“Rạp hát cổ tích”: Mang niềm vui đến với bệnh nhi

0:00 / 0:00
0:00
“Rạp hát cổ tích”: Mang niềm vui đến với bệnh nhi
SVVN - Dự án “Rạp hát cổ tích” được thực hiện bởi câu lạc bộ Bé Khỏe Bé Ngoan (thuộc trường ĐH Y Dược TP. HCM) nhằm lan tỏa niềm vui đến các bệnh nhi đang điều trị trên địa bàn TP. HCM. Dự án vừa là tâm huyết của những bạn trẻ đối với cộng đồng và là giải pháp tinh thần hổ trợ bệnh nhi trong quá trình điều trị bệnh.

Sáng tạo cùng “Rạp hát cổ tích”

CLB Tình nguyện Bé Khoẻ Bé Ngoan (CLB) với những hoạt động nhằm giáo dục sức khoẻ và nâng đỡ tinh thần cho các bệnh nhi và người thân đang điều trị lưu trú tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn TP. HCM. Câu lạc bộ trực thuộc Hội Sinh viên trường ĐH Y Dược TP. HCM. Đồng thời, đây chính là nơi hoạt động của các bạn sinh viên – thanh niên yêu trẻ, với mong muốn đem lại những giá trị tốt đẹp cho trẻ thơ, đặc biệt là các bệnh nhi.

“Rạp hát cổ tích” được thành lập vào tháng 10/2016. Đây là một dự án dài hạn của câu lạc bộ, chuyên tổ chức các buổi rối bóng và chiếu phim cho các em nhỏ bệnh nhi và thân nhân tại các bệnh viện và mái ấm. Ý tưởng sử dụng rối bóng để kể chuyện khởi phát từ chị Trần Thụy Đông Hòa - khi đó là sinh viên của trường ĐH Sư phạm TP. HCM. Đối tượng dự án hướng đến bao gồm các em bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi đang chữa trị tại các bệnh viện và mái ấm như Bệnh viện Nhi đồng 2, Trung tâm Kim Cương Tươi Đẹp và một số cơ sở khác. Đồng thời, dự án hướng đến các bạn sinh viên là cộng tác viên và các bệnh viện, mái ấm nơi các bạn sinh viên đặt chân đến.

“Rạp hát cổ tích”: Mang niềm vui đến với bệnh nhi ảnh 1

Các bạn tình nguyện viên của CLB Bé Khỏe Bé Ngoan đang thực hiện các thao tác rối bóng.

Chia sẻ về mục đích dự án, anh Hồ Lê Trung, hiện đang là quản lý và cố vấn của dự án “Rạp hát cổ tích” chia sẻ: “Các em bệnh nhi và thân nhân hằng ngày ở trong bệnh viện, thường xuyên tiếp xúc với thuốc men, kim tiêm, nên đa phần tinh thần không thoải mái, thiếu sự giải trí thuần túy. Dưới vai trò là sinh viên Y Dược, chúng mình hiểu rõ sức khỏe tinh thần quan trọng như thế nào đối với các em nhỏ và người nhà. Một tinh thần tốt giúp các em có thêm sức mạnh chiến đấu với bệnh tật, một tinh thần tốt giúp các em vui vẻ tiếp nhận hiệu quả phác đồ điều trị, một tinh thần tốt giúp cha mẹ các em đủ mạnh mẽ tiếp tục hành trình cứu chữa bệnh cho con. Dự án mong muốn đem đến một món ăn tinh thần bổ ích và vui vẻ, xoa dịu nỗi đau bệnh tật, giải tỏa tâm lý, khích lệ tinh thần của các em và cha mẹ”.

“Rạp hát cổ tích”: Mang niềm vui đến với bệnh nhi ảnh 2

Những rối bóng được tạo ra từ các anh chị tình nguyện viên sinh viên đằng sau màn ảnh.

Chia sẻ về chủ đề mà dự án thường chọn để trình diễn trước mọi người, anh Hồ Lê Trung cho biết, thông qua khảo sát, các bạn trong câu lạc bộ nhận thấy kịch cổ tích nói luôn là tiết mục được mong chờ và gây hứng thú cho các khán giả nhỏ trong những sự kiện. Đồng thời, các câu chuyện cổ tích dân gian ẩn chứa những bài học của ông cha để lại, mang tính dạy dỗ nhẹ nhàng mà sâu đậm trong suy nghĩ. Điều đó đã thúc đẩy dự án thực hiện nhiều câu chuyện cổ tích dưới dạng kịch.

“Rạp hát cổ tích”: Mang niềm vui đến với bệnh nhi ảnh 3

Rất đông khán giả cùng xem những chương trình do CLB Bé Khỏe Bé Ngoan thực hiện.

