Quản lí tài chính người học không dùng tiền mặt: Lợi cả đôi đường

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Quản lí tài chính của người học không dùng tiền mặt đã chấm dứt tình trạng sinh viên xếp hàng nộp học phí mỗi học kì. Điều này vừa tiết kiệm thời gian vừa ít xảy ra sai sót đối với người học.

TS Lê Việt Thủy, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định trong vài năm qua, đa số các trường ĐH đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý tài chính của người học, nhất là công tác thu học phí dưới hình thức trực tuyến.

Quản lí tài chính người học không dùng tiền mặt: Lợi cả đôi đường ảnh 1

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong lễ tốt nghiệp năm 2023. Ảnh: Tuấn Anh

Một trong các nội dung quan trọng được Thủ tướng giao cho các bộ, ngành trong Quyết định 749 (chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030) là cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân.

Sau đó, Thủ tướng có Quyết định số 1813 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Đến năm 2023, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã có những chỉ tiêu, kết quả đã đạt được như: tỉ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đã đạt trên 75%; thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 7,59 tỷ giao dịch với giá trị đạt gần 219,5 triệu tỷ đồng (tăng 89% về số lượng và 32% về giá trị) cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Tốc độ tăng trưởng thanh toán kênh di động, kênh internet, mã QR tăng trưởng hằng năm đạt trên 100%;... nhiều dịch vụ ngân hàng được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó chỉ rõ các cơ sở giáo dục địa học cần phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ quản trị các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Giảm áp lực

Ở góc độ trường ĐH, ông Việt chỉ ra những lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt trong quản lý học phí như loại trừ hạn chế về không gian và thời gian: người học hoặc gia đình có thể thực hiện việc thanh toán học phí tại bất kỳ thời điểm nào mà không bị hạn chế như trước đây chỉ có thể thanh toán trong giờ hành chính, hoặc phải đến trực tiếp Phòng Tài chính, kế toán của Nhà trường.

Tiết kiệm thời gian, tiện lợi và nhanh chóng. Người học hoặc gia đình có thể thanh toán mà không tốn thời gian di chuyển đến nhà trường; tốc độ thanh toán nhanh, giảm thiểu sai sót.

Đa dạng phương thức thanh toán, khi TTKDTM, người học có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau như ví điện tử, tài khoản ngân hàng nội địa, thẻ quốc tế, chuyển khoản…thuận tiện hơn khi thực hiện thanh toán trực tuyến theo nhu cầu của bản thân.

Tính an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử cho phép thực hiện giao dịch mà không cần tiền mặt, giúp giảm thiểu khả năng bị quan sát; sử dụng thanh toán điện tử đảm bảo quyền riêng tư của người sử dụng.

Dễ dàng theo dõi, kiểm soát và quản lý, nhờ thanh toán điện tử, nhà trường có thể dễ dàng kiểm soát hóa đơn và quản lý các thông tin giao dịch của người học, phục vụ cho công tác tổng hợp, phân tích, lập báo cáo tài chính, quản trị một cách chính xác và nhanh chóng; người học dễ dàng theo dõi lịch sử nộp học phí cũng như minh bạch các khoản thu, các khoản chi trả hỗ trợ, học bổng của nhà trường

Nhà trường cần vào cuộc mạnh mẽ

Tuy vậy, vẫn có những hạn chế, cơ quan quản lý và Nhà trường cần lưu ý để có thể thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng TTKDTM. Trong đó có nguy cơ bị tiết lộ thông tin tài chính cá nhân. CNTT ngày càng phát triển, các hacker trình độ ngày càng cao, vì thế nếu không có phương thức đảm bảo an toàn cho tài khoản thanh toán thì nguy cơ bị tiết lộ thông tin của người dùng là rất cao, điều này tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng và hạn chế tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử. Lo ngại về sự an toàn trong giao dịch cũng là một trở ngại, từ chỗ lo ngại dẫn đến việc không tiếp cận do vậy không thấy được lợi ích của thanh toán điện tử. Thông tin tài khoản cá nhân của khách hàng cũng có thể bị bên thứ ba vô tình tiết lộ;

Kiến thức và khả năng thực hiện của người dùng còn hạn chế. Bên cạnh đó, số lượng người dùng biết sử dụng thiết bị bảo mật, biết bảo quản mật mã và không giao dịch với tổ chức cá nhân ko rõ danh tính còn hạn chế. Việc giả mạo các trang web, các đầu số tin nhắn… cũng dẫn đến một gia đình, người học bị lừa đảo chuyển tiền đến không đúng tài khoản của nhà trường hoặc bị chiếm đoạt tài khoản.

Tập quán tiêu dùng và thói quen thanh toán: phần lớn thì người tiêu dùng đều có thói quen sử dụng tiền mặt trao tay, tâm lý thích tiền mặt luôn thường trực, vì thế rất nhiều người thích cầm và sử dụng tiền mặt hơn là sử dụng hình thức thanh toán điện tử. Đối với những sinh viên mới, gia đình cũng rất mong muốn được trực tiếp mang tiền mặt đến nộp tại trường để yên tâm đúng nội dung, đúng nơi nhận, và còn có thể trao đổi để hiểu rõ hơn các nội dung nộp khi nhập học đầu năm.

Như vậy, theo TS Lê Việt Thủy, TTKDTM mang lại nhiều lợi ích cho người học và nhà trường khi thanh toán, quản lý học phí. Để có thêm hướng dẫn và hành lang pháp lý, ngày 29/6, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn về việc hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức TTKDTM. Để đẩy mạnh hoạt động này, từ phía Nhà trường cần triển khai được việc chuyển đổi số trong quản lý đào tạo, quản lý học phí để có được thông tin thông suốt về số tín chỉ học tập của người học, mức phí/tín chỉ/niên chế với từng đối tượng người học, từ đó có thể sẵn sàng để kết nối, tích hợp dữ liệu với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán, cung cấp cho người học các dịch vụ TTKDTM, thanh toán trên điện thoại di động. Từ phía các nhà cung cấp dịch vụ, cần hỗ trợ cho nhà trường và người học về các mức phí vì đây là một số tiền không nhỏ.

Quản lí tài chính người học không dùng tiền mặt: Lợi cả đôi đường ảnh 2
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.