Tân sinh viên ‘than thở’ về học và thi trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngoài việc làm quen với môi trường mới, trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các bạn sinh viên năm thứ nhất còn phải thích ứng với việc học và thi trực tuyến.

Hiện nay, các trường Đại học đều tổ chức dạy và thi online (trực tuyến) cho sinh viên khóa mới 2021. Đa số các bạn tân sinh viên đều vẫn quen với cách học "mặt đối mặt" khi còn là học sinh, nên cảm thấy việc học trực tuyến là một điều khá vất vả, khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn và thậm chí là phiền phức. Đại dịch COVID-19 cùng nhiều yếu tố đã khiến nhiều sinh viên cảm thấy không còn hứng thú với chuyên ngành mình đang theo học.

Học trực tuyến gây nhàm chán trong thời buổi dịch bệnh

Bạn Chế Bích Ngọc, tân sinh viên lớp Báo Truyền hình CLC K41, khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Tình hình dịch bệnh căng thẳng nên mọi niềm mong đợi được trải nghiệm một môi trường mới của tân sinh viên chúng mình đều phải tạm gác lại. Từ lúc nhập học chính thức đến giờ mình chưa được tới trường lần nào, điều này đã khiến cho mình bị tụt cảm xúc rất nhiều, giảm hứng thú với chuyên ngành mình đang theo học.”

Tân sinh viên ‘than thở’ về học và thi trực tuyến ảnh 1

Chế Bích Ngọc, tân sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tuy nhiên, đối với Bích Ngọc, việc học online không ảnh hưởng quá lớn kết quả học tập và tiếp thu kiến thức. “Mình tự cảm thấy bản thân khá tự giác, có trách nhiệm với việc học nên mặc dù học trực tuyến khá nhàm chán, nhiều yếu tố bên ngoài khiến mình sao nhãng nhưng kết quả học tập của mình đến giờ vẫn ở mức khá tốt.”

Trái với Bích Ngọc, Dư Hồng Nhung - sinh viên năm nhất trường Đại học Tài chính và Ngân hàng Hà Nội lại khá vất vả trong việc học online. Lý do là nhiều lúc internet có vấn đề, đường truyền kém khiến cho việc giảng bài của thầy cô bị gián đoạn. “Những lúc rơi vào tình trạng như vậy, cách khắc phục của mình là chủ động tự tìm hiểu kiến thức từ giáo trình, Youtube, hỏi lại thầy cô và bạn bè để bổ sung ngay vào chỗ trống. Điều này khiến mình cảm thấy khá mệt mỏi, mình chỉ mong dịch bệnh mau chóng qua đi để mình được đến trường”, Nhung chia sẻ.

Tân sinh viên ‘than thở’ về học và thi trực tuyến ảnh 2

Dư Hồng Nhung - sinh viên năm nhất trường Đại học Tài chính và Ngân hàng Hà Nội.

Khá hơn các bạn sinh viên lớp thường một chút, nhờ sự quan tâm của thầy cô, tân sinh viên các lớp chất lượng cao không quá áp lực trong việc học trực tuyến. Nguyễn Cao Thảo, khoa Luật chất lượng cao, Đại học Luật Hà Nội tâm sự: “Mình chưa bao giờ nghĩ những trải nghiệm mới mẻ của trường Đại học lại là online. Thực sự mình cũng cảm thấy hơi ngợp, nhưng mình rất may mình được học ở lớp Chất lượng cao, các thầy cô cũng tận tình giảng dạy nên việc tiếp thu của mình cũng dần được cải thiện phần nào.”

Tân sinh viên ‘than thở’ về học và thi trực tuyến ảnh 3

Nguyễn Cao Thảo, khoa Luật chất lượng cao, Đại học Luật Hà Nội.

Băn khoăn về sự công bằng trong thi cử

Với sinh viên năm nhất, hầu hết các môn của học kì 1 đều tính điểm cuối kì với hình thức làm tiểu luận, bài thu hoạch, thi online. Qua trải nghiệm đó, nhiều sinh viên cảm thấy việc học và thi như vậy có khá nhiều bất cập và tự đặt cho mình câu hỏi: “Liệu thi trực tuyến có công bằng với tất cả mọi người hay không?”

“Mặc dù nhà trường tổ chức thi online rất chặt chẽ, yêu cầu mỗi sinh viên có 2 camera giám sát khu vực thi nhưng đối với những người cố tình thì vẫn có thể gian lận”, Bích Ngọc – sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền - lo lắng.

