà nhiều hơn, từ đó có nhiều thời gian để suy nghĩ về mọi việc tiêu cực hơn, nên đâm ra buồn chán, lười biếng. Chúng ta “đổ thừa” cho dịch bệnh, nhưng thực chất việc này đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận các thông tin một cách thụ động về tình hình dịch bệnh, càng làm bản thân mỗi người thêm chán nản, mất niềm tin và gây ra hiện tượng “mất cân bằng cuộc sống”.

TS Tô Nhi A cũng có đưa ra các bước trong chuyển đổi hành vi, gồm chưa nhận thức được vấn đề; Nhận thức được vấn đề và hành vi mong đợi; Chuẩn bị hành động để thay đổi; Hành động để thay đổi và Duy trì hành vi mới, giải tỏa các khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta luôn “gãy đổ” giữa chừng, luôn hoài nghi chính mình, đánh giá thấp bản thân và rồi làm giảm giá trị hành vi bản thân.

"Việc hôm nay chớ để ngày mai"

Một quan điểm được cả TS Tô Nhi A và ThS. GVC Trịnh Anh Nguyên đồng tình và muốn các bạn sinh viên trong và ngoài trường nên ghi nhớ, đó là “Khi không thay đổi được hoàn cảnh thì ta thay đổi thái độ”.

Vì dịch bệnh hiện nay, việc học tập và làm việc trực tuyến là một công việc không thể thay đổi mà mỗi người đều phải tìm cách thích ứng. Thế nhưng, nhiều người chia sẻ về việc không thể tập trung vào công việc cũng như dành cả ngày cho những công việc không thiết yếu, từ đó làm bản thân trì hoãn, chậm trễ công việc, và rồi đổ lỗi cho dịch bệnh.

Giúp sinh viên cân bằng cuộc sống thời COVID-19 ảnh 2
Chương trình tư vấn tâm lý mùa dịch số đầu tiên diễn ra trong vòng hai tiếng đồng hồ với hơn 1.200 bạn sinh viên theo dõi livestream trên Fanpage trường ĐH Luật TP. HCM.

Theo ThS. GVC Trịnh Anh Nguyên thì nhận thức, suy nghĩ của mỗi người luôn khởi động, không được trì hoãn, hãy nghĩ đến những ước mơ của mình mà thay đổi bản thân từng ngày và biến ước mơ ấy thành sự thật. Trong thời gian giãn cách này, đặc biệt là sinh viên, càng phải biết thay đổi bản thân theo những hướng tích cực hơn.

Những bạn sinh viên trước dịch là những “mọt sách” thì lúc này là thời điểm để các bạn học tập, phát triển các kỹ năng mềm. Hay những bạn sinh viên, có kỹ năng mềm, lanh lợi, nhưng điểm học tập còn kém thì mùa dịch này, các bạn hãy học tập, trau dồi kiến thức, vậy là sau dịch, bạn vừa có kiến thức, vừa có những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

TS Tô Nhi A nhấn mạnh rằng, các bạn sinh viên phải nghiêm khắc với bản thân để bản thân không còn trì hoãn nữa. TS Tô Nhi A cho rằng, trì hoãn sinh ra vì chúng ta tiếp nhận thông tin trì hoãn ấy, đặc biệt, trong mùa dịch này, nhiều doanh nghiệp, công ty, trường học phải dừng mọi hoạt động, nhiều người không làm việc, nên mình thấy thế cũng viện cớ “ai cũng không làm việc, vậy mình làm làm gì” và tiếp tục trì hoãn. Bệnh lười, trì hoãn xuất phát từ bản thân mình nên chính mình phải tự thay đổi, mỗi ngày lập mục tiêu cho bản thân, cố gắng hoàn thành thật tốt và thưởng cho bản thân một món quà, sẽ giúp mình có thái độ khác trong mọi việc.

Tách bạch nỗi lo âu

Việc mỗi người luôn có những nỗi lo là một việc hết sức bình thường, nhưng chúng ta không được nuôi dưỡng chúng, mà phải có động thái cụ thể để không làm nỗi lo âu đó tăng lên, dẫn đến một số bệnh liên quan đến tâm lý con người.

Giúp sinh viên cân bằng cuộc sống thời COVID-19 ảnh 3
ThS. GVC Trịnh Anh Nguyên nhấn mạnh rằng, sinh viên sau khi tốt nghiệp, kiến thức chỉ chiếm 55%, còn kỹ năng chiếm phần còn lại, vì vậy phải chú trọng phát triển cả hai mảng học tập và rèn luyện.

TS Tô Nhi A phân tích về một sinh viên năm thứ ba của trường ĐH Luật TP. HCM thì sẽ có những nỗi lo gì: Vấn đề thực phẩm trong mùa dịch; Học tập trực tuyến không hiệu quả đối với bản thân; Nơi thực tập hay đơn giản là bản thân có thuộc đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 không, tiêm về sẽ như thế nào...

Sẽ có vô cùng nhiều nỗi lo như thế, nếu để im, chúng sẽ trở thành một mớ hỗn độn và làm bản thân “xấu đi” từng ngày. Phân tách từng nỗi lo như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng tìm các giải pháp, giải quyết từng nỗi lo, đồng thời có thể dễ dàng buông bỏ những vấn đề không thích hợp hiện nay, từ đó dành thời gian cho những công việc cần thiết.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.