Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng

SVVN - Trong mùa hè 2024, sinh viên Ngoại giao đã có nhiều kỉ niệm đặc biệt đáng nhớ khi tham gia kỳ quân sự tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 2 ở Vĩnh Phúc.

Kỳ học quân sự của sinh viên khóa 49 Học viện Ngoại giao được chia làm ba đợt. Đợt 1 từ 24/6 đến 17/7, gồm các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh doanh quốc tế, Châu Á - Thái Bình Dương học và Luật Thương mại quốc tế. Đợt 2 từ 17/7 đến 09/8, gồm các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế. Đợt 3 từ 09/8 đến 31/8, gồm các ngành Truyền thông quốc tế và Luật quốc tế.

24 ngày trong mùa hè vừa qua có sự góp mặt của những trải nghiệm có một không hai - sống như người lính, mặc quân phục, vác súng, lăn xả trên “chiến trường”. Hồi ký của năm tháng thanh xuân được lưu dấu với kỉ niệm, cảm xúc đặc biệt đến thế.

Nguyễn Ngọc Huyền là sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, “lên đường nhập ngũ” đợt 1 của kỳ học Giáo dục Quốc phòng. Trước khi bắt đầu kỳ quân sự, cô cảm thấy lo lắng về việc thích nghi với sự thay đổi thói quen sinh hoạt trong môi trường quân đội, một số bệnh về da... Huyền cũng đã lên các trang mạng xã hội để tham khảo ý kiến của các anh chị đi trước, nghe lời “đồn thổi” và bỏ túi những kinh nghiệm “sống còn” khi đi quân sự. Tuy nhiên, cô bày tỏ mong muốn có được một kỳ học quân sự thật đáng nhớ cùng bạn bè.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 1

Nguyễn Ngọc Huyền hiện là sinh viên năm ba ngành Kinh doanh quốc tế Học viện Ngoại giao.

Nữ sinh chia sẻ: “Mình chuẩn bị khá nhiều đồ dùng cần thiết khi đi quân sự, đặc biệt là những thứ liên quan đến sức khoẻ như thuốc cảm, thuốc bôi côn trùng, C sủi…Về tinh thần, mình tạo tâm lí thoải mái. Mình tin dù vất vả mấy cũng sẽ vượt qua.”

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 2

24 ngày tại Trường Quân sự Quân khu 2 Vĩnh Phúc đều chất chứa nhiều kỉ niệm đáng nhớ của đại đội.

Huyền kể mỗi ngày đều cố định về lịch trình. Cô sẽ dậy vào lúc 4 giờ 30 phút sáng để vệ sinh cá nhân, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mới. Mỗi lần tiếng chuông báo thức của khu quân đội vang lên, “người lính” liền chạy ra hành lang để hô to khẩu hiệu “xong, xong, xong”. Ngày mới bắt đầu một cách đặc biệt như thế.

Sau những giờ học, sinh viên thường có khoảng thời gian sinh hoạt tự do từ tầm 16 giờ 30 phút chiều. “Mình thường ngồi “tám” chuyện với bạn dưới sân cỏ, cảm giác hồn nhiên, vô tư đến lạ thường. Đến 21 giờ 30 phút, khu quân sự tắt điện, báo hiệu một ngày kết thúc. Mình chìm vào giấc ngủ ngay tức khắc để nạp năng lượng, mai tiếp tục “chiến đấu”, Huyền cho biết.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 3

Huyền và những người bạn như trở về những ngày tháng trẻ thơ, vô lo vô nghĩ khi ngồi lại với nhau nơi khu quân sự.

Ngày đầu tiên trong kỳ học quân sự, Huyền cảm thấy khó khăn do chưa thích nghi được với lịch trình sinh hoạt chuẩn chỉnh từng li từng tí. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, cô đã bắt đầu quen với nhịp sống tại đây.

