Hồi sinh làng nghề phở sắn

Hồi sinh làng nghề phở sắn
SVVN - Tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thông tin, trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM), Dương Ngọc Ảnh về làm việc cho một công ty công nghệ của Pháp. Không lâu sau đó, anh quyết định dừng lại để khởi nghiệp bằng món ăn đặc sản quê mình: “Phở sắn”.

 Tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thông tin, trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM), Dương Ngọc Ảnh về làm việc cho một công ty công nghệ của Pháp. Không lâu sau đó, anh quyết định dừng lại để khởi nghiệp bằng món ăn đặc sản quê mình: “Phở sắn”.

Nặng lòng với sắn

Sau khi ra trường, Dương Ngọc Ảnh làm việc cho một công ty của Pháp. Không lâu sau, Ảnh mở doanh nghiệp riêng và làm ăn với các đối tác nước ngoài. Công ty đang đà phát triển tốt thì trong một lần về quê, nghe tin làng nghề truyền thống làm phở sắn sắp bị thất truyền, Ảnh bỗng thấy suy tư, trăn trở.

Ảnh cho biết, củ sắn (hay còn gọi là khoai mì) từng có thời là thực phẩm cứu đói. Gian khó qua đi, củ sắn vẫn thầm lặng mang về kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước. "Nhiều người không thích sắn, nói chúng có chất độc. Dĩ nhiên là có độc nhưng chất độc HCN trong sắn dễ bay hơi và hòa tan trong nước nên việc xử lý khử độc vô cùng đơn giản. Người ta hắt hủi sắn nhưng quên một điều rằng, ngày nào họ cũng ăn sắn một cách gián tiếp, bởi sắn là thành phần không thể thiếu trong bột ngọt, bánh kẹo, thậm chí thuốc men. Bột năng cũng là cách gọi khác của tinh bột sắn", Ảnh chia sẻ.

Ảnh kể, tuổi thơ của anh gắn liền với cây sắn. Cây sắn giúp cứu đói cả gia đình. Nghề làm phở sắn của ba mẹ tuy vất vả, cực nhọc nhưng đã nuôi mấy anh em Ảnh ăn học đến nơi đến chốn. Ảnh tâm sự: "Món phở sắn có hàng trăm năm lịch sử ở xứ Quảng nhưng bị thất truyền. Năm 1996, ba mình là người đầu tiên khơi lại nghề này tại làng Thuận An, thị trấn Đông Phú, Quế Sơn. Sau cứ phát triển dần thành làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, do thu nhập quá thấp và nghề quá vất vả nên nhiều người cũng đã bỏ nghề. Khi về quê, nghe làng nghề hiện tại chỉ còn 3 hộ, mình băn khoăn tự hỏi: Làm sao để duy trì làng nghề? Từ đây, dự án “Caromi” ra đời".

Hồi sinh làng nghề phở sắn

Đưa sắn Việt đi xa hơn

Để có được bát phở sắn ngon, thơm, phải trải qua quy trình chế biến công phu. Theo đó, sắn sau khi nhổ, gọt bỏ đầu, cạo trắng, ngâm nước một ngày, rồi đem phơi dưới cái nắng miền Trung ít nhất 5 ngày, trước khi xay. Tiếp đó, sắn được ngâm thêm 2 ngày 2 đêm nữa. Cứ mỗi 4 giờ, phải chắt lọc một lần để loại bỏ chất độc và thành bột sắn sạch. Bột sắn được nấu chín, sau đó, cho vào máy ép thành từng vỉ. “Quảng Nam nức tiếng với ẩm thực mì Quảng, Cao Lầu. Phở sắn Quế Sơn cũng được người dân coi là "hồn quê" của xứ Quảng nhưng tiếc thay, nó chưa được phổ biến rộng rãi và thương mại hóa”, Ảnh trăn trở.

Trước khi Ảnh về, làng nghề chủ yếu sản xuất và tiêu thụ trong phạm vi hẹp của địa phương. Một số ít chuyển vào tiêu thụ ở các tỉnh, thành phía Nam, nơi có nhiều bà con Quảng Nam đang sinh sống. Khi Ảnh về quê khởi nghiệp, cây sắn quê hương, đặc biệt là món phở sắn ở làng Thuận An bắt đầu hồi sinh. Sản phẩm hiện đã có mặt ở các nhà hàng, khách sạn 5 sao tại Huế, Đà Nẵng, Hội An... Thậm chí, phở sắn đang được các du khách nước ngoài tìm về tận làng nghề để trải nghiệm thực tế.

Không chỉ làm phở sắn thuần, Ảnh còn mở rộng thêm các sản phẩm như phở sắn nhuộm gấc, nhuộm nghệ và đóng gói bao bì cẩn thận, bắt mắt. Mỗi ngày, lò làm phở sắn của gia đình Ảnh cung cấp gần 300kg phở sắn khô.

Để đưa sản phẩm đến với người dùng, Ảnh phân phối qua các cửa hàng và thông qua các kênh “horeka” (nhà hàng, khách sạn, du lịch). Khách nước ngoài tự trải nghiệm những khó khăn vất vả và hiểu về giá trị dinh dưỡng của phở sắn này, từ đó, tự lan truyền. Thông qua kênh này, phở sắn “Caromi” của Ảnh bắt đầu chinh phục thị trường nước ngoài: "Dự án đã hỗ trợ người nông dân những khâu như chắt lọc bột, loại bỏ chất độc. Chúng mình còn hỗ trợ, hướng dẫn bà con áp dụng máy móc mới để đỡ vất vả hơn. Giờ đây, giá cả sản phẩm làm ra đã cao hơn, giúp bà con tăng thêm thu nhập. Thấy làng nghề sống lại, mình rất vui".

Dự án phở sắn “Caromi” đã đoạt giải Nhất cuộc thi "Tìm kiếm tài năng khởi nghiệpsáng tạo vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, năm 2018". Cuộc thi do Bộ KH - CN tổ chức. Doanh nghiệp của Ngọc Ảnh lập ra tại quê nhà đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người lao động, với mức lương bình quân 6 triệu đồng/tháng/người.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.
Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

SVVN - 200 liên lạc viên, tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 14 - 17/9. Các tình nguyện viên như là một 'đại sứ văn hoá' để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam và những thành tựu phát triển mà Việt Nam đạt được.