Bạn đọc cho rằng đào tạo thạc sĩ bắt buộc phải học tập trung bởi đây là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng, bố trí, đề bạt người có năng lực.
SVVN - Nhận giấy báo nhập học đại học chính quy nhưng sau 4 năm học, sinh viên ngành Công tác xã hội của Trường ĐH Hòa Bình (Hà Nội) nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời là hệ đào tạo “Vừa làm vừa học” (hệ tại chức).
TP - Trao đổi với báo chí về cơ chế trọng dụng nhân tài sáng qua (2/7), Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết “Hà Nội không phân biệt hình thức đào tạo, vùng miền trong trọng dụng người tài”.
TP - Sau Đà Nẵng, thêm Nam Định nói “không” với tại chức. Ông Nguyễn Xuân Bình, Chánh Văn Phòng Bộ Nội vụ, trả lời phỏng vấn Tiền Phong xung quanh việc này.
Chỉ trong tháng 5/2013, cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã phát hiện hàng loạt lớp liên kết đào tạo liên thông của nhiều trường. Điều đáng nói, có trường ngay sau khi bị thanh tra Bộ GD-ĐT xử phạt, bộ tiếp tục nhận được thông tin sai phạm khác với quy mô lớn hơn tại nhiều địa điểm khác.
Trao đổi với báo chí , ông Trần Huy Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định: “Việc tuyển công chức năm 2013 vẫn thực hiện theo quy định của Nhà nước. Hà Nội không phân biệt bằng cấp cũng như trường công hay tư ở kỳ thi này".
UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã phường, thị trấn với đầu vào là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy các trường công lập. Đây là một phần trong Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn giai đoạn 2012-2015 của TP.Hà Nội, để thay thế những công chức về hưu.
TPO - Phát biểu tại cuộc họp báo thường kì của Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn khẳng định không có sự phân biệt giữa bằng tại chức hay chính quy khi thi tuyển công chức.
Trong hai ngày 15 và 16-8, Báo chí đã nhận được hàng trăm ý kiến trái chiều bày tỏ quan điểm trước thực tế rất nhiều địa phương từ chối tuyển dụng người tốt nghiệp hệ tại chức. Trong đó, không ít ý kiến đề nghị xem xét lại hệ đào tạo này.
Ngành giáo dục nhiều địa phương đã chính thức từ chối tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức. Điều này đồng nghĩa với việc nói không ngay với sản phẩm do chính các trường đại học của ngành giáo dục thực hiện.
TPO- Trước thông tin tuyển dụng công chức năm 2011, tỉnh Nam Định “nói không” với bằng dân lập, liên thông; nhiều nhà giáo dục cho rằng đã đi ngược lại mục đích xã hội hoá giáo dục của Nhà nước.
TP - Theo thông báo Bộ GD&ĐT đưa ra trong một hội nghị tại Hà Nội ngày 25 - 12, năm 2011 tổng chỉ tiêu tuyển mới đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) chính quy của cả nước sẽ tăng 6,5 %; đồng thời tổng chỉ tiêu tuyển mới ĐH, CĐ hệ vừa học vừa làm (tại chức) sẽ giảm đáng kể.
TP - Tôi là một nhà giáo đã trực tiếp tham gia đào tạo hệ tại chức (vừa làm vừa học - VLVH) gần 30 năm và chứng kiến nhiều thay đổi của hình thức đào tạo này.
TPO - Đi học muộn, vào lớp không cần xin phép; thầy đọc trò chép như học sinh lớp một; ăn bánh, uống thuốc, gọi điện thoại, thản nhiên chơi điện tử, nhổ tóc sâu cho nhau trong giờ học… là những điều phóng viên Tiền Phong chứng kiên khi “nhảy dù” vào lớp học tại chức.
TPO - Sáng 19 - 12, lãnh đạo trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đối thoại với sinh viên hệ vừa học vừa làm (tại chức), đang theo học ở khu vực TPHCM và Đồng Nai. Hàng chục sinh viên đặt câu hỏi về vấn đề điểm, thời gian thi, tài liệu học tập, thư viện, chất lượng đào tạo hệ tại chức…
TP - Nếu kỳ thi công chức hiện nay thực sự chất lượng, khách quan sẽ không có chuyện cơ quan nhà nước nói không với bằng tại chức. Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì xét đến bằng cấp cần nâng cao chất lượng kỳ thi tuyển công chức để tìm ra công chức tài năng.
Trao đổi với phóng viên, Giáo sư Phạm Minh Hạc - nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục - đã nhận xét một cách ngắn gọn về thực trạng đào tạo hệ tại chức là “xô bồ, lỏng lẻo và tùy tiện”.
TP - Chia sẻ nhu cầu nâng cao trình độ cán bộ, công chức của Đà Nẵng khi quy định không tuyển sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan của thành phố, song các chuyên gia Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp cho rằng phải cân nhắc thêm về mặt pháp lý.
TP - Đưa ra quy định không tuyển sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào cơ quan hành chính nhà nước, ngành chức năng Đà Nẵng vẫn cho rằng, không lo bỏ sót người tài bởi đang có nhiều kênh “chiêu hiền đãi sĩ” khác.
TP - Giải thích về quy định từ năm 2011, Đà Nẵng sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng - Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, cho rằng, đó là thành phố chọn cái Danh trước, và đa phần danh đi đôi với Thực.
TP - Theo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức vừa làm vừa học (thường gọi tại chức), học sinh trung cấp nghề cũng sẽ được phép tham dự kỳ thi tuyển sinh này.