‘Tạm biệt’ Facebook, Instagram, nhiều bạn trẻ tìm không gian ‘chữa lành’ qua Locket, Threads

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - “Sống ảo” trên Facebook, Instagram và “sống thật” trên các nền tảng như Locket, Threads đang trở thành xu hướng mới trong giới trẻ. Trước những áp lực cuộc sống, nhiều bạn trẻ tìm đến những mạng xã hội mới này để bộc lộ cảm xúc, chia sẻ cuộc sống thường nhật mà không sợ bị phán xét hay soi mói.

Không gian để “sống thật”

Từ giữa năm 2023, Locket và Threads nổi lên là những nền tảng mạng xã hội được yêu thích nhờ cách tiếp cận thân thiện và gần gũi. Locket là ứng dụng cho phép đăng tải những bức ảnh vừa chụp kèm dòng trạng thái ngắn gọn, mang đến cảm giác tự nhiên và chân thật. Threads, với không gian thảo luận đa chiều, là nơi giới trẻ chia sẻ những câu chuyện, suy nghĩ và quan điểm cá nhân mà không sợ bị đánh giá.

Nguyễn Bảo Ngọc (20 tuổi), sinh viên ngành Thiết kế đồ họa tại TP.HCM, từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi áp lực trên Instagram. “Mình thường so sánh bản thân với những hotgirl, hotboy, KOL trên mạng. Mỗi lần đăng ảnh, nếu không nhận được nhiều lượt thích hoặc bình luận, mình cảm thấy rất thất vọng về bản thân,” Ngọc tâm sự.

‘Tạm biệt’ Facebook, Instagram, nhiều bạn trẻ tìm không gian ‘chữa lành’ qua Locket, Threads ảnh 1

Vì bị giới hạn bạn bè nên người dùng Locket có xu hướng chỉ kết bạn và chia sẻ cuộc sống với những người thân thiết và gần gũi. (Ảnh minh hoạ)

Sau một thời gian, Ngọc quyết định ngừng sử dụng Instagram và chuyển sang "làm bạn" với Locket. Nữ sinh chia sẻ: “Locket không có áp lực chạy theo xu hướng hay phải chỉnh sửa hình ảnh thật đẹp. Mình chỉ cần chụp những khoảnh khắc đời thường và chia sẻ với vài người bạn thân. Nhờ đó, mình cảm thấy nhẹ nhõm hơn và tự tin hơn về chính mình.”

Không chỉ thoát khỏi áp lực so sánh, Ngọc còn tìm được niềm vui trong việc sáng tạo nội dung đơn giản trên Locket. “Đôi khi chỉ là tấm ảnh ly cà phê hay chú mèo ngủ cạnh cửa sổ, nhưng mình thấy nó ý nghĩa hơn nhiều so với những bức ảnh ‘sống ảo’ trước đây,” cô nàng chia sẻ.

Lê Minh Huy (25 tuổi), hiện đang làm lập trình viên tự do tại Hà Nội, tìm thấy sự đồng cảm trên Threads sau khi trải qua giai đoạn trầm cảm, căng thẳng kéo dài do áp lực công việc. “Công việc lập trình khiến mình luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Khi mình chia sẻ cảm giác đó trên Facebook, mọi người thường bảo mình chỉ làm quá mọi chuyện. Nhưng trên Threads, mình nhận được những lời khuyên thực sự chân thành từ những tài khoản mà trước giờ mình chưa từng quen biết,” Huy nói.

‘Tạm biệt’ Facebook, Instagram, nhiều bạn trẻ tìm không gian ‘chữa lành’ qua Locket, Threads ảnh 2

Dễ dàng bắt gặp những content 'chữa lành' trên Threads. (Ảnh chụp màn hình)

Nếu Locket chỉ cho người dùng đăng tải hình ảnh và giới hạn trong 20 bạn bè thì Threads được đánh giá là có nhiều tiện ích hơn. Theo giới thiệu của Apple: “Threads là nơi các bạn có thể cùng nhau thảo luận về mọi thứ, từ những chủ đề bạn quan tâm hôm nay cho đến chủ đề sẽ thịnh hành vào ngày mai.” Vì là nền tảng mới và chưa phổ biến như Facebook, Threads mang đến cho các bạn trẻ cảm giác an toàn để chia sẻ câu chuyện của mình mà không sợ bị người thân, bạn bè soi xét hay chỉ trích. Ở đây, các bạn có thể thoải mái viết ra những suy nghĩ, tâm tư và nhận lại sự đồng cảm từ những người dùng không hề quen biết.

Huy kể lại, một lần anh chàng đăng bài viết về cảm giác kiệt sức vì không hoàn thành kịp dự án, một người lạ trên Threads đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và giúp Huy tìm cách quản lý thời gian hiệu quả hơn. “Chỉ qua vài dòng tin nhắn, mình thấy bản thân được thấu hiểu và khích lệ rất nhiều,” Huy chia sẻ.

