Vừa đi làm vừa học… đã khiến tấm bằng thạc sĩ không thực chất

0:00 / 0:00
0:00
Bạn đọc cho rằng đào tạo thạc sĩ bắt buộc phải học tập trung bởi đây là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng, bố trí, đề bạt người có năng lực.

Trong bài viết “Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đã nêu ra hai vấn đề trong đào tạo thạc sĩ.

Vấn đề thứ nhất, đầu vào không được tuyển chọn chặt chẽ, các trường tư gần như đang “lùa” người học vào trường… Vấn đề thứ hai là đào tạo thạc sĩ ở các cơ sở rất lỏng lẻo. Nhược điểm lớn nhất của việc học thạc sĩ ở nhiều nơi là giống như học tại chức. Phần lớn người học thạc sĩ đã có công ăn việc làm và khoảng 90% người học từ các cơ quan nhà nước, học để lấy bằng thạc sĩ rồi thăng quan, tiến chức…

Sau quan điểm này của ông Dũng, nhiều kẽ hở, hỉ nộ ái ố về việc đào tạo thạc sĩ được độc giả nêu ra. Bạn đọc Giang Vo Kien cho rằng khi xét bổ nhiệm, chỉ xét bằng thạc sĩ chuyên ngành và được cơ quan cử đi học, có thi đầu vào. Còn đi học riêng thì không xét vì họ chọn trường có tiêu chuẩn đầu vào thấp, chủ yếu là đóng tiền để lấy bằng thạc sĩ. Cũng theo bạn đọc này thực trạng học thạc sĩ hiện nay là có lớp chỉ tập trung 1 lần khoảng vài ngày để viết bài thi cuối khóa cho tất cả các môn. Hai năm sau học viên sẽ ra trường để bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Đồng tình với quan điểm này bạn đọc Bình Bông cũng nêu, trước đây khi mọi người từng lan truyền tốt nghiệp đại học xong thì học thêm bằng 2 hay học lên thạc sỹ rất nhẹ nhàng, mình không tin nhưng sự thực thì đúng như vậy.

Vừa đi làm vừa học… đã khiến tấm bằng thạc sĩ không thực chất ảnh 1

Ảnh minh hoạ (nguồn: UEH).

Nhiều bạn đọc còn thẳng thắn chỉ ra rằng học viên các lớp học thạc sĩ luôn có một khoản đóng quỹ lớp để thi dễ dàng, đạt điểm cao. Bạn đọc Hungnguyen đã thẳng thắn đặt câu hỏi, những học viên đi làm rồi học thêm buổi tối cần được ghi nhận sự nỗ lực vừa làm vừa học nhưng có học viên nào chưa từng nộp "tiền quỹ lớp" để thi dễ dàng hơn.

Trong khi đó bạn đọc Đỗ Bảo Học đã nêu thực trạng, đào tạo có 1-2 năm, học buổi tối, vừa đi làm vừa học…đã khiến những tấm bằng tại chức, văn bằng hai và cả bằng thạc sỹ nữa đều không thực chất.

Theo bạn đọc Dương Văn Tuấn, ở các nước tiên tiến, muốn cầm cái bằng thạc sĩ không dễ dàng. Học viên phải mất từ 2 đến 3 năm học ròng rã vừa học vừa thực hành, làm luận án trình trước hội đồng. Vì vậy khi cầm tấm bằng thạc sĩ họ rất tự hào về công sức học tập bỏ ra có kết quả. “Còn nước ta thì sao”?- bạn đọc Văn Tuấn trả lời luôn cho câu hỏi của mình là: “Chắc nhiều người ai cũng biết, học thạc sĩ, đóng tiền nhiều. Từ đó chất lượng như thế nào thì cũng rất dễ hình dung. “Dường như khoản thu học phí chương trình thạc sĩ mới quan trọng cho các trường”.

Bạn đọc Hai Nguyen cho rằng, hiện nay các trường đại học đang hướng tới tự chủ, vì vậy giáo dục cũng như 1 ngành dịch vụ, muốn có "khách hàng" thì phải tạo điều kiện từ đầu vào đến quá trình học. Nếu trường làm căng, khó khăn thì ít người học và nhà trường không có nguồn thu. Theo Hai Nguyen trong vài năm trở lại đây, đầu vào thạc sỹ dường được mở quá, ai có nhu cầu học hầu như là đỗ vì xét tuyển, vì chỉ tiêu nhiều. Trong quá trình đào tạo cũng xuất hiện nhiều lỗ hổng.

Bạn đọc Thanhan nhìn nhận, danh hiệu tiến sỹ, thạc sỹ ở Việt Nam đã bị"biến thể" thành cái "ghế" quyền lực, hệ số lương/tháng, nên không còn ý nghĩa trong vai trò nghiên cứu, phát minh, cải tiến khoa học. Vì vậy đào tạo tại chức chuyên tu, học thêm ngoài giờ hay chính quy cũng như nhau.

Nhiều bạn đọc đã hiến kế để tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa. Theo bạn đọc Khánh Nam, vấn đề là làm sao đưa cái bệnh háo danh trong đa số công chức nhà nước ra khỏi đầu thì lúc đó mới có học là để hành, để phục vụ cho công việc, lấy trí tuệ của người tài, người giỏi phục vụ đất nước.

Bạn đọc Tạ Lê Minh cũng nêu, nếu không phải người làm về nghiên cứu, hay quản lý thì không cần học thạc sỹ, tiến sỹ, bởi có những ngành nghề kiến thức đại học cũng không sử dụng hết. Trước thực trạng đào tạo thạc sĩ như hiện nay, bạn đọc Khai Pham Quang đề nghị ngành giáo dục vào cuộc thanh tra các hoạt động đào tạo học thạc sỹ.

Theo bạn đọc Công Thành, đào tạo thạc sĩ bắt buộc phải học tập trung bởi đây là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng, bố trí, đề bạt người có năng lực. Đối với cán bộ có đủ điều kiện thì được cử đi học tập trung, không nên và cương quyết không để "thả cửa" đào tạo thạc sĩ kiểu "tại chức" vì chỉ được cái "mác", cái "vỏ" còn kiến thức không hơn đại học. Ngoài ra nên cương quyết không đào tạo tại chức thạc sĩ nếu học viên chưa từng học đại học chính quy vì không ít người từ trung cấp, đại học đến thạc sĩ đều là "tại chức, ban đêm, ngoài giờ". Những người này không có chuyên môn và kiến thức chuyên ngành có thể còn kém hơn cả học trung cấp hay cao đẳng chính quy. Do vậy họ chỉ học để mong "giữ ghế, lên chức”.

Trong khi đó theo bạn đọc Nguyễn Đình, khi nào nền giáo dục thôi chuộng bằng cấp và không còn thương mại hoá giáo dục thì lúc đó bằng cấp mới thật sự có giá trị. Còn hiện nay chủ yếu là làm đẹp hồ sơ, nhiều người có trình độ đại học mà kiến thức không bằng trình độ cao đẳng mặc dù bậc lương cao hơn.

Đặc biệt bạn đọc Pha Thanh Luu đã thẳng thắn chỉ ra một thực trạng hiện nay là: Nhiều người học thạc sĩ chỉ mục đích chụp hình khoe mạng xã hội.

Link bài gốc: Ai học thạc sĩ cũng “đóng quỹ lớp” để thi đề dễ, điểm cao

MỚI - NÓNG
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
SVVN - Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ lần đầu tiên được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, Bộ GD - ĐT đã chủ động xây dựng đề thi tham khảo từ rất sớm, tạo điều kiện để các trường, giáo viên và học sinh có thể chủ động trong dạy và học. Đề thi tham khảo năm nay được công bố sớm hơn gần 5 tháng so với các năm trước, giúp học sinh có thêm thời gian ôn tập và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Có thể bạn quan tâm

 Nhà sáng chế tuổi teen giành học bổng RMIT nhờ robot phân loại rác sử dụng AI

Nhà sáng chế tuổi teen giành học bổng RMIT nhờ robot phân loại rác sử dụng AI

SVVN - Đa tài, đa sở thích, ham học hỏi – Đào Hiểu Phong được mọi người xung quanh biết đến là một học sinh xuất sắc toàn diện, một nhà phát minh trẻ và một “tín đồ” nhạc jazz. Bước vào cánh cửa đại học, chủ nhân học bổng RMIT hy vọng sẽ tiếp tục sáng tạo với công nghệ lấy người dùng làm trung tâm, vì lợi ích cộng đồng.
Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia' Võ Quang Phú Đức: Hành trình xây dựng 'bức tường tri thức' cho quê hương Huế

Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia' Võ Quang Phú Đức: Hành trình xây dựng 'bức tường tri thức' cho quê hương Huế

SVVN - Tinh thần hiếu học của xứ Huế một lần nữa được khẳng định qua hành trình chinh phục tri thức của Võ Quang Phú Đức – Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia', năm thứ 24. Như dòng sông Hương hiền hòa nhưng đầy nội lực, Phú Đức không ngừng trau dồi kiến thức, từng bước xây dựng 'bức tường tri thức' vững chắc để vươn ra thế giới và góp phần làm giàu đẹp quê hương, đất nước.
 AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa

AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa

SVVN - Nếu hỏi AI về các vấn đề tim mạch bằng tiếng Việt, bạn có thể nhận được lời khuyên về bệnh Parkinson. Đây là một trong những phát hiện bất ngờ từ công trình khoa học do các nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam dẫn đầu, mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

SVVN - Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, GS. TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam coi đây là sự động viên to lớn đối với thầy và trò Học viện, đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm thành lập, đánh dấu một chặng đường dài với nhiều nỗ lực và thành tựu vượt bậc trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.