Vì sao nhiều trường đại học không giảm học phí khi sinh viên học online?

0:00 / 0:00
0:00
Vì sao nhiều trường đại học không giảm học phí khi sinh viên học online?
SVVN - Học online, sinh viên không sử dụng cơ sở vật chất, điện nước cũng như trang thiết bị học tập. Như vậy trường đã tiết kiệm một khoản chi phí so với khi tổ chức lớp học trực tiếp, vì sao khoản này không giảm cho sinh viên?

Không giảm học phí

Bắt đầu từ giữa tháng 5/2021, nhiều trường đại học thông báo tạm ngưng các hoạt động dạy học lý thuyết, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa và chuyển sang dạy học trực tuyến. Học phí không thay đổi so với học phí sinh viên đã đóng (học trực tiếp tại trường).

Nhiều sinh viên cho rằng, khi học trực tuyến, sinh viên hoàn toàn không sử dụng cơ sở vật chất, điện nước cũng như trang thiết bị học tập. Như vậy trường đã tiết kiệm một khoản chi phí so với khi tổ chức lớp học trực tiếp, vì sao khoản này không giảm cho sinh viên?

Lê Minh Thính (năm thứ ba, trường ĐH Văn Lang) cho biết, để học online sinh viên phải dùng 4G hoặc Wi-Fi. Do đó, sinh viên phải tốn thêm một khoản phí. Trong khi đó sinh viên không sử dụng cơ sở vật chất của trường, không xài máy lạnh của trường... nhưng trường không giảm học phí là điều vô lý.

Trả lời về vấn đề này, mỗi trường đại học đưa ra một lý do khác nhau. Theo đại diện trường ĐH Tài chính Marketing, bây giờ cuối học kỳ sinh viên học rất ít nên trường chưa tính tới phương án giảm học phí cho sinh viên.

Tương tự, TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM cũng nói rằng, phần lớn thời gian học kỳ sinh viên đã học trực tiếp, chỉ có vài tuần học trực tuyến nên không giảm học phí. Nếu dịch kéo dài, học kỳ Hè vẫn phải dạy trực tuyến, khi đó trường sẽ xem xét giảm học phí.

Còn đại diện trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM cũng nêu lý do, do học kỳ 2 đã gần kết thúc nên trường không có kế hoạch giảm học phí. Nếu học kỳ Hè vẫn phải học trực tuyến, hội đồng trường sẽ xem xét giảm học phí cho sinh viên khó khăn theo nhiều mức khác nhau từ 5 - 100%.

Một lãnh đạo trường ĐH Công nghệ TP. HCM cho biết, năm nay trường tổ chức dạy trực tuyến để thêm một hình thức lựa chọn cho sinh viên. Những bạn không đủ điều kiện, ở quê có thể xin bảo lưu, trường chuyển các môn học này vào kỳ sau.

Vì sao nhiều trường đại học không giảm học phí khi sinh viên học online? ảnh 1

Vì sao nhiều trường đại học không giảm học phí khi sinh viên học online?

Dạy trực tuyến nhưng giảng viên vẫn phải lên lớp, sử dụng cơ sở vật chất. Hơn nữa trường cũng phải đầu tư hạ tầng mạng, đường truyền để đảm bảo dạy học đạt kết quả. Do đó, trường không giảm học phí.

Trong khi đó, TS Hoàng Hữu Dũng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết, do năm nay trường đã chủ động, xây dựng được bài giảng các môn học hoàn chỉnh, không bị động như năm 2020. Chi phí thực hiện một video bài giảng rất tốn kém, có khi lên đến cả trăm triệu đồng từ việc soạn bài giảng, tổ trường quay, nhân sự thực hiện, dựng phim…

Học online để chống dịch

Trước đó, như chúng tôi đã thông tin, nhiều trường đại học đã cho sinh viên học online để phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể, TS Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TP. HCM cho biết, trường đã chuyển đổi hình thức học online cho tất cả sinh viên toàn trường từ ngày 9/5.

Theo ông Hải, có một sinh viên khoa Cơ khí của trường thuộc diện F1 nên đã thông báo khẩn yêu cầu toàn bộ sinh viên của 5 lớp với 250 sinh viên và 5 giảng viên phải thực hiện cách ly theo hướng dẫn của y tế quận.

Trung tâm Y tế quận Gò Vấp cũng đã đến trường thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên khoảng 200 sinh viên, tất cả đều âm tính. Nhà trường sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.

Tương tự, nhiều trường đại học tại TP. HCM đã ra thông báo khẩn cho sinh viên nghỉ học, hoãn thi tập trung và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

PGS. TS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược TP. HCM, đã có thông báo khẩn ngưng hoạt động dạy học để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, trường tạm ngưng toàn bộ hoạt động dạy học trực tiếp tại trường từ ngày 10/5 tới cho đến khi có thông báo mới. Các đơn vị sắp xếp kế hoạch học tập trực tuyến cụ thể và thông báo đến sinh viên, học viên.

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM đã có thông báo cho sinh viên nghỉ học, hoãn thi tập trung và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo thông báo do PGS. TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng trường đại học này ký, toàn bộ sinh viên đại học, học viên sau đại học và học sinh THPT thuộc trường đại học này sẽ nghỉ học, hoãn thi tập trung tại trường từ ngày 10/5 cho đến khi có thông báo mới của trường. Riêng các môn kiến tập, thực tập ngoài nhà trường giao cho trưởng khoa đào tạo căn cứ tiến độ đào tạo của trường quyết định cho sinh viên tiếp tục hoặc nghỉ phù hợp với tình hình thực tế nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng dịch COVID-19 cho người học và người dạy.

Một số trường đại học khác tại TP. HCM cũng đã có chủ trương dừng học tập trung tại trường để phòng dịch COVID-19 bắt đầu tư tuần sau như trường ĐH Sư phạm TP. HCM, trường ĐH Quốc tế Sài Gòn…

Trước đó, một số trường đại học tại TP. HCM đã quyết định cho sinh viên nghỉ học tập trung tại trường và chuyển sang hình thức học trực tuyến như trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Văn Hiến…

Trường ĐH Luật TP. HCM hỗ trợ mỗi sinh viên 200.000 đồng để học trực tuyến. Hiện nay, trường ĐH Luật TP. HCM có khoảng 12.000 sinh viên các hệ đào tạo. Như vậy, tổng số tiền nhà trường hỗ trợ sinh viên đợt này 2,4 tỷ đồng. Người học sẽ được nhận kinh phí hỗ trợ trực tiếp thông qua lớp trưởng sau khi đi học tập trung lại tại trường.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.