Giờ đây, Huy coi Threads như một người bạn đồng hành. Mỗi tối trước khi ngủ, anh dành thời gian viết lại những điều đã trải qua trong ngày, từ thành công nhỏ bé đến khó khăn cần vượt qua. “Threads giống như một cuốn nhật ký số, giúp mình nhìn nhận lại mọi chuyện một cách tích cực hơn,” Huy chia sẻ.

Tâm lý “trú ẩn” của một bộ phận người trẻ hiện nay

Chuyên gia tâm lý Đào Thúy Hoàn nhận định: “Việc người trẻ chuyển dịch sang các mạng xã hội ít phổ biến hơn như Threads hay Locket là biểu hiện của nhu cầu tìm kiếm không gian an toàn và tâm lý "trú ẩn" của người trẻ. Giới trẻ hiện nay phải đối mặt với áp lực vô hình từ việc duy trì hình ảnh trên mạng xã hội. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mất tự tin hoặc mệt mỏi, áp lực trong tâm lý.”

Bà chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ tìm đến các mạng xã hội ít phổ biến như Threads hay Locket là áp lực từ các chỉ số tương tác trên các nền tảng lớn. “Trên những mạng xã hội như Facebook hay Instagram, số lượng lượt thích, bình luận, chia sẻ đã trở thành một dạng ‘thước đo’ giá trị cá nhân. Khi bài đăng không nhận được sự quan tâm mong đợi, nhiều bạn trẻ dễ rơi vào cảm giác tự ti, cho rằng bản thân không đủ hấp dẫn hoặc không được người khác quan tâm,” bà phân tích.

Theo bà, hiện tượng này không chỉ tạo ra áp lực vô hình mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh ngầm giữa người dùng. “Đôi khi, các bạn trẻ không đăng bài vì muốn chia sẻ niềm vui hay câu chuyện của mình, mà là để đạt được sự công nhận qua những con số tương tác. Chính điều này làm cho trải nghiệm mạng xã hội trở nên nặng nề, mất đi ý nghĩa ban đầu của nó.”

Bà cho rằng sự khác biệt của Threads hay Locket chính là ở việc các nền tảng này không tập trung vào số lượt thích hay bình luận. Thay vào đó, hai nền tảng này mang lại cảm giác thoải mái khi người dùng không phải chịu sự phán xét từ những con số. “Những nền tảng này tạo ra không gian cho phép các bạn trẻ thể hiện bản thân mà không sợ bị so sánh hay đánh giá. Điều này giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm và tự nhiên hơn trong việc chia sẻ,” bà nhận định.

‘Tạm biệt’ Facebook, Instagram, nhiều bạn trẻ tìm không gian ‘chữa lành’ qua Locket, Threads ảnh 3
Những hot boy, hot girl mạng trở thành áp lực tâm lý khiến nhiều bạn trẻ tự ti khi đăng tải hình ảnh bản thân lên mạng xã hội. (Ảnh minh hoạ).

Chuyên gia Đào Thúy Hoàn nhấn mạnh: “Điều quan trọng không phải là chọn nền tảng nào, mà là cách chúng ta sử dụng nó. Hãy biến mạng xã hội thành công cụ để kết nối, học hỏi và thể hiện bản thân thay vì áp lực phải làm hài lòng người khác.”

Sự xuất hiện của Locket và Threads không chỉ là dấu hiệu cho sự thay đổi trong hành vi người dùng mà còn mở ra một hướng đi mới cho mạng xã hội: nơi mà mỗi người đều có thể tự tin là chính mình, không cần ẩn giấu sau những tấm mặt nạ hào nhoáng.

MỚI - NÓNG
Lê Kim Hải Nam - Chàng diễn viên trẻ trên con đường hoàn thiện bản thân và tìm tới nhiều vai diễn mới
Lê Kim Hải Nam - Chàng diễn viên trẻ trên con đường hoàn thiện bản thân và tìm tới nhiều vai diễn mới
SVVN - Lê Kim Hải Nam (sinh năm 2000), sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện là sinh viên năm 4 ngành Diễn viên Kịch - Điện Ảnh - Truyền hình tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Dù còn khá trẻ, nhưng chàng trai đã chứng minh được tài năng và sự nỗ lực của mình qua những vai diễn ấn tượng, đồng thời không ngừng khẳng định bản thân trong ngành nghệ thuật điện ảnh.
Sôi động Chung kết Hội thi ‘Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024’
Sôi động Chung kết Hội thi ‘Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024’
SVVN - Tối ngày 19/11, vượt qua hơn 5.000 đoàn viên, thanh niên từ các trường đại học trong khối ĐHQG TP. HCM, 4 đội thi xuất sắc nhất tham gia tranh tài tại chung kết Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024. Hội thi do Ban Cán sự Đoàn ĐHQG TP. HCM tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). 
VSARS 2024 giúp học sinh nâng cao kỹ năng để trở thành những công dân toàn cầu

VSARS 2024 giúp học sinh nâng cao kỹ năng để trở thành những công dân toàn cầu

Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, trưởng BTC cuộc thi cho biết, cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 với chủ đề “Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững” là chủ đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc hướng đến sự phát triển bền vững, đạt mục tiêu kép vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa bảo vệ môi trường nhờ ứng dụng khoa học công nghệ.