Hoạt động huấn luyện ấn tượng nhất với nữ sinh chính là bắn súng tại thao trường. Do đi vào đợt 1 (từ ngày 24/6 đến 17/7) nên thời tiết rất nắng và nóng. Trong điều kiện như thế, sinh viên vẫn thực hiện chuẩn chỉnh những động tác bắn súng, nằm tập, ngắm bắn sao cho trúng mục tiêu. Cô bày tỏ: “Cái rát da rát thịt đó khiến mình hiểu thêm về nỗi vất vả, sự nỗ lực rèn luyện cũng như ý chí kiên cường của các anh quân nhân bảo vệ Tổ quốc.”

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 4

Nữ sinh gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người bạn cùng phòng trong khu quân sự bởi cô được là chính mình, được lắng nghe.

Quân sự tại Vĩnh Phúc với Huyền là quãng thời gian khó quên trong thời sinh viên. “Ở đây, mình thấy gắn kết hơn với mọi người. Đặc biệt, mình cảm ơn phòng 308 thân yêu, nơi có những đứa bạn luôn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau”. Với cô, Vĩnh Phúc trong 24 ngày quân sự là phần thanh xuân tươi đẹp.

Võ Thị Huyền Trang là sinh viên ngành Quan hệ quốc tế, tham gia quân sự đợt 2 từ ngày 17/7 đến 09/8. Kỳ học Giáo dục Quốc phòng đã mang đến cho Trang những trải nghiệm quý báu lẫn những bài học “để đời”.

Trang cảm nhận bầu không khí tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 2 ở Vĩnh Phúc khác hẳn so với Hà Nội. Ngước lên cao không phải là những tòa nhà chọc trời, cô được ngắm nhìn không gian thoáng đãng, dễ dàng thấy được những đám mây quang đãng. Do thời tiết thay đổi liên tục từ mưa sang nắng nên tại khu quân sự, cô và các bạn thường có cơ hội được ngắm cầu vồng. “Mình rất thích bầu trời tại Vĩnh Phúc. Chiều tà, hoàng hôn rất đẹp, ánh lên sắc tím hồng không thể tìm thấy ở một nơi nào khác.”, cô hào hứng nói.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 5

Bầu trời nơi khu quân sự luôn ghi dấu trong lòng sinh viên bởi cái đẹp đặc biệt ấn tượng.

Kí ức quân sự trong nữ sinh vẫn còn đọng lại những câu nói đặc trưng. Sau khi “xuất ngũ”, không còn nghe thấy, Trang hụt hẫng một phần nào đó. “Mình thường nghe Trung đội trưởng thúc giục với những câu như: Mọi người thay đồ để chuẩn bị tập trung đi ăn cơm, còn 5 phút nữa thôi. Còn Tiểu đội trưởng sẽ thường bảo: Mọi người ơi, sắp đến giờ học rồi, nộp điện thoại lại đi.”

Cứ như thế trong suốt 24 ngày, Trang quen với thanh âm đặc biệt đó. Để rồi, giờ đây, cô lưu dấu nó thành một phần kí ức đáng nhớ thời thanh xuân.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 6

Nữ sinh được sắp xếp ở trong phòng 30 người. Lúc đầu, cô cảm thấy khó chấp nhận do việc không quen ở với đông người như thế. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai, thứ ba; Trang đã nói chuyện được với tất cả các bạn trong phòng. Cô thấy không quá khó để hòa nhập cũng như có khoảng cách lớn như cô từng nghĩ.

Trang nhận thấy mình may mắn khi được làm quen với 29 bạn trong phòng. Tất cả mọi người đều quan tâm, hỏi han cô từ A đến Z khi thấy cô không khỏe.

Cô chia sẻ: “Mọi người lúc nào cũng hỏi mình câu như là: “Bây giờ đã thấy ổn hơn chưa?”. Lần đầu tiên trong cuộc đời, mình nhận được sự chăm sóc đến từ nhiều người như thế. Dần dần, mình có niềm tin vào 29 con người này. Trải nghiệm ở trong phòng 30 là điều nên thử.”

Sau khi kết thúc kì quân sự, Trang “lụy” những kí ức bên bạn bè. Cô làm thân và biết thêm nhiều người trong đại đội.