Cùng là tân sinh viên, Hồ Vũ Phương Thảo, trường Đại học Luật Hà Nội cũng mang một tâm lý giống Bích Ngọc. “Sinh viên không thể lên thư viện trường để tham khảo tài liệu trong quá trình học tập cũng như trước khi thi nên có nhiều kiến thức mình đã bỏ lỡ, kết quả bài thi chưa thực sự đúng với mong muốn của mình.

Ngoài ra, những rủi ro như đường truyền mạng không ổn định hay gian lận trong thi cử cũng khiến bản thân mình khá băn khoăn. Nếu có những cá nhân gian lận, kết quả học tập của chúng mình sau một kì học vất vả sẽ không được đánh giá công bằng, việc thi đua giành học bổng cũng không còn là điều những người “học thật, thi thật” hy vọng nữa.”

Trong bối cảnh hiện nay, học và thi trực tuyến là điều tân sinh viên cần phải thích nghi ở giảng đường Đại học. Cho dù sinh viên có cảm thấy nhàm chán khi ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính, hay cảm thấy không công bằng trong thi cử online, nhưng đây là điều cần thiết để không làm lây lan dịch bệnh. Việc học trực tuyến của sinh viên trong thời buổi hiện nay sẽ góp một phần rất lớn vào công cuộc đẩy lùi COVID-19.

MỚI - NÓNG
AI – ‘Trợ lý thông minh’ hay ‘cơn sóng thần’ đối với sinh viên?
AI – ‘Trợ lý thông minh’ hay ‘cơn sóng thần’ đối với sinh viên?
SVVN - Trong khuôn khổ chuỗi chương trình hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐHQG Hà Nội phối hợp với các chuyên gia tổ chức tọa đàm ‘AI và ứng dụng thực tiễn trong học tập, cuộc sống’. Chương trình đã thu hút hàng trăm sinh viên tham dự, mang tới những góc nhìn sâu sắc và thực tế về sức ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thế hệ trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi Hồng Nhung: 'Khi tình yêu Tổ quốc được kể bằng gam màu hiện đại'

Hoa khôi Hồng Nhung: 'Khi tình yêu Tổ quốc được kể bằng gam màu hiện đại'

SVVN - Hoa khôi Tài sắc Việt Nam 2023 – Ngô Hồng Nhung, cựu sinh viên ngành Biên đạo múa Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài cuốn hút mà còn bởi tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Nhân dịp đại lễ 30/4 - 1/5 – thời khắc thiêng liêng gợi nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc, Hồng Nhung đã thực hiện bộ ảnh nghệ thuật mang tên “Cô họa sĩ vẽ cờ Việt Nam”, như một lời tri ân sâu sắc và tự hào gửi đến quê hương đất nước.
Tự hào là người trẻ sống và cống hiến ở thành phố mang tên Bác

Tự hào là người trẻ sống và cống hiến ở thành phố mang tên Bác

SVVN - Với Đinh Thị Triều Tiên – Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018, được sống, học tập và cống hiến tại thành phố mang tên Bác là một niềm vinh dự lớn lao. Trong dòng chảy của ký ức và hiện tại, cô chia sẻ những cảm xúc chân thành, những suy nghĩ đầy trách nhiệm về vai trò của người trẻ trong hành trình dựng xây tương lai đất nước.
Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

Con đường trở thành kỹ sư kiểm thử tại công ty ô tô hàng đầu Việt Nam

SVVN - Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) năm 2024, cũng như nhiều người bạn cùng lớp, Nhâm Nguyễn Nhật Minh đang phấn đấu, dần khẳng định bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Hiện, cậu bạn đang đảm nhiệm vị trí kỹ sư kiểm thử tại Hyundai Kefico, công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển và sản xuất các thiết bị phụ trợ cho ô tô của Việt Nam và khu vực.
Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Vẻ đẹp của hoà bình: Hà Nội rực rỡ pháo hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

SVVN - Tối 22/4, bầu trời Thủ đô bừng sáng với màn pháo hoa tầm cao tráng lệ, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngắm những loạt pháo hoa rực rỡ sắc màu, phía chân trời là dáng vẻ hiện đại của những tòa cao ốc, và ngay dưới ánh pháo hoa, người dân hạnh phúc, sum vầy bên người thân, tạo nên một khung cảnh khiến nhiều bạn trẻ cảm nhận sâu sắc: "Đây chính là vẻ đẹp của hòa bình."