Thái Hải Trân: Cô gái miền Tây bỏ lại cơ hội ở trời Tây để 'cất cánh' ở quê hương

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Mang trong mình bề dày thành tích và những giải thưởng danh giá trong lĩnh vực Sinh học, cô nữ sinh sinh năm 2002, Thái Hải Trân, vẫn kiên định theo đuổi giấc mơ "làm chủ bầu trời" đã được ấp ủ từ thuở 12 tuổi.

Cất cánh giấc mơ 10 năm

Điều gì đã khiến Trân chọn phi công – một hành trình dường như hoàn toàn khác biệt so với khởi đầu là học sinh chuyên Sinh?

Thái Hải Trân: Ban đầu mình được gia đình định hướng làm những công việc như bác sĩ, kỹ sư. Nên ngày từ khi học cấp 2, dù thích học Lý hơn nhưng bản thân vẫn lựa chọn môn Sinh theo nguyện vọng của bố mẹ.

Dù sau đó mình đã trở thành học sinh chuyên Sinh thuộc Trường Chuyên Lý Tự Trọng và đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ nhưng Trân chưa bao giờ thôi ấp ủ giấc mơ làm phi công.

Thái Hải Trân: Cô gái miền Tây bỏ lại cơ hội ở trời Tây để 'cất cánh' ở quê hương ảnh 1

Hải Trân nhận bằng tuyên dương của Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ sau khi xuất sắc đạt thành tích giải nhì học sinh giỏi môn Sinh học.

Hải Trân từ bé cho đến tận bây giờ vẫn luôn có niềm đam mê với cảm giác mạnh với những điều mới mẻ. Khi lên lớp 6, câu chuyện truyền đầy cảm hứng của nữ cơ trưởng Huỳnh Lý Đông Phương đã mở ra một “bức tranh hy vọng” về nữ giới “làm chủ bầu trời”.

Năm lớp 11, nhân cơ hội đạt giải nghiên cứu khoa học cấp quốc gia mình đã thuyết phục bố cho phép theo đuổi con đường mình mong muốn. Bằng sự nỗ lực và tâm huyết, mình đã thành công trúng tuyển cuộc thi đánh giá năng lực đầu vào của hãng hàng không khi chỉ mới 17 tuổi.

Thái Hải Trân: Cô gái miền Tây bỏ lại cơ hội ở trời Tây để 'cất cánh' ở quê hương ảnh 2

Gia đình luôn là nguồn động lực to lớn tiếp sức mạnh cho Hải Trân.

Mặc dù đam mê phi công, Trân vẫn theo định hướng bác sĩ từ gia đình. Liệu tư tưởng về công việc ổn định và vai trò của phụ nữ có ảnh hưởng đến quyết định của bạn?

Thái Hải Trân: Có một điều không thể phủ nhận là định kiến giới về nghề nghiệp vẫn còn tồn tại đặc biệt đối với nghề phi công. Người thân trong họ hàng cũng khuyên nhủ nên làm những công việc ổn định nhưng mình tập trung vào suy nghĩ của bố mẹ nhiều hơn. Trộm vía trong gia đình không có tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng bố mẹ cũng phần nào lo lắng cho con gái phải đối diện với những rủi ro của nghề phi công.

Trong khoảng thời gian COVID - 19 diễn ra, mình ở nhà trong vòng một năm vì đóng cửa biên giới. Bố của Trân cũng sốt ruột khi mà bạn bè đồng trang lứa đã đi học đại học hết. Sau một khoảng thời gian cảm thấy không ổn nên mình đã đăng ký thêm bằng quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc dân để tận dụng tối đa quỹ thời gian của mình.

Thái Hải Trân: Cô gái miền Tây bỏ lại cơ hội ở trời Tây để 'cất cánh' ở quê hương ảnh 3

Hải Trân là nữ sinh Việt Nam duy nhất theo học chương trình cử nhân phi công của RMIT Úc.

Mây đen không ngăn được “đôi cánh” quyết chí

Sau 10 năm theo đuổi và 2 năm chờ đợi, cảm xúc lần đầu cầm lái trong cabin của Trân ra sao?

Thái Hải Trân: Lần đầu tiên cầm lái mình cảm thấy rất hào hứng và phấn khởi nhưng vẫn xen lẫn ở trong đó một chút lo lắng liệu chuyến bay đầu tiên có thuận lợi hay không? Khi máy bay dần lên cao mình cảm nhận được từng luồng chuyển động của gió.

Mình cũng chia sẻ trải nghiệm đáng nhớ này với ba mẹ “Nếu một người không thích cảm giác bay thì không thể biết được họ sẽ thích điều gì khác”. Những chuyến bay sau dù không còn cảm giác mới mẻ ban đầu nhưng Trân vẫn luôn cố gắng để tận hưởng và tích lũy kinh nghiệm sau mỗi lần cất cánh.

Trong chương trình cử nhân hàng không tại Úc, năm đầu tiên Trân học lý thuyết thuộc về các bộ phận mặt đất như ATC, quản lý an toàn bay,... Sang năm 2 thì mình bắt đầu được thực hành bay và tính đến thời điểm hiện tại Trân đã có 02 năm kinh nghiệm cầm lái máy bay.

Thái Hải Trân: Cô gái miền Tây bỏ lại cơ hội ở trời Tây để 'cất cánh' ở quê hương ảnh 4
Mỗi lần được “tự do sải cánh” trên bầu trời, ngọn lửa đam mê trong Hải Trân ngày một được “đốt cháy” mạnh mẽ.

Khi theo đuổi giấc mơ phi công, đâu là những khoảnh khắc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực nhất ?

Thái Hải Trân: Bên cạnh những trải nghiệm mà nghề phi công mang lại thì bản thân mình nói riêng cũng như các bạn nữ đồng nghiệp nói chung khi bước vào nghề đều sẽ phải cân nhắc những rào cản về mặt giới tính.

Xã hội thường quan niệm nghề phi công có tỷ lệ nam chiếm đa số hơn nữ giới và các nữ phi công. Sự khác biệt về mặt sinh học giữa hai giới đôi khi cũng là yếu tố tác động đến nữ giới khi họ thực hiện kế hoạch kế hoạch thai sản.

Trong niên khóa của Trân thì mình là nữ sinh duy nhất đến từ Việt Nam. Dù vẫn có những trường hợp phân biệt nhưng mình không bao giờ cảm thấy yếu thế so với những bạn khác.

Một môi trường đa văn hoá như Úc sẽ không thể tránh khỏi định kiến về phụ nữ nhưng những yếu tố đó chưa bao giờ mình để nó tác động tiêu cực đến bản thân. Với sự cố gắng và nỗ lực chứng minh khả năng, mình là sinh viên đầu tiên hoàn thành khóa học và đứng trong danh sách sinh viên tốt nghiệp sớm năm 2023.

Thái Hải Trân: Cô gái miền Tây bỏ lại cơ hội ở trời Tây để 'cất cánh' ở quê hương ảnh 5

Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Hải Trân đã giúp cô gái ghi danh ở các bảng thành tích lớn nhỏ.

Khi theo đuổi lĩnh vực này, chi phí sẽ cao và tốn nhiều hơn so với việc đi theo con đường trở thành bác sĩ. May mắn mình nhận được sự ủng hộ hết mình từ gia đình “Con muốn học thì bao nhiêu bố mẹ cũng lo hết”. Nhận thức được áp lực về mặt tài chính nên ngay từ những đầu mình đã đốc thúc bản thân để tập trung học tập và tự lập kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Đương nhiên vẫn sẽ có những áp lực và mệt mỏi nhưng hầu hết đến từ việc thời tiết không ủng hộ dẫn đến việc mình không có nhiều thời gian để huấn luyện thực tế. Dù bất lực và mệt mỏi nhưng mình vẫn đành chấp nhận vì những yếu tố ngoại cảnh không cho phép.

Những chia sẻ và hình ảnh của Hải Trân trên mạng xã hội được biết tới với năng lượng tích cực & truyền cảm hứng rất nhiều, nhưng ít ai thấy được để có được phiên bản như bây giờ thì chị đã phải trải qua những trở ngại nào ?

Thái Hải Trân: Bản thân mình quan niệm sẽ không chia sẻ quá nhiều những năng lượng tiêu cực trên mạng xã hội vì những điều đó khi chia sẻ với người khác cũng không giải quyết được vấn đề.

Trên con đường theo đuổi mục tiêu, việc đối diện và giải quyết những khó khăn là điều không thể tránh và mình sẽ phải chấp nhận đánh đổi được cái này mất cái kia. Thấu hiểu được điều đó nên trong suốt thời gian vừa qua bản thân mình cũng cố gắng rất nhiều để có thể đạt được kết quả đúng với mong đợi và hiện thực hóa đam mê của bản thân.

Trân rất vui khi mà những nỗ lực của bản thân được phần nào truyền cảm hứng đến những bạn trẻ kiên trì theo đuổi ước mơ. Trên chặng đường cần “nạp nhiên liệu” mình cũng lo lắng nhiều khi mà không có “cơ trưởng” định hướng nên đôi lúc vô định trên hành trình tìm đúng hướng đi của “đường băng”.

Thái Hải Trân: Cô gái miền Tây bỏ lại cơ hội ở trời Tây để 'cất cánh' ở quê hương ảnh 6

Cô gái bé nhỏ nhưng bản lĩnh phi thường lan tỏa thông điệp truyền cảm hứng về nữ giới làm chủ bầu trời.

Viết tiếp giấc mơ chinh phục bầu trời

Điều mà chị tự hào nhất trong suốt quãng thời gian qua ?

Thái Hải Trân: Thời gian vừa rồi mình đã hoàn thành bằng lái máy bay tư nhân. Thông thường học viên khi tham gia sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm để hoàn thành nhưng may mắn thời tiết ủng hộ nên mình đã nhanh chóng hoàn thành trong vòng 1 tháng 2 tuần. Đây cũng chính là một niềm vui nho nhỏ tiếp thêm động lực cho bản thân mình trên hành trình “chinh phục bầu trời” .

Tại thời điểm hoàn thành chương trình cử nhân phi công ở Úc, Trân đã nhận được lời mời trở thành người huấn luyện bay cho những học viên mới của trường. Đứng trước một cơ hội lớn mình đã phải đắn đo để đưa ra được quyết định cuối cùng. Suy nghĩ cho cùng khi mà bố mẹ ở nhà có vấn đề gì không ai chăm lo nên mình đã quyết định trở về Việt Nam để gần gia đình hơn.

Khi “cân đo đong đếm” về cuộc sống giữa Việt Nam và Úc thì sẽ có những điểm thuận lợi và khuyết điểm nhưng mình nhận ra dù ở bất cứ đâu mà không có bố mẹ thì nơi đó cũng không được gọi là nhà.

Hành trình phía trước của Trân sẽ là một chặng đường rất dài với nhiều thử thách cần phải trải qua. Khi hoàn thành bằng phi công thương mại ở Úc thì mình sẽ tiếp tục dành thời gian huấn luyện ở từng loại máy bay khác nhau. Trong mục tiêu gần, Trân có mong muốn làm việc cho hãng hàng không tại Việt Nam và mục tiêu xa hơn sẽ trở thành nữ phi công của một hãng bay 5 sao.

“Giấc mơ thì đẹp nhưng đi chính bằng đôi chân của mình thì nó mới trở thành hiện thực”.

Thái Hải Trân

(Ảnh: NVCC)

MỚI - NÓNG
Rực rỡ đêm khai mạc Chợ hoa Xuân ‘Trên bến dưới thuyền 2025’
Rực rỡ đêm khai mạc Chợ hoa Xuân ‘Trên bến dưới thuyền 2025’
SVVN - Tối 24/1, Chợ hoa Xuân ‘Trên bến dưới thuyền’  Tết Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc tại bến Bình Đông (Q. 8, TP. HCM). Sự kiện diễn ra trong không khí sôi động, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng các hoạt động văn hóa ý nghĩa, tái hiện sinh động không gian chợ nổi miền Tây ngay giữa lòng thành phố sôi động.

Có thể bạn quan tâm

Khơi nguồn đam mê nhiếp ảnh từ những bước tạo dáng đầu tiên

Khơi nguồn đam mê nhiếp ảnh từ những bước tạo dáng đầu tiên

SVVN - Duy Công (sinh năm 2004) chàng sinh viên năm 3 chuyên ngành Thiết kế Đồ họa tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã khiến nhiều người ấn tượng với hành trình theo đuổi đam mê nhiếp ảnh và làm mẫu ảnh. Với tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp và sự sáng tạo, Công không chỉ tìm ra con đường của chính mình mà còn truyền cảm hứng cho những người trẻ đang tìm kiếm đam mê.
Nam sinh viên quê Phú Thọ cùng hành trình không ngừng cống hiến và phát triển bản thân

Nam sinh viên quê Phú Thọ cùng hành trình không ngừng cống hiến và phát triển bản thân

SVVN - Đỗ Anh Tuấn (sinh năm 2004) đến từ Hạ Hoà, Phú Thọ, hiện đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Khoa học dữ liệu trong Kinh tế & Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhìn lại hành trình hơn 2 năm học vừa rồi, Tuấn luôn tự hào vì bản thân đã không ngừng cố gắng, phấn đấu vì sự phát triển toàn diện của bản thân.
Hành trình cống hiến và phát triển bản thân của nữ sinh Học viện Ngoại giao

Hành trình cống hiến và phát triển bản thân của nữ sinh Học viện Ngoại giao

SVVN - Lê Yến Linh đang là sinh viên năm 3 Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao. Ngoài việc học tập Yến Linh còn đảm nhiệm vai trò: Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên - Phó Bí thư Chi Đoàn LQT49C1. Theo Linh chia sẻ cô đã trải qua rất nhiều cột mốc đáng nhớ trong chặng đường tuổi trẻ và luôn tự nhắc phải cố gắng hoàn thiện bản thân để lan tỏa những giá trị tích cực. Hiện tại Yến Linh đang là thực tập sinh tại Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao.
Cô nàng sinh viên đến từ vùng núi Tây Bắc và hành trình lan tỏa những giá trị bền vững cho cộng đồng

Cô nàng sinh viên đến từ vùng núi Tây Bắc và hành trình lan tỏa những giá trị bền vững cho cộng đồng

SVVN - Là một người con của vùng núi Tây Bắc hùng vĩ nhưng cũng đầy thiếu thốn, Đặng Thị Thu Ngân - sinh viên năm ba ngành Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, không chỉ đạt thành tích xuất sắc trong học tập, mà còn trở thành một thủ lĩnh tài ba trong công tác xã hội, lan tỏa giá trị bền vững và niềm tin về những điều tốt đẹp.
Chàng sinh viên 5 tốt tài năng với những dự án khởi nghiệp sáng tạo

Chàng sinh viên 5 tốt tài năng với những dự án khởi nghiệp sáng tạo

SVVN - Nguyễn Việt Hoàng, sinh năm 2004 đến từ Hà Tĩnh, hiện là sinh viên năm 3 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng với GPA ấn tượng 3.80/4.0. Việt Hoàng còn là một gương mặt tiêu biểu trong phong trào Đoàn – Hội và khởi nghiệp. Với loạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" tiêu biểu cấp thành phố cùng những dự án sáng tạo như DaNa Green - Khi rác không chỉ để thải, Hoàng khẳng định tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ.
Vượt lên giới hạn ngành học để theo đuổi đam mê sáng tạo của cô nàng 2003

Vượt lên giới hạn ngành học để theo đuổi đam mê sáng tạo của cô nàng 2003

SVVN - Nguyễn Đỗ Trâm Anh (22 tuổi), sở hữu kênh TikTok “trâm anh ngdo” thu hút hơn 154.000 lượt theo dõi, cô gái trẻ không ngừng khẳng định dấu ấn riêng qua những nội dung sáng tạo. Song song với hoạt động trên mạng xã hội, cô hiện đang là sinh viên năm cuối ngành Tiếng Pháp thương mại tại Trường Đại học Ngoại thương.
Nhờ động lực noi gương nữ sinh đạt mục tiêu với trải nghiệm sống đáng nhớ

Nhờ động lực noi gương nữ sinh đạt mục tiêu với trải nghiệm sống đáng nhớ

SVVN - Nguyễn Hoàng Việt Anh là sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi. Nhờ động lực noi gương, nữ sinh đến từ Thạch Thất, Hà Nội đã đạt được một số thành tựu đáng tự hào và mong muốn cống hiến hết mình, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng.
Hương sen trên đất phù sa: Hành trình tỏa sáng của nữ sinh ngành Luật

Hương sen trên đất phù sa: Hành trình tỏa sáng của nữ sinh ngành Luật

SVVN - Hành trình của Trần Như Quỳnh, sinh viên năm cuối ngành Luật Đầu tư và Kinh doanh tại trường Đại học Tài chính Marketing, là bản hòa ca của nghị lực, lòng nhân ái và khát vọng vươn lên. Từ những ngày đầu chông chênh, Quỳnh đã biến khó khăn thành động lực, vượt qua giông bão để tỏa sáng rực rỡ. Câu chuyện của cô không chỉ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ mà còn khẳng định sức mạnh của sự nỗ lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống.