Làm thế nào để người trẻ thoát khỏi ‘bão drama’?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bàn về khuynh hướng 'hóng drama', TS Nguyễn Hoài Nam cho rằng, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung đang hướng đến lối sống hiện đại, thời thượng, hợp xu thế. Người trẻ thường nghĩ rằng, nếu không kịp 'hóng drama', mình sẽ trở nên lạc hậu, không theo kịp tin tức. Việc đọc, thấy và cổ xúy cho những drama là cách sinh viên cảm thấy trở nên ngầu hơn.

Sáng 9/6, tại trường ĐH Hoa Sen, báo Tiền Phong phối hợp cùng trường ĐH Hoa Sen tổ chức buổi tọa đàm 'Người trẻ và văn hóa ứng xử giữa cơn bão drama'.

Nhiều bạn trẻ dính vào ‘bão drama’

Chia sẻ tại tọa đàm, TS Nguyễn Hoài Nam - Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Luật - Tâm lý, trường ĐH Hoa Sen cho biết, mạng xã hội hiện có nhiều trang “hóng biến” các drama và bản thân ông cũng tham gia vào các nhóm này để nắm thông tin.

Thời gian vừa qua, nhiều trường hợp đăng thông tin sai sự thật bị cơ quan chức năng xử phạt, tùy theo mức độ vi phạm. Chẳng hạn, vụ sinh viên đưa thông tin sai sự thật về lãnh đạo Công an TP. HCM, đã bị xử phạt vào tháng 3/2025.

Làm thế nào để người trẻ thoát khỏi ‘bão drama’? ảnh 1
TS Nguyễn Hoài Nam chia sẻ tại chương trình. (Ảnh: Ngô Tùng)

Hay trường hợp TikToker Mr Lee và Dưỡng Dướng Dường bị khởi tố, bắt tạm giam khi đăng tải video có nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức - đó là hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Làm thế nào để người trẻ thoát khỏi ‘bão drama’? ảnh 2

Các bạn sinh viên tham gia buổi Tọa đàm. (Ảnh: Ngô Tùng)

Hóng drama” là nhóm rối loạn nhân cách

ThS Phan Trịnh Hoàng Dạ Thi - Giám đốc chương trình Tâm lý học, trường ĐH Hoa Sen cho biết, trong tâm lý học, “hóng drama” là nhóm rối loạn nhân cách. Nếu không có drama để “hóng”, thì những người này sẽ tự tạo drama, dẫn đến có rối loạn về hành vi, cử xử.

Dưới góc nhìn khoa học, cô Thi nhìn nhận, drama thu hút tất cả mọi người, não bộ chúng ta luôn hứng thú với tất cả điều mới, mặc dù khi giải quyết vấn đề là theo đường mòn nhưng khi có vấn đề mới, não chúng ta luôn phát tín hiệu thu hút. Do đó, với một câu chuyện xảy ra, khi xử lý nếu chúng ta không có đủ kinh nghiệm hoặc chậm lại để suy nghĩ thì dễ dàng đi theo lối mòn, và hậu quả có thể xảy ra theo nhiều hướng khác nhau.

Làm thế nào để người trẻ thoát khỏi ‘bão drama’? ảnh 3
ThS Phan Trịnh Hoàng Dạ Thi (phải) chia sẻ tại chương trình. (Ảnh: Ngô Tùng)

Đề cập đến vấn đề “hóng drama”, TS Nguyễn Hoài Nam cho biết, sinh viên có quyền “hóng drama” và luật không cấm. Tuy nhiên, nói thế nào, cư xử sao cho phù hợp là điều cần bàn.

Trả lời câu hỏi, nguyên nhân sâu xa nào khiến mọi người có khuynh hướng “hóng drama”, TS Nguyễn Hoài Nam cho rằng, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung đang hướng đến lối sống hiện đại, thời thượng, hợp xu thế. Người trẻ thường nghĩ rằng, nếu không kịp “hóng drama”, mình sẽ trở nên lạc hậu, không theo kịp tin tức. Việc đọc, thấy và cổ xúy cho những drama là cách sinh viên cảm thấy trở nên "ngầu" hơn.

Theo ThS Phạm Ngọc Phương Anh - Giảng viên, Á hậuHoa hậu Việt Nam 2020, không phải drama nào cũng mang tính tiêu cực. "Theo dõi các drama, tôi thấy rằng, vẫn có một chút tích cực khi chúng ta nói lên tiếng nói của mình, quan điểm của mình về lẽ phải và lẽ trái dành cho người nổi tiếng trong bất cứ lĩnh vực nào, từ chính trị đến văn nghệ sĩ… Thí dụ như drama trong tình cảm, đây là khía cạnh rất mập mờ. Chuyện tình cảm chỉ là câu chuyện giữa 2 - 3 người, nhưng khi trở thành drama, chúng thu hút hàng ngàn người theo dõi, chúng ta lên tiếng để lên án những hành vi được cho là không đúng đạo đức trong tình cảm. Đây là khía cạnh tích cực đối với người theo dõi drama, và cũng là trách nhiệm đối với người nổi tiếng, dù ở bất cứ khía cạnh nào cũng sống chuẩn mực, nhất là trong vấn đề tình cảm", cô nói.

