Hành trình thành thủ khoa đầu vào của nữ sinh Hà Đông

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Đam mê vẽ từ nhỏ và chăm chỉ luyện vẽ mỗi ngày là 'bí kíp' giúp Vũ Phương Linh, học sinh lớp 12D6 trường THPT Quang Trung (Hà Đông - Hà Nội) trở thành thủ khoa đầu vào khối H của trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, năm 2021.

Hiện tại, Linh là sinh viên năm thứ nhất, khóa DH21, ngành Thiết kế đồ họa, trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Cô trở thành thủ khoa đầu vào với số điểm xét tuyển khối H07: 25,3 điểm (Toán: 8,58 điểm; Hình họa: 8,29 điểm; Bố cục màu: 8,5 điểm).

Hành trình thành thủ khoa đầu vào của nữ sinh Hà Đông ảnh 1

Linh chia sẻ: “Mình thích vẽ từ nhỏ và gia đình mình cũng ủng hộ mình theo đuổi con đường mà mình mong muốn. Mình chính thức bắt đầu ôn thi 2 môn năng khiếu vào đầu năm lớp 10. Có lẽ sự chăm chỉ, niềm yêu thích và một chút yếu tố may mắn đã giúp mình đạt được kết quả cao vượt ngoài mong đợi”.

Bên cạnh đó, Linh cũng cho rằng, Hình họa là môn “khó nhằn” nhất. Cô nàng phải vẽ đều đặn thì mới có thể “lên tay” được. “Khoảng thời gian một tháng trước khi thi, gần như ngày nào mình cũng vẽ người, ít nhất là một bài, có ngày hai bài. Ngoài ra, mình còn luyện vẽ riêng mặt, bàn chân, bàn tay bằng cách chép lại những bài mẫu đẹp để thuộc được cấu trúc của những bộ phận này”.

Không chỉ vậy, theo Linh, phải phân bổ thời gian vẽ cho phù hợp, bởi thời gian thi chỉ có bốn tiếng. Năm Linh thi, vì dịch COVID-19 bùng phát nên hình thức thi chuyển thành online, thời gian thi rút lại còn ba tiếng, nên việc phân bổ thời gian càng quan trọng. Nữ sinh Hà Đông buộc lòng không thể sa đà vào những chi tiết nhỏ mà bỏ qua tổng thể chung.

Hành trình thành thủ khoa đầu vào của nữ sinh Hà Đông ảnh 2

Về phần Bố cục, gồm hai phần là bố cục hình thể và bố cục màu sắc. Linh thường tham khảo các bài đẹp của anh chị khóa trước để rút ra phương pháp và cách sắp xếp hình và màu cho hợp lý, tạo được không gian cho bài.

“Quan trọng nhất của loại bài này là hình không được rời rạc và lệch bố cục. Thêm nữa là sự chênh lệch sắc độ giữa các mảng phải rõ ràng. Ngoài ra, ý tưởng cách điệu mới mẻ có thể sẽ là điểm cộng cho bài thi. Cũng giống như môn Hình họa, việc phân bổ thời gian là rất cần thiết vì nếu bài tô chưa xong thì dù phần bạn đã tô có đẹp như thế nào thì điểm thi cũng không thể cao được”, Linh tiết lộ.

Sau khi đã nắm chắc được kiến thức, Linh khuyên các sĩ tử hãy thả lỏng tâm trạng trước khi bước vào phòng thi. Thủ khoa đầu vào năm 2021 nói: “Tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Chúc các bạn sĩ tử 2K4 có một kỳ thi đạt kết quả cao và vào được ngôi trường mong ước”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nam sinh đạt 9.0 IELTS Speaking lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến cộng đồng

Nam sinh đạt 9.0 IELTS Speaking lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến cộng đồng

SVVN - Ngũ Tô Duy (sinh năm 2003) là dịch giả trẻ tuổi với nhiều thành tích ấn tượng. Năm 17 tuổi, Tô Duy là dịch giả cuốn sách bán chạy 'Steal Like an Artist' (Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng). Duy còn sáng lập và lãnh đạo dự án viết sách tiếng Anh 'Fairy tales without borders' (Cổ tích không biên giới), với 30 truyện cổ tích Việt Nam được dịch ra tiếng Anh, ra mắt 4.000 cuốn vào tháng 12/2022.
Võ Huyền Chi: Phía sau tên gọi 'Phù thủy lồng tiếng'

Võ Huyền Chi: Phía sau tên gọi 'Phù thủy lồng tiếng'

SVVN - Diễn viên lồng tiếng Huyền Chi (tên đầy đủ là Võ Huyền Chi) là một cái tên quen thuộc được biết đến rộng rãi qua việc lồng tiếng cho các bộ phim như: 'Người tình Praha'; 'Sakura: Thủ lĩnh thẻ bài'; 'Hóa giải lời nguyền'; 'Đảo hải tặc'; 'Gia đình là số 1' phần 2...