Không còn chuyện 'chưa thi đã trúng tuyển', nhiều sĩ tử lớp 12 loay hoay học thêm các môn tổ hợp

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bỏ xét tuyển sớm từ mùa tuyển sinh 2025. Nhiều sĩ tử lớp 12 gấp rút thay đổi kế hoạch ôn tập, tăng cường học các môn tổ hợp để vào trường đại học mình mong muốn. 

Những năm qua, các trường đại học thực hiện nhiều đợt tuyển sinh như xét học bạ, xét chứng chỉ quốc tế, xét điểm thi đánh giá năng lực,... Các đợt xét tuyển này thường diễn ra trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhiều trường công bố điểm chuẩn, kết quả xét tuyển trước khi kỳ thi tốt nghiệp diễn ra nên được gọi là đợt xét tuyển sớm.

"Việc trúng tuyển sớm khiến nhiều học sinh chủ quan, lơ là việc ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, nhiều trường đại học dành phần lớn chỉ tiêu cho xét tuyển sớm nhằm đảm bảo đủ số lượng sinh viên. Lúc này, số chỉ tiêu dành cho các phương thức khác như xét điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ còn ít, do đó điểm chuẩn phương thức này tăng cao. Điều này gây mất công bằng giữa những em tham gia xét tuyển sớm và những em tham gia đợt xét tuyển chung." - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) chia sẻ.

Do đó, năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bỏ xét tuyển sớm. Các trường vẫn có thể dùng các phương thức khác nhau để xét tuyển nhưng phải công bố điểm chuẩn chung đợt với thời điểm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Không còn chuyện 'chưa thi đã trúng tuyển', nhiều sĩ tử lớp 12 loay hoay học thêm các môn tổ hợp ảnh 1

Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm. (Ảnh minh họa)

Thí sinh 'quay xe' tăng cường ôn tập tổ hợp

Trước đây, nhiều thí sinh đã "chắc suất" vào đại học nhờ xét tuyển sớm (học bạ, điểm đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế...) trước khi thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển sớm giúp nhiều thí sinh giảm áp lực, căng thẳng trong kỳ thi tốt nghiệp, do đó, không ít thí sinh chủ động đầu tư học các chứng chỉ ngoại ngữ, thi đánh giá năng lực... Trước thông tin bỏ xét tuyển sớm, nhiều thí sinh lo lắng vì phải gấp rút thay đổi "chiến lược" học tập.

Nguyễn Thị Mai Phương, học sinh lớp 12 Trường THPT Kim Liên (Đống Đa) cảm thấy lo lắng khi không được tham gia xét tuyển sớm trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025. “Từ năm lớp 10, em đã tập trung ôn luyện chứng chỉ IELTS với định hướng sử dụng để xét tuyển đại học sớm. Tuy nhiên, khi biết quy chế tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm, em rất hoang mang vì phải thay đổi kế hoạch ôn tập. Thay vì chỉ tập trung vào chứng chỉ quốc tế, giờ em phải học thêm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh theo hướng dẫn của thầy cô. Nhiều lúc em căng thẳng vì khối lượng bài vở tăng lên đáng kể.” - Mai Phương cho biết.

Không còn chuyện 'chưa thi đã trúng tuyển', nhiều sĩ tử lớp 12 loay hoay học thêm các môn tổ hợp ảnh 2
Nguyễn Thị Mai Phương, học sinh Trường THPT Kim Liên (Đống Đa) tích cực ôn thi để tăng cơ hội vào đại học.

“Trước đó em đã nắm chắc tầm 80% một suất vào đại học sớm nhờ xét tuyển kết hợp học bạ cùng chứng chỉ 7.5 IELTS. Nhưng hiện tại em cảm thấy lo lắng khi phải chờ sau khi tốt nghiệp mới biết được kết quả đỗ hay trượt.” - Trần Khánh Linh, học sinh lớp 12, Trường THPT Quang Trung (Hà Đông).

Chị Nguyễn Thị Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội), phụ huynh có con đang học lớp 12, bày tỏ: “Con mình đã có kế hoạch xét tuyển sớm bằng chứng chỉ IELTS và điểm học bạ, nhưng giờ cháu phải học thêm nhiều môn để thi tốt nghiệp. Việc này khiến cháu áp lực hơn, còn gia đình cũng tốn kém thêm chi phí học thêm cho con để đảm bảo cháu có thể vào trường như đúng nguyện vọng.”

Không còn chuyện 'chưa thi đã trúng tuyển', nhiều sĩ tử lớp 12 loay hoay học thêm các môn tổ hợp ảnh 3
Học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung (Hà Đông) tập trung ôn tập môn tổ hợp Toán - Lý - Hóa. (Ảnh: Như Bình)

Không chỉ riêng chị Hạnh, nhiều phụ huynh lo lắng rằng, việc dồn áp lực xét tuyển vào một thời điểm duy nhất sẽ khiến thí sinh căng thẳng hơn, đặc biệt là những em có ý định sử dụng chứng chỉ quốc tế hoặc học bạ để xét tuyển sớm. Việc phải ôn tập đồng thời nhiều môn học khiến các em dễ rơi vào trạng thái quá tải, mất cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi.

Liên quan đến thay đổi trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, điều này nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển.

Mục tiêu ban đầu của việc tuyển sinh sớm (như tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển) là để tuyển được thí sinh vượt trội, tài năng. Nhưng việc xét tuyển sớm mà các trường đang thực hiện lại phần lớn có lợi cho các em học sinh yếu cũng có thể nộp hồ sơ và trúng tuyển sớm nhiều trường.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ sẽ công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 trong tháng 2 với một số điều chỉnh so với dự thảo quy chế tuyển sinh được công bố trước đó. Theo bà Thủy, Bộ GD-ĐT sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm và chỉ xét tuyển thẳng theo quy định chung của bộ.

Ngoài ra, Bộ quy định điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa 30/30 điểm.

Quy chế mới bỏ yêu cầu về việc mỗi ngành, chương trình đào tạo chỉ tối đa có 4 tổ hợp xét tuyển. Quy định mới yêu cầu các môn chung giữa các tổ hợp xét tuyển chiếm tối thiểu 50% trọng số điểm xét tuyển, sẽ áp dụng từ năm 2026.

MỚI - NÓNG
Những ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ 2024: Tiên phong trong khoa học và cống hiến cho tương lai Việt Nam
Những ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ 2024: Tiên phong trong khoa học và cống hiến cho tương lai Việt Nam
SVVN - Giải thưởng ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ năm 2024 vinh danh những cá nhân xuất sắc, biểu dương những đóng góp to lớn của giới trẻ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, văn hóa và xã hội. Qua thành tích cá nhân, những gương mặt trẻ tiêu biểu trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.

Có thể bạn quan tâm

 Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

SVVN - Ngày mai, 22/03, “Cuộc thi sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2025” do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp tham gia của các khoa tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học đến từ các trường Đại học trong khu vực Hà Nội sẽ được diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

SVVN - Mới đây, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên – Hoa Học Trò, báo Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với nhân sự đang làm truyền thông và tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) về chủ đề Chiến lược làm việc hiệu quả với báo chí trong truyền thông và tuyển sinh.
Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.