Bốn năm một chặng đường

Dự án ban đầu là một rạp chiếu phim đơn giản, chị Trần Thụy Đông Hòa, khi đó là một cộng tác viên của câu lạc bộ đã sử dụng rối bóng để kể các câu chuyện cổ tích. Thông qua đó, các bạn sinh viên mong muốn đem đến niềm vui cho những em nhỏ thông qua một hình thức nghệ thuật mới độc đáo. Chị Đông Hòa cũng là người bắt tay vào việc viết kịch bản, tập hợp những bạn có cùng sở thích và nhiệt huyết để dựng nên vở rối bóng đầu tiên. Qua bốn năm hoạt động cùng nhiều đời quản lý, “Rạp hát cổ tích” dần định hình phong cách hoạt động và tạo nên giá trị cũng như thể hiện sứ mệnh của mình đối với bệnh nhi và trong bức tranh chung của câu lạc bộ. Anh Hồ Lê Trung chia sẻ: “Chúng mình đã tự cung tự cấp trong hai năm với tần suất trình diễn nhỏ giọt do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Cho đến khi vào ngày 23/9/2018, dự án "Rạp hát cổ tích" đã vinh dự đạt top 3 dự án xuất sắc nhất chương trình "Rút ngắn khoảng cách" do Trung tâm Phát triển cộng đồng LIN tổ chức với giải thưởng 150 triệu đồng. Từ đó chúng mình đã thực hiện được nhiều show diễn với tần suất dày hơn”.

“Rạp hát cổ tích”: Mang niềm vui đến với bệnh nhi ảnh 4

Những màn rối bóng cuốn hút các em nhỏ và người xem.

Cũng theo lời chia sẻ của anh Hồ Lê Trung, dự án ban đầu khi bắt tay thực hiện cũng gặp phải không ít những khó khăn. “Khó khăn ban đầu là kinh nghiệm của chúng mình về hình thức nghệ thuật này chưa nhiều. Chúng mình cố gắng bắt chước theo trên mạng hoặc ký ức về những vở kịch rối trước đó từng coi. Sau đó chúng mình phải tự sáng tạo, tự mày mò tự làm rối, dựng cảnh, lắp đặt đèn và màn bóng, tự học cách mùa rối, thoại kịch bản và may mắn là thành quả đầu tiên không tệ”, anh cho biết thêm. Ngoài ra, một khó khăn mà dự án gặp phải là kinh phí thực hiện. Các bạn thành viên câu lạc bộ phải tự tạo các con rối theo các thủ công, kinh phí eo hẹp nên các bạn sinh viên phải tự góp tiền thực hiện. Sau khi có sự đồng hành của LIN Center thông qua chương trình "Rút ngắn khoảng cách", dự án đã có cơ hội thể hiện nhiều hơn, thực hiện được nhiều ý tưởng mới, đầu tư cho hình thức rạp quy mô của show và các con rối.

“Rạp hát cổ tích”: Mang niềm vui đến với bệnh nhi ảnh 5

Dự án đã thực hiện nhiều buổi diễn rối và chiếu phim tại các bệnh viên, mái ấm, nhà mở trên địa bàn TP. HCM.

Cho đến nay, dự án đã thực hiện hơn 30 buổi diễn rối, 20 buổi chiếu phim. Các bạn trong câu lạc bộ đã có 8 vở rối được sản xuất, 10 bộ phim được trình chiếu. Các vở rối của dự án tập trung ở các câu chuyện cổ tích và ngụ ngôn của Việt Nam lẫn nước ngoài như: Sự tích cây nêu ngày Tết, Sự tích hoa cúc, Sự tích quả thơm, Rùa và thỏ, Hằng Nga - Hậu Nghệ, Cóc kiện trời… Hình thức làm rối của dự án đa dạng từ rối bòng tĩnh, rối bóng động, rối que, rối dây, rối bàn tay... Ngoài ra, những bộ phim hoạt hình được chọn chiếu cũng là các bộ phim chất lượng về hình ảnh và ý nghĩa về nội dung. Bên cạnh công chiếu và trình diễn, dự án còn lồng ghép thêm các hoạt động trước show như dạy các bé làm rối, vẽ tranh, ca hát, nhảy. Kết thúc buổi diễn sẽ là những câu hỏi lượng giá giúp các em nhỏ hồi tưởng về câu chuyện, vở kịch, bộ phim được xem và cũng là những bài học mà Ban Tổ chức muốn truyền đạt.

“Từ nhỏ, chúng ta đã từng được đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích, mơ mộng về những chiếc hài lọ lem, nàng tiên, quả thị cô Tấm... Thế nhưng, đối với các bé bệnh nhi đang lưu trú tại bệnh viện thì không có điều kiện được đón nhận với những điều giản dị ấy mà thay vào đó, các em phải liên tục chịu đau đớn mỗi lần chạy thận, vào thuốc... Chúng mình mong muốn đem các câu chuyện cổ tích đến với các em, là món quà truyền tải thông điệp sống tích cực, cổ vũ tinh thần, đồng hành cùng các em trên con đường chiến đấu với bệnh tật”, anh Hồ Lê Trung bày tỏ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.