Lê Trần Khánh Duy: Hành trình từ người lính đến thủ khoa

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Từng từ bỏ ước mơ đặt chân đến giảng đường đại học vì hoàn cảnh khó khăn, nhưng sau đó Lê Trần Khánh Duy (sinh năm 2002, tỉnh Cà Mau) lại trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Tiểu học, trường ĐH Bạc Liêu.

Từ xưởng nhôm đến quân ngũ

Khánh Duy là con một trong một gia đình không mấy khá giả, cha làm giáo viên ở trường tiểu học địa phương, mẹ buôn bán nhỏ. Nhìn thấy cảnh cha mẹ già yếu vất vả mưu sinh, năm 2020 sau khi tốt nghiệp THPT, Khánh Duy tạm gác lại ước mơ đi học đại học để xin làm tại một xưởng nhôm. Công việc tuy đơn giản như phụ làm, đi mua vật liệu, nhưng với Duy, đó là cách để tích lũy kinh nghiệm và góp sức cho gia đình.

Cuối năm 2021, một bước ngoặt mới xuất hiện khi Duy nhận giấy gọi nhập ngũ. “Lúc đó, mình vừa mừng vừa lo”, mừng vì đây là cơ hội để cống hiến và học hỏi, lo vì bản thân là con một, nếu đi xa nhà thì lúc cha mẹ ốm đau không kịp thời có mặt chăm sóc. Nhưng nhờ những lời động viên từ người thân, ngày 16/2/2022, Duy chính thức nhập ngũ tại trường CĐ Biên phòng 2 (ở Bà Rịa - Vũng Tàu). Đến tháng 7/2022, Duy được điều động về Cà Mau công tác.

Lê Trần Khánh Duy: Hành trình từ người lính đến thủ khoa ảnh 1

Lê Trần Khánh Duy (bên phải) - thủ khoa ngành Sư phạm Tiểu học, trường ĐH Bạc Liêu.

Duy nhanh chóng thích nghi với môi trường kỷ luật nghiêm ngặt. Những buổi sáng tập thể dục, học tập chính trị, rèn luyện ngắm bắn, và sự tận tình của cán bộ, chỉ huy đã khiến Duy thêm yêu môi trường quân đội. “Họ không chỉ là chỉ huy mà còn như những người anh lớn, luôn sẵn sàng giúp đỡ mình”, Duy nói.

Ngay trong thời gian quân ngũ, Duy bắt đầu ấp ủ giấc mơ học đại học, với mục tiêu ban đầu là ngành Biên phòng của Học viện Biên phòng. Duy dùng tiền phụ cấp để mua những quyển sách trên mạng để tự học. Phải công tác, sinh hoạt theo thời gian biểu nên quỹ thời gian ôn luyện của Duy khá eo hẹp. Sau bữa cơm, rửa chén xong, Duy dành khoảng một tiếng để luyện đề và ôn lại kiến thức cũ trong khi mọi người nghỉ trưa. Buổi tối, khi xem thời sự, dù trời tối nhưng Duy luôn tận dụng ánh sáng để đọc sách và nhẩm lại kiến thức. Tới khoảng 9h30 tối, khi được nghỉ ngơi, Duy sẽ tiếp tục học và ôn thi.

Lê Trần Khánh Duy: Hành trình từ người lính đến thủ khoa ảnh 2
Khánh Duy luôn nhiệt tình hăng hái giúp đỡ mọi người.

“Quãng thời gian đó, mình rất biết ơn các đồng đội luôn tạo điều kiện cho mình. Các anh em luôn san sẻ công việc, phụ giúp mình. Nhận được tình yêu thương của các anh em càng làm cho mình thêm yêu môi trường quân đội”, Duy tâm sự.

Kỳ thi năm 2023, Duy chỉ thiếu chưa đầy 0,5 điểm để đạt mục tiêu. Không thoái chí, thời gian sau, Duy tiếp tục ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi năm 2024. Nhưng một sự cố trong hồ sơ khiến cánh cửa thi vào Học viện Biên Phòng của Duy đóng lại: “Lúc đó, mình cảm thấy suy sụp, khó chấp nhận khi mọi nỗ lực của mình bấy lâu chỉ vì trục trặc phút chót mà lại trở thành vô nghĩa”.

