Khi điểm số là 'yếu tố phụ'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nét mới nổi bật trong kế hoạch tuyển sinh 2022 của nhiều trường ĐH là xét tuyển các thí sinh có tài năng nổi bật về thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội… Xét tuyển chỉ dựa vào điểm số bị xem là phiến diện và các tài năng ngoài điểm số cũng là năng lực đặc biệt cần được ưu tiên.

Năm 2022, trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM) xét tuyển thẳng các thí sinh có tài năng thể thao: Từng giành HCV, HCB, HCĐ ở các giải thể thao chính thức cấp quốc tế như: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Olympic, ASIAD, các giải cấp châu Á, Đông Nam Á, SEA Games. Thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 4 năm tính đến ngày xét tuyển vào trường.

Trước đây, theo quy định của Bộ GD – ĐT, các VĐV khi giành giải cao tại các giải thuộc hệ thống thi đấu quốc gia, các giải cấp quốc tế thường chỉ được tuyển thẳng vào các trường ĐH chuyên ngành TDTT. Tương tự, các thí sinh có thành tích cao về văn hóa nghệ thuật hoặc giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế thường chỉ được tuyển thẳng vào các trường, học viện đào tạo chuyên ngành. Một số trường hợp cá biệt là VĐV/nghệ sĩ được tuyển thẳng vào các trường ĐH tư thục cũng chỉ vào các chuyên ngành tương đồng. Việc trường ĐH CNTT (ĐHQG TP. HCM) “phá rào” là điểm đặc sắc trong mùa tuyển sinh 2022.

Khi điểm số là 'yếu tố phụ' ảnh 1

Các VĐV điền kinh Quách Công Lịch và Quách Thị Lan được xét tuyển thẳng vào trường D9H Kinh tế Hà Nội theo học chương trình Quản trị Kinh doanh, năm 2021.

TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết đây là năm đầu tiên, trường mở rộng phương thức xét tuyển thẳng dành cho tài năng thể thao. Việc mở rộng này nhằm tạo điều kiện để các vận động viên có cơ hội vừa học, vừa đảm bảo thi đấu chuyên nghiệp, bên cạnh đó là tạo sự yên tâm cống hiến và cơ hội phát triển sau khi giải nghệ. Các VĐV hoàn toàn có nhu cầu và đủ khả năng để theo học các chuyên ngành về kinh tế, kinh doanh, công nghệ… để yên tâm thi đấu, học tập, chuẩn bị cho tương lai.

Ngoài các tài năng thể thao, trường cũng ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của trường với các thí sinh giành giải cao Olympic Tin học sinh viên Việt Nam/Olympic phần mềm mã nguồn mở (Procon) năm 2020, 2021. Ngay cả các thí sinh đạt giải đặc biệt, giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi “Lập trình châu Á - ICPC Asia (cấp quốc gia) năm 2020, 2021; Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi tháng trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2020, 2021 cũng được hưởng ưu tiên xét tuyển thẳng.

Tương tự, trong đề án tuyển sinh 2022 trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM), trường cũng dành phương thức 5 với tối đa 5% tổng chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh đạt thành tích cao trong hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao.

ThS Trần Nam - Trưởng Phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp nhà trường cho biết, đây là điểm mới trong tuyển sinh năm 2022 của trường. Là trường ĐH đào tạo chuyên ngành khoa học xã hội, trường chú trọng các yếu tố phát triển toàn diện con người, trong đó các kỹ năng, hoạt động xã hội được xem là yếu tố đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh.

Theo các chuyên gia tuyển sinh, tại nhiều nước phát triển, các trường ĐH từ lâu đã xét tuyển các thí sinh có thành tích nổi bật về hoạt động cộng đồng, khả năng thể thao, văn nghệ, kết hợp với khả năng tự luận, đối thoại… Đây được xem là một tiêu chí quan trọng thể hiện sự phát triển toàn diện của thí sinh, đánh giá đa dạng và toàn diện năng lực của người học thay vì chỉ dựa hoàn toàn vào điểm số. Thí sinh ngày nay không chỉ giỏi về điểm số mà còn phải giỏi về kỹ năng xã hội.

Khi điểm số là 'yếu tố phụ' ảnh 2

Những VĐV thể thao tài năng hoàn toàn đủ khả năng và xứng đáng theo học các chương trình đào tạo bậc ĐH ngoài chuyên ngành thể thao.

Tài năng thể thao, văn hóa nghệ thuật, giải thưởng khoa học… cũng được xem là một loại năng lực đặc biệt và cần có ưu tiên. Việc các trường ĐH xét tuyển các tiêu chí “hoạt động xã hội” góp phần làm thay đổi cách nghĩ sai lệch của xã hội, qua đó làm thay đổi cách dạy và học ở bậc phổ thông lẫn gia đình.

Tại trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), từ năm 2022, trường sẽ bổ sung tiêu chí “hoạt động xã hội” vào tuyển sinh. PGS. TS Bùi Hoài Thắng – Trưởng Phòng Đào tạo của trường cho biết, đây dự kiến sẽ trở thành phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Theo đề án của trường, các phương thức tuyển sinh sẽ kết hợp với nhiều tiêu chí đánh giá: Năng lực hoạt động xã hội, kỹ năn viết bài tự luận, thư giới thiệu, kỹ năng trả lời phỏng vấn, hoạt động xã hội… Những kỹ năng này được chú trọng nhằm đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh.

Khi điểm số là 'yếu tố phụ' ảnh 3

Những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng sẽ được xem như một tiêu chí để xét tuyển.

Theo ông Thắng, bên cạnh năng lực học tập, kỹ năng sống và hoạt động cộng đồng, khả năng đóng góp cho xã hội cũng được xem là một năng lực cần có để sinh viên phát triển toàn diện sau khi ra trường. Tiêu chí "hoạt động xã hội" mà trường đề cao là những đóng góp dưới nhiều hình thức của các thí sinh cho cộng đồng: Mùa Hè Xanh, tình nguyện tại cộng đồng, tham gia các mạng lưới tình nguyện giúp đỡ cộng đồng trong mùa dịch COVID-19, chăm sóc bệnh nhân... đều là những đóng góp quý báu.

PGS. TS Đỗ Văn Dũng, chuyên gia tuyển sinh, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH SPKT TP. HCM cũng cho rằng, đây là nét mới và có thể trở thành xu hướng trong các năm tới của các trường, không chỉ khuyến khích phát triển các năng lực đặc biệt của thí sinh mà còn tạo ra sự thay đổi trong quan niệm của cộng đồng và gia đình, tác động đến cách dạy và học ở bậc phổ thông.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả.