Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 

Sáng mưu sinh đêm đèn sách

Tuổi thơ của Tuyết Nhung trôi qua giữa những tháng ngày chông chênh. Cô lớn lên ở một vùng núi phía Bắc, nơi mà những buổi chiều bình yên trên cánh đồng đã sớm nhường chỗ cho những đổi thay khắc nghiệt khi cô mới lên lớp 5. Biến cố gia đình ập đến, nợ nần chồng chất, ba có gia đình mới, và mẹ phải rời xa quê hương để làm việc kiếm sống. Một năm đầu, Nhung sống với ba, nhưng sau đó, cô phải rời đi, lang bạt từ nhà cô, dì, chú, bác. “Cứ ai nuôi được thì mình lại chuyển qua đó, nhưng dù ở đâu, mình vẫn cảm nhận rất rõ rằng mình là một gánh nặng trong những nhà ấy”, Nhung nhớ lại.

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai ảnh 1

Chân dung Nguyễn Tuyết Nhung.

Lên lớp 8, một bước ngoặt mới mở ra khi Nhung được chú thím là ông Nguyễn Văn Thọ (sinh năm 1986) và bà Cao Thị Thảo (sinh năm 1992) đón vào Đồng Nai để tiếp tục việc học. Suốt bốn năm sống trong vòng tay của chú thím, Nhung dần cảm nhận được hơi ấm của một mái nhà thực sự. Được quan tâm, chăm sóc và động viên, cô có thêm động lực để theo đuổi con đường học vấn. Thế nhưng, khi cánh cửa đại học mở ra, một thử thách khác lại chờ đợi phía trước. Dù đủ điểm đỗ vào ngành Kinh tế – ngành học mà cô từng mơ ước, nhưng rào cản học phí quá lớn.

Nhìn gia đình vẫn chưa thoát khỏi cảnh khó khăn, mẹ vẫn chật vật từng ngày để trang trải cuộc sống, Nhung quyết định tạm gác lại giấc mơ đại học. Cô theo mẹ vào miền Tây, bắt đầu những ngày tháng mưu sinh. “Lúc đó mình mới thực sự hiểu mẹ đã cực thế nào. Sáng sớm mẹ đã dậy từ 3 giờ để chuẩn bị bán cháo, nhưng nhiều hôm buôn bán ế ẩm, lỗ vốn hoặc chỉ đủ để duy trì tiền trọ, tiền mặt bằng”, Nhung nghẹn ngào kể lại.

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai ảnh 2

Những ngày làm việc của Nhung cứ lặp đi lặp lại trong một vòng quay không hồi kết. Từ 5 giờ sáng, cô tất bật phụ mẹ bán cháo, rồi chạy sang quán cà phê làm phục vụ đến tận nửa đêm. Sau này, khi quyết định học nghề nail để có thêm thu nhập, Nhung tiếp tục chia nhỏ thời gian giữa việc học và làm, rời tiệm nail khi trời đã tối muộn rồi lại lao vào đèn sách.

Giấc mơ nơi tầng cao

Giữa những áp lực và hoài nghi, chỉ có mẹ là người duy nhất tin tưởng và động viên Nhung tiếp tục con đường học tập. Nhờ sự giúp đỡ của chú thím, cô trở lại Đồng Nai để dốc hết sức ôn thi. Là một học sinh theo khối tự nhiên nhưng quyết định “quay xe” sang khối C, Nhung phải đối diện với muôn vàn thử thách. Cô tự hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy, mua sách online để bổ sung những phần còn thiếu. Sự kiên trì ấy cuối cùng cũng được đền đáp bằng số điểm 28 trong kỳ thi đại học. “Lúc ấy, mình ngồi xem điểm cùng thím và bà nội, ai cũng vỡ òa. Mình báo cho mẹ ở miền Tây và chú ở cơ quan thì ai cũng xúc động, chúc mừng”, Nhung nhớ lại.

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai ảnh 3

Nhung là 1 trong những sinh viên nhận học bổng ‘Nâng bước thủ khoa 2024’ do báo Tiền Phong tổ chức.

Hiện tại, Nhung đang trọ cùng mẹ – bà Phùng Thị Tình (sinh năm 1978), người đang làm lao công tại Bệnh viện Đồng Nai để nuôi con gái ăn học. Ban đầu, cô chọn ngành Sư phạm Tiểu học vì chính sách miễn giảm học phí, nhưng càng học, Nhung càng cảm thấy đây chính là con đường phù hợp nhất với mình. Cô mong rằng tương lai có thể trở thành một giáo viên tận tâm, mang đến những bài học không chỉ trên sách vở mà còn bằng chính trải nghiệm và nghị lực sống của mình.

MỚI - NÓNG
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
SVVN - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' và ra mắt nền tảng đào tạo tập huấn quốc gia. Đây là bước đi quan trọng nhằm phổ cập tri thức số, trang bị kỹ năng công nghệ cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

 Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

SVVN - Ngày mai, 22/03, “Cuộc thi sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2025” do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp tham gia của các khoa tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học đến từ các trường Đại học trong khu vực Hà Nội sẽ được diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

SVVN - Mới đây, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên – Hoa Học Trò, báo Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với nhân sự đang làm truyền thông và tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) về chủ đề Chiến lược làm việc hiệu quả với báo chí trong truyền thông và tuyển sinh.
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.