Ước mơ mang chữ đến vùng xa

Nhìn thấy con trai mất động lực ôn luyện, ông Lê Văn Việt (cha Duy) an ủi và khuyên con suy nghĩ chọn ngành Sư phạm Tiểu học, nối nghiệp cha. Tự nhủ, nếu không có duyên với Biên phòng, bản thân mình cũng phải tìm con đường để cống hiến cho xã hội. Duy tìm hiểu về ngành Sư phạm Tiểu học của trường ĐH Bạc Liêu vì “bản thân mình rất là yêu trẻ”. Việc chọn những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn để giảng dạy thay vì những đô thị lớn, có nhiều cơ hội phát triển được Duy lý giải: “Nếu ai cũng chọn an nhàn thì ai sẽ đảm nhận vị trí ở những nơi khó khăn. Đất nước ta không thể chỉ dành sự quan tâm cho những nơi phát triển mà bỏ qua những vùng còn nhiều thiếu thốn”.

Lê Trần Khánh Duy: Hành trình từ người lính đến thủ khoa ảnh 3
Khánh Duy cùng đồng đội khi còn đi nghĩa vụ quân sự. Khánh Duy từng tham gia cứu hộ trong một cơn bão ở Cà Mau năm 2023, giúp đỡ 15 người gặp nạn.

Với 27,8 điểm, anh xuất sắc trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Tiểu học của trường ĐH Bạc Liêu. Duy chia sẻ bí quyết học tập của mình là vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt kiến thức đồng thời gắn kiến thức với những hình ảnh của các vật dụng quen thuộc, để mỗi khi nhìn thấy món đồ đó bản thân sẽ được gợi nhớ lại bài học.

Nhận học bổng “Nâng bước thủ khoa 2024" vào ngày 4/1 do báo Tiền Phongtổ chức là một niềm hạnh phúc và tự hào của Khánh Duy: “Khó khăn không phải là rào cản, mà là bệ phóng để mình vươn tới tương lai, trở thành một con người hoàn thiện hơn”, Duy quyết tâm chia sẻ.

Lê Trần Khánh Duy: Hành trình từ người lính đến thủ khoa ảnh 4
MỚI - NÓNG
‘Túi mù’ kết hợp nhân vật lịch sử: Cơn sốt mới đưa truyền thuyết Việt đến gần giới trẻ
‘Túi mù’ kết hợp nhân vật lịch sử: Cơn sốt mới đưa truyền thuyết Việt đến gần giới trẻ
SVVN - Trào lưu ‘túi mù’ đang là một hot trend trong giới trẻ, đặc biệt là những 'tín đồ' đam mê sưu tầm đồ chơi nghệ thuật. Mới đây, một nhóm sinh viên trường ĐH FPT đã biến 'cơn sốt' này thành một dự án đầy sáng tạo, kết hợp giữa văn hóa dân tộc và xu hướng hiện đại: ArtTales Vietnam.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ 9X và những nỗ lực từ lớp chuyên Toán đến phòng thí nghiệm danh tiếng quốc tế

Tiến sĩ 9X và những nỗ lực từ lớp chuyên Toán đến phòng thí nghiệm danh tiếng quốc tế

SVVN - Ở tuổi 34, TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, trường ĐH Phenikaa đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, với hàng loạt thành tựu đáng tự hào. Anh là một trong 10 gương mặt trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng ‘Quả Cầu Vàng’ năm 2024.
Top 10 sự kiện nổi bật năm 2024: Điểm sáng đưa giáo dục Việt Nam vươn xa

Top 10 sự kiện nổi bật năm 2024: Điểm sáng đưa giáo dục Việt Nam vươn xa

SVVN - Năm 2024 đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành giáo dục Việt Nam, với hàng loạt sự kiện nổi bật, từ việc ban hành các chính sách quan trọng, ghi dấu ấn trên trường quốc tế, đến những thành tựu trong chuyển đổi số và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Những thành tựu này không chỉ thể hiện sự quyết tâm đổi mới mà còn khẳng định vai trò của giáo dục trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
Thủ khoa đầu vào trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): ‘Chỉ có học thật giỏi thì mình mới có tiền chữa bệnh cho mẹ’

Thủ khoa đầu vào trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): ‘Chỉ có học thật giỏi thì mình mới có tiền chữa bệnh cho mẹ’

SVVN - Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ lại liên tiếp hai lần mắc ung thư, cuộc sống của Lại Vi Duy (2006, quê Gia Lai) tưởng chừng chỉ toàn gam màu tối nhưng anh đã xem những trở ngại đó là động lực to lớn để phấn đấu hơn trong học tập và hoàn thành ước mơ nghề nghiệp của mình.