Thí sinh không được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi Đánh giá năng lực đợt 1

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Điểm đặc biệt được sửa đổi năm nay tại Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 do ĐHQG TP. HCM tổ chức, diễn ra vào ngày 30/3, là thí sinh không được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi như mọi năm.

Lý giải về thay đổi này, TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP. HCM cho biết, trước đây, năm 2025 là năm đầu tiên học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 tốt nghiệp THPT. Bên cạnh các môn bắt buộc, chương trình học mới này được tổ chức theo hướng cho học sinh lựa chọn cho một số môn học phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp.

Thực tế, phương án chọn tổ hợp môn học của học sinh THPT là rất đa dạng. Do đó, để đánh giá đúng năng lực của thí sinh, ĐHQG TP. HCM phải điều chỉnh cấu trúc bài thi cho phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, đề thi năm nay vẫn gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 150 phút. Đề thi vẫn gồm 3 phần, trong đó ĐHQG TP. HCM vẫn giữ cấu trúc phần Sử dụng ngôn ngữ (60 câu) và Toán học (30 câu), số lượng câu hỏi được điều chỉnh tăng hơn để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.

Thí sinh không được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi Đánh giá năng lực đợt 1 ảnh 1

Thí sinh dự thi Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức năm 2024 được mang Atlat Địa lí vào phòng thi.

Còn phần ba trước đây là Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn nhưng năm nay được cấu trúc lại thành phần Tư duy khoa học với 30 câu. Việc này nhằm đánh giá năng lực thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế.

Phần ba này sẽ gồm 12 câu về logic và phân tích số liệu, 8 câu về suy luận khoa học. Nội dung câu hỏi được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm. Thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật.

Do đó, theo TS Nguyễn Quốc Chính, đề thi sẽ không còn nội dung cụ thể của môn Địa lí như mọi năm và cũng sẽ không có câu hỏi nào phải cần đến Atlat Địa lí nên thí sinh không phải mang theo.

MỚI - NÓNG
Lan tỏa giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Lan tỏa giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
SVVN - Nhóm bốn sinh viên năm cuối, ngành Quản trị Truyền thông đa phương tiện (trường ĐH FPT TP. HCM) gồm: Trảo Nhật Hằng, Lưu Vương Khánh Hà, Lương Nhật Thi và Cao Hoàng Anh đã thực hiện dự án 'Tọa độ cồng chiêng' nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đến cộng đồng.
Vạn vật đều có vết nứt, đó là nơi ánh sáng chiếu vào
Vạn vật đều có vết nứt, đó là nơi ánh sáng chiếu vào
SVVN - Trịnh Việt Anh ( sinh năm 2003 ) đang là sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ cậu bé nhút nhát, tự ti về ngoại hình, Việt Anh đã nỗ lực vươn lên, khẳng định bản thân trên con đường trở thành người mẫu, diễn viên và nhà kinh doanh đầy tiềm năng, theo đuổi đam mê giữa những lựa chọn tưởng chừng như đối lập.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

 Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

Thi diễn kịch văn học Hàn Quốc 2025 với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 trường Đại học

SVVN - Ngày mai, 22/03, “Cuộc thi sân khấu hóa văn học Hàn Quốc 2025” do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp tham gia của các khoa tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học đến từ các trường Đại học trong khu vực Hà Nội sẽ được diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ về chiến lược phát huy hiệu quả của truyền thông trong tuyển sinh tại trường USTH

SVVN - Mới đây, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng ban Sinh Viên – Hoa Học Trò, báo Tiền Phong đã có buổi chia sẻ với nhân sự đang làm truyền thông và tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) về chủ đề Chiến lược làm việc hiệu quả với báo chí trong truyền thông và tuyển sinh.
Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.