Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

SVVN - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT, sửa đổi và bổ sung các quy định trong Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT liên quan đến điều kiện, trình tự, và thủ tục mở ngành đào tạo, cũng như đình chỉ hoạt động các ngành ở trình độ đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ.

Bổ sung trong quy định về đội ngũ giảng viên

Thông tư 16 đã chỉnh sửa và bổ sung các yêu cầu chung để mở ngành đào tạo, đặc biệt nhấn mạnh vào tiêu chí đối với đội ngũ giảng viên. Cụ thể:

Giảng viên chủ trì xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo phải là giảng viên cơ hữu, không vượt quá tuổi nghỉ hưu theo quy định của Chính phủ về việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Những giảng viên này phải trực tiếp đảm nhận trọn vẹn một số học phần bắt buộc hoặc hướng dẫn chính luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hằng năm trong chương trình đào tạo.

Thông tư cũng bổ sung quy định ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đối với một ngành đào tạo trình độ thấp hơn phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

a) Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

b) Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học và thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có nền tảng chuyên môn gần nhất đối với ngành đào tạo, được phần lớn người tốt nghiệp ngành đào tạo lựa chọn khi học lên trình độ cao hơn;

c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Thông tư cũng quy định: Ngành phù hợp ở trình độ tiến sĩ đối với một ngành đào tạo cùng trình độ phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

a) Cùng tên với ngành đào tạo hoặc đáp ứng quy định trong chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

b) Trường hợp chưa có chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành tương ứng: Có căn cứ khoa học và thực tiễn và được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định là ngành có cùng nền tảng chuyên môn và thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo;

c) Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận dựa trên ý kiến của Hội đồng tư vấn chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ảnh 1

Lễ trao bằng Thạc sĩ cho các học viên Cao học tại Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Điều kiện mở ngành đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ

Thông tư 16 cũng bổ sung các điều kiện cần thiết để cơ sở giáo dục mở ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo:

Đối với điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ:

Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ phải có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ đại học;

b) Trong 5 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1, Điều 5 đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trên 50% số học phần trong chương trình đào tạo, đồng thời đã công bố tổng số ít nhất 20 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.

Đối với điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ:

Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ phải có kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo, đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ là ngành phù hợp đối với một ngành đã đào tạo và cấp bằng ở trình độ thạc sĩ;

b) Trong 5 năm gần nhất, số giảng viên quy định tại khoản 1, Điều 6 đã tham gia hướng dẫn 5 luận án tiến sĩ thuộc ngành đào tạo được bảo vệ thành công (tại một cơ sở đào tạo khác); đồng thời, đã công bố tổng số ít nhất 50 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí khoa học được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm cho ngành đào tạo, với vai trò là tác giả đứng đầu hoặc tác giả liên hệ.

Ngoài ra, cơ sở đào tạo phải đáp ứng các tiêu chí thuộc Chuẩn cơ sở giáo dục đại học, áp dụng cho cơ sở đào tạo tiến sĩ, như tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, số lượng công bố khoa học, và tỷ trọng thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 5/1/2025, tạo nền tảng pháp lý cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Nỗ lực vươn lên nghịch cảnh của chàng thủ khoa trường Luật
Nỗ lực vươn lên nghịch cảnh của chàng thủ khoa trường Luật
SVVN - Dù phải đối mặt với áp lực khó khăn về kinh tế và những thách thức lớn khác từ hoàn cảnh gia đình nhưng Võ Văn Thuận Thành (2006, quê ở Thừa Thiên - Huế) vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ học tập, với hy vọng mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Thuận Thành đã trở thành thủ khoa đầu vào của trường ĐH Luật (ĐH Huế), năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bộ GD – ĐT chính thức ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ GD – ĐT chính thức ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

SVVN - Ngày 24/12, Bộ GD - ĐT đã ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, chính thức quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Quy chế mới đánh dấu bước chuyển quan trọng trong công tác tổ chức kỳ thi, với mục tiêu đánh giá năng lực toàn diện của học sinh, thay vì chỉ tập trung kiểm tra kiến thức và kỹ năng như các kỳ thi trước đây.
Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’

Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’

SVVN - Ngày 15/12/2024, Hội thảo Khoa học cho Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba, do Khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao tổ chức, diễn ra với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý”. Hội thảo không chỉ quy tụ các chuyên gia đầu ngành về Luật Quốc tế và Sở hữu trí tuệ, mà còn mở ra cơ hội để sinh viên nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học và khám phá sâu hơn các vấn đề pháp lý toàn cầu trong thời đại công nghệ số.
Ngành game Việt dự báo chạm mốc doanh thu 2,7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2026

Ngành game Việt dự báo chạm mốc doanh thu 2,7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2026

SVVN - Ngành game Việt đang trên đà bứt phá, với doanh thu dự báo chạm mốc 2,7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2026 . Để vươn lên dẫn đầu trong sáng tạo nội dung gốc, ngành cần những nhà thiết kế đột phá, biết dung hòa nghệ thuật, khoa học và trải nghiệm người dùng vượt xa, chứ không chỉ những lập trình viên lành nghề.
Khởi nghiệp luôn phải song hành với đổi mới sáng tạo, tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ

Khởi nghiệp luôn phải song hành với đổi mới sáng tạo, tri thức và ứng dụng khoa học công nghệ

SVVN - Ngày 18/12/2024, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và chuyển giao tri thức vào thực tiễn, đánh dấu nỗ lực mạnh mẽ trong việc đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu về kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo.