'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sở hữu kênh YouTube với gần 4 triệu subscribers, cán mốc gần 1,5 tỷ lượt xem, Thiên An là một trong những nhà sáng tạo nội dung đạt thành công đáng mong ước. Giữa cuộc 'chạy đua' view, YouTuber này chú trọng hơn những sản phẩm không theo hướng 'giật tít câu view' mà muốn đề cao tính thời sự, những bài học trong sản phẩm của mình.

Thiên An tên thật là Nguyễn Phạm Thanh Nhàn, hiện đang là một YouTuber hát nhạc 'chế', cover, diễn viên chính trong các series phim được phát trên mạng. Cô được các fan gọi bằng nhiều danh xưng như “thánh parody”, “nữ hoàng nhạc chế”, “chị đại học đường”. Sở hữu những video triệu view, cùng một lúc Thiên An xuất sắc lọt vào bảng xếp hạng “Top 10 Nhà sáng tạo nổi bật nhất” và “Top 10 Video nổi bật nhất trên YouTube 2020”. Tại WeChoice Awards 2020, Thiên An lọt vào “Top 6 Hot YouTuber của năm”.

'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view' ảnh 1

Tuy chịu ảnh hưởng chung của dịch bệnh song năm vừa qua, Thiên An và ê kíp vẫn đều đặn cho ra mắt các sản phẩm. Nữ YouTuber được khán giả đón nhận nhiệt tình, đặc biệt là series Cô giáo tôi là trùm cuối - dự án kéo dài từ cuối năm 2020 đến nay. Tuy được ra mắt khá lâu nhưng series này vẫn nhận được nhiều sự theo dõi của khán giả. Bằng chứng là mỗi khi lên sóng, các tập của series này đều nhanh chóng lọt "Top trending YouTube". Đó là động lực giúp Thiên An sáng tạo và thực hiện nhiều dự án mới mẻ hơn trong năm 2022. Điển hình là Madam An - dự án trinh thám đầu tiên được cô đầu tư 'khủng', sẽ ra mắt trong thời gian tới.

'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view' ảnh 2

Hiện tại, các sản phẩm từ YouTube hay TikTok vẫn chưa được đánh giá đúng về chất lượng nghệ thuật. Vì đại đa số khán giả vẫn nghĩ đó chỉ là sản phẩm mạng, Thiên An nghĩ như thế nào về điều đó?

Không chỉ những người làm YouTube hay TikTok, nghệ sĩ gạo cội thời gian qua cũng chuyển hướng làm web drama, sản phẩm mạng rất nhiều. Điều này chứng minh được rằng không phải sản phẩm phát trên mạng là chất lượng kém, mà dường như mọi người đang bị ác cảm với loại hình này. Không nên đánh đồng sản phẩm mạng là không có tính nghệ thuật cao. Mọi người làm phim phát trên mạng, vì đó xu hướng. Nhu cầu giải trí của khán giả thay đổi thì người làm sáng tạo nghệ thuật hay sáng tạo nội dung phải bắt kịp. An không buồn khi bị gọi là làm sản phẩm mạng, vì đúng là nó phát hành trên mạng thật. Nhưng An nghĩ, dù là sản phẩm gì đi chăng nữa, mục đích cuối cùng vẫn là có lợi cho người xem.

'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view' ảnh 3

Mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm được phát hành trên mạng chưa được định hình đúng khi nó mang đến ảnh hưởng nhất định cho người xem. Thiên An có lo lắng về những tác động tiêu cực từ sản phẩm của mình đến khán giả?

An có lo lắng. Thú thật, từ lúc đầu khi mới lập kênh YouTube và bước vào con đường sáng tạo nội dung, An khá ngô nghê, suy nghĩ có phần đơn giản. Nhưng càng về sau, khi nhận thức được tầm ảnh hưởng của mình, An nghĩ bản thân cần có trách nhiệm với cộng đồng những người yêu thích mình. Đặc biệt là khi hình ảnh của An gắn liền với chủ đề học đường. Những sản phẩm của An không theo hướng 'giật tít, câu view' mà đề cao tính thời sự, những bài học.

Thời gian gần đây, có khá nhiều ý kiến trái chiều hướng vào các nhà sáng tạo YouTube, khi cho rằng nội dung tác động không tốt đến đời sống và tư tưởng của giới trẻ, An nghĩ điều đó hoàn toàn chính xác. Khi thần tượng hay yêu thích một ai, bạn sẽ có xu hướng bắt chước họ. Không phải ai cũng phân biệt được đúng - sai và chắt lọc nội dung tiêu cực, đặc biệt là những bạn trẻ hay các em nhỏ. Chính vì thế, đối với những người sáng tạo nội dung, cần hết sức cẩn trọng trước khi cho ra mắt một sản phẩm, hay mang đến thông điệp, hình ảnh nào đó.

'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view' ảnh 4

An nghĩ gì về việc xóa bỏ hay hạn chế các sản phẩm tiêu cực ảnh hưởng đến khán giả nhỏ tuổi?

Dù YouTube hay bất kỳ nền tảng nào cũng có những quy định rất nghiêm ngặt dành cho các nhà sáng tạo nội dung, bên cạnh yếu tố giải trí, An luôn muốn lồng ghép thông điệp tích cực, mang tính giáo dục vào trong từng sản phẩm, hạn chế tối đa những vấn đề nhạy cảm, tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến người xem, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi. 'Bật mí', An từng phải ẩn vài sản phẩm mang yếu tố kinh dị vì nhận thấy không phù hợp với đối tượng người theo dõi mình ở hiện tại. An cho phép bản thân sáng tạo tự do nhưng phải luôn đặt khán giả của mình lên hàng đầu.

Bên dưới các sản phẩm của Thiên An cũng có khá nhiều ý kiến tiêu cực, An đón nhận nó như thế nào?

Chia sẻ thật là lần đầu đọc bình luận tiêu cực, An rất buồn, cả ngày không làm gì được. Thậm chí, An muốn đóng luôn kênh YouTube, không làm nữa. Nhưng còn rất nhiều bạn fan ủng hộ cho An, lẽ nào mình lại bỏ cuộc. Nhiều lần thì mình đã quen với điều đó. An hiểu, không gì là tuyệt đối. Nghệ thuật cũng vậy, có khen, sẽ có chê, có yêu, sẽ có ghét. Bình luận mang tính xây dựng thì mình lắng nghe góp ý, còn những bình luận chỉ nhằm đả kích thì An phớt lờ đi hoặc là xóa luôn.

'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view' ảnh 5

Series Cô giáo tôi là trùm cuối kéo dài từ cuối năm 2020 đến nay vẫn có độ “hot” trên YouTube, Thiên An có lý giải được sự đón nhận bất ngờ này từ khán giả?

So với nhiều bậc tiền bối, An cảm thấy thành tựu của mình vẫn chưa là gì, nên nói về bí quyết thì An không có. Nhưng An có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm mình đã trải qua với cương vị là một người sáng tạo nội dung. An chỉ nghĩ đơn giản mình làm những gì mình thích và cố gắng truyền đạt những điều đó đến với khán giả một cách chân thành theo chiều hướng tích cực nhất thì sẽ được khán giả yêu thương. Cuộc sống của chúng ta đã có nhiều lo toan, mệt mỏi rồi, nên An hạn chế đem điều tiêu cực, buồn phiền vào câu chuyện mà đa phần nhẹ nhàng, vui nhộn tiệp cận bằng những câu nói đời thường, tình huống vui nhộn. Có thể vì điều này mà sản phẩm của An được mọi người theo dõi.

'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view' ảnh 6

Ngoài chủ đề học đường, Thiên An còn có dự định phát triển thêm đề tài nào khác?

Trinh thám cũng là một đề tài hay mà mình từng muốn thực hiện nhưng đòi hỏi rất nhiều chất xám và đầu tư. Nhưng sau khi bàn bạc, An và ê kíp quyết định bắt tay làm một series về chủ đề này mang tên Madam An. Mình xem đây là bài toán buộc phải giải cho bằng được. Vì vậy, ngay từ khâu kịch bản, đã tốn của An rất nhiều thời gian, vì phải đảm bảo không quá nhạt, mất cái chất của chủ đề trinh thám nhưng cũng phải hạn chế không nhắc nhiều về chuyện ám sát hay chứa đựng quá nhiều hình ảnh ghê rợn. Chi phí cho dự án này tầm 1,5 tỷ đến 3 tỷ đồng. Nhưng theo An nghĩ, con số không nói lên tất cả. An chỉ biết cố gắng làm hết khả năng để dành tặng cho khán giả của mình những điều mà bản thân có thể làm tốt nhất.

'Thánh parody' Thiên An: 'Những sản phẩm của mình không theo hướng câu view' ảnh 7

Gần đây, Thiên An cũng vừa phát hành ca khúc Xem như tôi từng cưới được cô ấy. An không sợ bị nói 'hát nhạc Hoa lời Việt'?

Đó là một sự tình cờ khi lướt TikTok, An đã nghe thấy phiên bản tiếng Trung của bài hát. Điều đầu tiên, An bị ám ảnh bởi giai điệu buồn của nó. Tiếp đến là phần lời quá ý nghĩa. Cả đêm, bài hát cứ lẩn quẩn trong đầu mình nên An quyết định viết cho nó một phiên bản lời Việt. An không sợ so sánh, vì từ đầu An viết không thực hiện ca khúc này với mục đích thương mại mà vì mình thích. Chứ quay MV này cũng ngốn gần cả trăm triệu đồng từ tiền túi của An, không hề lồng ghép nhãn hàng hay doanh thu lợi nhuận gì. Tuy làm sáng tạo nội dung nhưng không phải lúc nào mình cũng bắt trend nhanh như mọi người. Sau khi viết xong lời Việt và thu âm, mình mới biết nó hot trên mạng đến vậy.

Cảm ơn Thiên An!

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.