Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngày 15/12/2024, Hội thảo Khoa học cho Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba, do Khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao tổ chức, diễn ra với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý”. Hội thảo không chỉ quy tụ các chuyên gia đầu ngành về Luật Quốc tế và Sở hữu trí tuệ, mà còn mở ra cơ hội để sinh viên nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học và khám phá sâu hơn các vấn đề pháp lý toàn cầu trong thời đại công nghệ số.

Hội thảo Khoa học cho Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba là hoạt động thường niên của Khoa Luật Quốc tế với mong muốn tạo cơ hội cho sinh viên được tham gia nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu khoa học và nâng cao khả năng nghiên cứu các vấn đề pháp lý quốc tế hiện đại. Kế thừa và phát triển từ sự thành công vang dội của hai mùa hội thảo trước, Khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo Khoa học cho Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) và những thách thức pháp lý".

Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’ ảnh 1

Toàn cảnh Hội thảo Khoa học cho Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba.

Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Luật Quốc tế và Sở hữu trí tuệ như TS. Nguyễn Phan Diệu Linh, giảng viên Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội; TS. Vũ Hải Đăng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao; NCS. ThS. Phạm Minh Huyền, Phó Trưởng Bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội,… cùng đại diện các cơ quan quản lý như Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’ ảnh 2

NCS. ThS. Trần Hữu Duy Minh phát biểu khai mạc.

Về phía Học viện Ngoại giao, hội thảo có sự tham gia của NCS. ThS. Trần Hữu Duy Minh, Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế, cùng các giảng viên của khoa. Ngoài ra, chương trình còn thu hút đông đảo sinh viên từ Khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao và các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật như Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc, NCS. ThS. Trần Hữu Duy Minh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia, cố vấn tới từ các đơn vị ngoài Học viện Ngoại giao như Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Trường Đại học Luật Hà Nội và các nhà tài trợ, các đồng nghiệp, cùng các đơn vị bảo trợ truyền thông. NCS. ThS. Trần Hữu Duy Minh nhấn mạnh rằng hội thảo không chỉ là một sân chơi học thuật, mà còn là nền tảng quan trọng để phát triển truyền thống nghiên cứu của Khoa Luật Quốc tế.

Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’ ảnh 3
Hội đồng phản biện gồm các chuyên gia pháp lý hàng đầu.

Hội thảo khoa học gồm hai phiên chính: “AI và sở hữu trí tuệ” và “AI và những vấn đề pháp lý”. Mười bài tham luận đã phân tích các khía cạnh như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, deepfake, quyền được lãng quên dưới góc độ pháp luật Việt Nam và quốc tế, cũng như tập trung vào AI trong Luật sở hữu trí tuệ và các thách thức pháp lý.

Hội đồng phản biện đánh giá cao chất lượng bài viết, sự đầu tư nghiêm túc và cách tiếp cận sáng tạo của các nhóm thí sinh, đồng thời cung cấp nhận xét sắc sảo và định hướng cụ thể, giúp cải thiện nội dung, cấu trúc và phương pháp nghiên cứu, nâng cao giá trị học thuật và tính ứng dụng thực tiễn. Những câu hỏi và nhận xét từ Hội đồng cùng khán giả không chỉ giúp thí sinh nâng cao lập luận mà còn tạo cơ hội học hỏi, kết nối giữa các sinh viên.

Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’ ảnh 4
Người tham dự Hội thảo Khoa học cho Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba.

Hội thảo đổi mới với việc mở rộng quy mô về số lượng cũng như đối tượng, không chỉ dành riêng cho sinh viên Học viện Ngoại giao mà còn các trường đại học trên toàn quốc. Đặc biệt, Hội thảo thành công xuất bản 20 tham luận xuất sắc được chọn lọc và phản biện kỹ lưỡng từ 108 bài nghiên cứu.

Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’ ảnh 5

Nhóm tác giả trình bày bài nghiên cứu.

Hội thảo Khoa học Sinh viên về Luật Quốc tế lần thứ Ba: ‘Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý’ ảnh 6
Nhóm tác giả trình bày bài nghiên cứu.

Hội thảo khép lại trong không khí phấn khởi, đánh dấu một sự kiện thành công, mở ra cơ hội phát triển truyền thống nghiên cứu của Khoa Luật Quốc tế. Thành quả đạt được hướng tới mục tiêu xuất bản các nghiên cứu chất lượng trên tạp chí khoa học, góp phần xây dựng danh tiếng học thuật của Học viện Ngoại giao.

Trong tương lai, Khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao sẽ nỗ lực phát huy những giá trị đã đạt được và củng cố chất lượng của Hội thảo với mong muốn mang đến một không gian tri thức tích cực và sôi động, nơi mà sinh viên có thể trải nghiệm, học hỏi và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học bằng những thành tựu và dấu ấn đáng nhớ.

MỚI - NÓNG
Nữ ‘hiệp sĩ’ với 7 năm cứu hộ nạn nhân tai nạn giao thông
Nữ ‘hiệp sĩ’ với 7 năm cứu hộ nạn nhân tai nạn giao thông
SVVN - Mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra là sự thương vong về người và của, tính mạng của nạn nhân được tính bằng từng phút giây. Thấu hiểu điều đó, suốt 7 năm qua, chị Nguyễn Hoàng Kim Ngân (30 tuổi), đội trưởng đội cứu hộ 911 (TP. Thủ Đức, TP. HCM) vẫn miệt mài với công việc hỗ trợ sơ cứu, giúp đỡ những nạn nhân không may gặp tai nạn giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Nhà khoa học trẻ đưa công nghệ vào xử lý môi trường

Nhà khoa học trẻ đưa công nghệ vào xử lý môi trường

SVVN - Với hơn 40 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín, TS Trương Hải Bằng - Nghiên cứu viên, Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ, trường ĐH Văn Lang đã tạo dấu ấn lớn trong lĩnh vực công nghệ môi trường. Các nghiên cứu của anh về xúc tác quang composite và xử lý ô nhiễm nước không chỉ mang tính đột phá mà còn góp phần giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại Việt Nam.
Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.