Bài học lớn nhất mà Trang nhận được chính là bài học về niềm tin. Cô có niềm tin rất lớn vào những người bạn cùng phòng trong kỳ học quân sự và họ cũng chưa từng làm cô thất vọng. Những thời khắc vui buồn Trang trải qua đều có sự chứng kiến, chia sẻ của 29 người bạn chưa từng thân trước đó.

“Niềm tin thứ hai là niềm tin vào đại đội. Mình tin tất cả mọi người sẽ hòa hợp với nhau trong 24 ngày và sự thật, chúng mình đã làm được. Không có xích mích hay chuyện to tát nào xảy ra khiến đại đội bất hòa. Tất cả mọi người đều hòa đồng, thân thiết với nhau.”, Trang nói thêm.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 7

Nơi đây trao cho Trang cơ hội để nhìn lại chính mình, soi chiếu để thấu hiểu bản thân.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 8

Trang có sự thay đổi trong nhận thức sau khi kết thúc quân sự. Trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng, cô nhận thấy trong quân đội không có giây phút nào được sử dụng lãng phí. Tất cả đều có ý nghĩa, giá trị. Cô nhận thấy mình đã sử dụng thời gian vào những việc vô bổ và đang học cách thay đổi dần.

Bên cạnh đó, học tập tại Trường Quân sự không quá cứng ngắc. “Mình nhận ra mình vui và tận hưởng 24 ngày rất nhiều. Mình trân trọng thời gian ở bên mọi người.”, cô bộc bạch.

Nguyễn Thị Thùy Dương cũng là một trong những sinh viên tham gia quân sự đợt 2. Sau khi kết thúc kì học tại Vĩnh Phúc, nữ sinh đã bỏ túi những “bí kíp” để truyền lại cho các em khóa sau.

Thùy Dương chia sẻ, khi đi quân sự, các bạn nên mang vài bộ quần áo mỏng, dễ giặt, dễ khô cũng như chuẩn bị, lựa chọn kĩ về giày thể thao lúc đi học, dép mang thoải mái tại phòng nội trú.

Trong khu quân sự, sinh viên cần chuẩn bị khoản tiền mặt phục vụ ăn uống và sinh hoạt cá nhân. Việc đặt hàng trực tuyến đến trung tâm Giáo dục Quốc phòng cũng không thuận tiện vì vị trí khá xa và cách biệt.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 9

Thùy Dương trân trọng quãng thời gian trải nghiệm tại Trường Quân sự Quân khu 2 Vĩnh Phúc.

Hồi ký 24 ngày trở thành ‘chiến sĩ’ của sinh viên Học viện Ngoại giao trong kỳ học Giáo dục Quốc phòng ảnh 10

Bên cạnh đó, Thùy Dương nhắc nhở mọi người nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, sữa rửa mặt, kem chống nắng, dụng cụ học tập, thẻ sinh viên… Đặc biệt hơn, cần có các dược phẩm phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp như thuốc đau bụng, thuốc cảm hay dầu gió, băng cá nhân, thuốc chống muỗi…

“Quan trọng hơn hết, bạn cần sẵn sàng tinh thần để trở thành “người lính”, mặc quân phục, vác súng, lăn xả trên thao trường, và tận hưởng hết mình trong 24 ngày tại đây.”, cô chia sẻ thêm.

Kỳ học Giáo dục Quốc phòng trở thành phần kí ức đẹp đẽ của sinh viên khóa 49 Học viện Ngoại giao trong kì nghỉ hè năm 2024. Đây là cơ hội để các bạn được giáo dục về truyền thống xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, truyền thống đấu tranh cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân, được bồi dưỡng chính trị tư tưởng đạo đức lối sống. Ngoài ra, kỳ học còn đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện về mọi mặt cho sinh viên, không chỉ kiến thức trên sách vở mà còn là trải nghiệm “chiến trường” để rèn luyện bản thân.

(Ảnh: NVCC)

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.