Làm thế nào để người trẻ thoát khỏi ‘bão drama’? ảnh 4

Á hậu Phương Anh chia sẻ tại buổi Tọa đàm. (Ảnh: Ngô Tùng)

Làm sao để người trẻ thoát khỏi drama

Chia sẻ về cách thoát khỏi drama, Á hậu Phương Anh cho rằng, thông tin gì nổi lên càng nhanh thì sẽ chóng biến mất, mỗi người cần tập trung xây dựng giá trị bản thân và không nên tập trung vào dư luận xã hội, vì sẽ bị cuốn vào vòng xoáy không cần thiết.

ThS Phan Trịnh Hoàng Dạ Thi cho rằng, chúng ta là những công dân, do đó khi quyết định về mặt hành vi và thực hiện hành vi, thì chúng ta phải ý thức và chịu trách nhiệm về điều đó.

"Tại trường ĐH Hoa Sen, nhà trường luôn khuyến nghị sinh viên đưa ra ý kiến, nhưng phải đặt ra 5 câu hỏi: Điều đó có thật sự là sự thật?; Có thực sự hữu ích?; Có truyền cảm hứng để tạo ra điều tốt đẹp?; Có cần thiết?; Có tạo ra những tác động để thay đổi?", ThS Phan Trịnh Hoàng Dạ Thi nói.

Ở góc độ pháp lý, TS Nguyễn Hoài Nam khẳng định, người tạo drama lẫn người hóng drama không an toàn thì phải chịu tác hại rất nặng nề. Nếu đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật, xúc phạm đời tư người khác thì có khả năng phải đối mặt với những chế tài của pháp luật.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhóm bạn GenZ đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ chỉ qua 41 giây

Gặp nhóm bạn GenZ đưa lịch sử đến gần hơn với giới trẻ chỉ qua 41 giây

SVVN - Vượt qua hơn 68 đội thi, TVC 'Hồi sử' của nhóm Freedom Girls đã xuất sắc giành Quán quân tại cuộc thi 'TVCreate 2025'. Với thời lượng chỉ vẻn vẹn 41 giây, sản phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi làm theo 'đặt hàng' từ Bảo tàng Lịch sử TP. HCM, mang đến một góc nhìn đầy mới mẻ, nơi người trẻ và di sản dân tộc tìm thấy sự kết nối sâu sắc.
Sinh viên khởi nghiệp và những nỗi lo về thuế

Sinh viên khởi nghiệp và những nỗi lo về thuế

SVVN - Với sự sáng tạo và lợi thế từ các nền tảng số, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn xây dựng những mô hình kinh doanh riêng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, đằng sau những câu chuyện thành công được lan tỏa, có một thực tế ít được đề cập: Gánh nặng và nỗi lo về các nghĩa vụ thuế.
Từ cô học sinh nhút nhát đến Trung úy Công an mang hoài bão phục vụ Tổ quốc

Từ cô học sinh nhút nhát đến Trung úy Công an mang hoài bão phục vụ Tổ quốc

SVVN - Trong khoảnh khắc được xướng tên là một trong 20 học viên xuất sắc của Học viện Cảnh sát nhân dân và được phong hàm Trung úy tại Lễ tốt nghiệp, Ngô Thị Ngọc Ánh không giấu nổi niềm xúc động. Với cô gái trẻ ấy, đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 5 năm dưới mái trường mang sắc phục Công an – hành trình đã tôi luyện nên một người chiến sĩ vừa có bản lĩnh, vừa có khát vọng cống hiến.
Giữ lửa học thuật kỷ nguyên số- Hành trình lan tỏa tri thức bằng tư duy sáng tạo

Giữ lửa học thuật kỷ nguyên số- Hành trình lan tỏa tri thức bằng tư duy sáng tạo

SVVN - Bằng nỗ lực học tập không ngừng, tinh thần vượt khó và tình yêu sâu sắc với tri thức, Nguyễn Quý Khánh Duy ( sinh năm 2000 ) – cựu sinh viên ngành Kỹ thuật điện tại University Southern California (USC, Mỹ) hay Đại học Nam California – đã chinh phục hành trình học vấn đầy gian nan, đồng thời sáng lập kênh YouTube “Vật Lý Chill” nhằm lan tỏa tinh thần học vì đam mê đến cộng đồng học sinh Việt Nam.
Hành trình 9 năm theo đuổi ước mơ của cô gái xứ Nghệ

Hành trình 9 năm theo đuổi ước mơ của cô gái xứ Nghệ

SVVN - Từ một cô bé ở làng quê, Nguyễn Thị Thương (sinh năm 2001) đã tự học, tự rèn luyện để trở thành MC Hoài Thương – gương mặt quen thuộc trong hàng ngàn chương trình lớn nhỏ. Không qua trường lớp bài bản, cô bắt đầu từ con số 0, dậy từ 4h sáng đi học, đi dẫn, vượt mọi khó khăn để theo đuổi đam mê. Hành trình ấy là minh chứng rằng: nỗ lực bền bỉ sẽ đưa bạn đến được ước mơ.
Tỏa sáng vẻ đẹp Ngoại ngữ 2025: Gặp gỡ 20 gương mặt thanh lịch vào vòng Chung kết

Tỏa sáng vẻ đẹp Ngoại ngữ 2025: Gặp gỡ 20 gương mặt thanh lịch vào vòng Chung kết

SVVN - Sau hơn một tháng phát động, cuộc thi 'Tỏa sáng vẻ đẹp Ngoại ngữ 2025’ đã chính thức lộ diện 20 gương mặt xuất sắc nhất bước vào vòng Chung kết. Đây là hoạt động trọng điểm chào mừng 70 năm thành lập trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên toàn trường.